Nhóm giải pháp về kinh tế chính trị xã hội:

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay (Trang 72)

- Thứ b a: Việc giáo dục giáo dục ý thức pháp luật cho học sinhTHPT

3.2.1. Nhóm giải pháp về kinh tế chính trị xã hội:

* Về mặt kinh tế:

Theo quy luật chung, ý thức pháp luật do tồn tại xã hội quyết định, do đó để nâng cao ý thức pháp luật của người dân nói chung và học sinh THPT nói riêng thì điều trước tiên là: đẩy mạnh phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; nhằm phát huy mọi tiềm lực, phát huy khả năng sáng tạo của con người để phát triển kinh tế, nhằm tạo ra những điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở đó nâng cao ý thức pháp luật cho người dân và cả học sinh THPT. Tiếp tục vận hành nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hưỡng xã hội chủ nghĩa, thành phần kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Vì vậy, nhà nước phải sử dụng pháp luật như một công cụ quản lí vĩ mô nền kinh tế xã hội, tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho nền kinh tế phát triển và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Qua đó cũng tạo ra những tiền đề vật chất khách quan cho việc hình thành và nâng cao ý thức pháp luật cho toàn thể xã hội. Nhà

nước sử dụng pháp luật để kích thích và phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế, đồng thời cũng đảm bảo thực hiện sự bình đẳng của các thành phần kinh tế, tôn trọng và đảm bảo quyền tự do sản xuất kinh doanh hay các quyền lợi khác về kinh tế của các cá nhân và các doanh nghiệp. Việc phát triển kinh tế là tiền đề cho việc nâng cao ý thức pháp luật cho người dân trong đó có các em THPT, đời sống pháp luật phát triển chỉ được tồn tại trên sự phát triển về kinh tế. Và ý thức pháp luật lại tạo ra môi trường pháp lý,“ hành lang pháp lý” thông thoáng thuận lợi cho kinh tế phát triển. Cứ như thế, biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, giữa sự phát triển kinh tế và ý thức pháp luật luôn luôn cùng đòng hành, đòi hỏi chúng ta muốn nâng cao ý thức pháp luật thì trước hết cần có giảI pháp về kinh tế.

Tỉnh Phú Thọ là một tỉnh miền núi cho nên với điều kiện địa lý tự nhiên như vậy (đã đề cập ở chương 2). Đời sống còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế mặc dù đã có những biến đổi nhưng đây vẫn là một tỉnh nghèo, công nghiệp phát triển ở mức trung bình, rất nhiều lao động thừa, còn nhiều hộ gia đình đói nghèo, trình độ học vấn thấp…Như vậy để phát triển kinh tế thì ngoài những giải pháp chung như đã nói ở trên thì cần phải có những giải pháp cụ thể khác như triệt để khai thác nội lực và tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư bên ngoài. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, đầu tư phát triển nhanh những ngành công nghiệp có ưu thế như công nghiệp chế biến lâm sản, nông sản, thuỷ sản, sản xuất xi măng, sản xuất giấy, khai thác, chế biến khoáng sản. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Chuyển dịch nhanh cơ cấu cây trồng, vườn nuôi, kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp. Kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ. Chú trọng việc áp dụng những công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, tăng cường việc sử dụng những giống cây trồng mới, năng xuất hiệu quả hơn, những giống vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, đẩy mạnh và coi trọng công tác hướng dẫn giáo dục nâng cao trình độ cách trồng trọt chăn nuôi cho hiệu quả, phòng tránh những thiệt hại như sâu bệnh cho bà con nông dân. Cần phát triển mạnh các

làng nghề nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Khuyến khích bà con ngoài việc sản xuất nông nghiệp cần phải đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, tăng ra sản xuất. Bên cạnh đó làm sao sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tạo ra công ăn việc làm nhiều hơn nữa cho người dân. Khai thác có hiệu quả hơn nữa các nghành công nghiệp, các khu công nghiệp, các mỏ khoáng sản, tìm cách thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Đẩy mạnh việc khai thác và phát triển các tiềm năng du lịch như vùng ngã ba sông, khu du lịch Đền Hùng, Khu sinh thái Xuân Sơn, Đầm Ao Châu, suối nước nóng Thanh Thuỷ…, các dịch vụ vận tải đường sắt, đường thuỷ, các mặt hàng xuất khẩu….Cần chú trọng đến công tác xoá đói giảm nghèo, tránh tình trạng lãng phí của cảI của nhà nước và nhân dân. Đó là những giải pháp về kinh tế để nâng cao đời sống của nhân dân, kinh tế ổn định, xã hội có kỉ cương sẽ là tiền đề nâng cao ý thức pháp luật cho người dân nói chung và trong đó có học sinh THPT tỉnh Phú Thọ.

* Về mặt chính trị:

Một vấn đề đặt ra cho việc đổi mới chính tri chính là vấn đề dân chủ, Làm sao đảm bảo được quyền dân chủ cho nhân dân, dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá , xã hội. Muốn vậy cần có cơ chế giảm bớt những thủ tục hành chính rườm rà. Nâng cao hiệu quả quản lí của nhà nước và hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, giáo dục pháp luật cho nhân dân, công tác thanh tra kiểm tra để phát hiện kịp thời và xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo xử lí theo nguyên tắc; đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tích cực giải quyết tốt vấn đề đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân theo đúng thẩm quyền, nội dung và thời gian theo quy định của pháp luật. Các cấp, các ngành phải kiên quyết đấu tranh với tệ quan liêu, mệnh lệnh, hình thức, tham ô, tham những, gây phiền hà sách nhiễu cho dân của một bộ phận cán bộ công chức nhà nước. Đảm bảo sự trong sạch của bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ công chức. Không ngừng hoàn thiện hệ thống luật pháp. Thể chế hoá bằng pháp luật và xây dựng

cơ chế thực hiện tốt phương châm “ Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra” và những chủ trương, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, kiên quyết đấu tranh loại trừ bệnh dân chủ hình thức. Các cấp các ngành quan tâm hơn nữa công tác tổ chức tiếp dân, xét và giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại tố cáo, việc đền bù, giải phóng mặt bằng, kiên quyết xử lí những hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để tham nhũng, hạch sách…vi phạm quyền dân chủ của công dân. Quan tâm hơn nữa đến sự đoàn kết toàn dân, đoàn kết các dân tộc, đặc biệt quan tâm hơn nữa và có những chính sách phù hợp đến đồng bào dân tộc ít người, miền núi, vùng sâu, vùng xa như Thanh Sơn, Yên Lập, Thanh Thuỷ, Hạ Hoà…Phát huy vai tò của các đoàn thể trong công tác giáo dục, chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước, làm cho mọi người hiểu việc sử dụng và chấp hành pháp luật , các quyền và nghĩa vụ về chính trị chính là đem lại quyền làm chủ của mình. Nâng cao dân trí, trình độ hiểu biết pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích chính đang của mình.

* Về mặt xã hội:

Để nâng cao ý thức pháp luật cho người dân nói chung, học sinh THPT nói riêng cần phải có những giải pháp tổng thể trên các phương diện xã hội. Điều này đặt ra yêu cầu muốn nâng cao ý thức pháp luật cho người dân thì buộc phải cải biến cả những vấn đề còn tồn tại trong xã hội. Trong đường lối đổi mới, đều đề cập đến việc tăng trưởng kinh tế phảI đI liền với các chính sách công bằng xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội. Vấn đề đặt ra là muốn làm được như vậy thì nhà nước và cụ thể tỉnh Phú Thọ phải tìm mọi cách tạo ra việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp, tích cực xoá đói giảm nghèo …Tỉnh cần có cơ chế kiểm tra giám sát để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tăng cường hợp tác và xuất khẩu lao động với nước ngoài. Tìm mọi cách nhằm giảm bớt sự chênh lệch phi lý về thu nhập giữa các vùng, các tầng lớp dân cư, các ngành nghề, khắc phục sự tụt hậu của nông thôn, miền núi…Tỉnh cũng phải chú ý đến việc phát triển giáo dục, nâng cao trình độ dân trí hiểu biết cho cho người dân, để ai cũng có điều kiện được học hành; chú ý

phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân để dân có sức khoẻ và ai cũng có điều kiện khám chữa bệnh; mở rộng các hình thức tư vấn pháp lý miễn phí cho người nghèo; thực hiện đầy đủ các chính sách đối với các gia đình liệt sĩ, thương bệnh binh, người có công với đất nước, người cao tuổi, người về hưu…qua đó để tạo lòng tin của nhân dân với sự công bằng nhân đạo của pháp luật. Bên cạnh đó tỉnh cũng cần có cơ chế và chính sách cụ thể để khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp; đảm bảo các quyền của công dân về văn hoá, quyền lao động, quyền học tập, quyền thông tin.. mở rộng các khu vui chơi, giải trí, thể thao, văn hoá…

Không ngừng hoàn thiện hệ thống luật pháp, khắc phục tình trạng chồng tréo, chưa phù hợp hay chưa nghiêm minh của pháp luật. Tiếp đó là phải xây dựng môi trường pháp luật lành mạnh ở nhà trường, gia đình và xã hội. Cần xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật. Giải quyết triệt để tệ nạn tham ô, tham nhũng, nhận hối lộ và các tệ nạn khác như ma tuý, mại dâm, cờ bạc, tệ nạn cạy quyền. Có biện pháp tích cực ngăn ngừa những tác động xấu đến đời sống tinh thần của nhân dân như : các tệ nạn xã hội, văn hoá phẩm đồi truỵ, lối sống sa đoạ, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng. Mở rộng cuộc vận động toàn xã hội tham gia xoá đói, giảm nghèo, hỗ trợ cho vay vốn, đào tạo nghề…Đặc biệt tích cực đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội.

3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho học sinh THPT tỉnh Phú Thọ :

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)