Tiêu chí cơ bản đánh giá ý thức pháp luật của học sinh THPT hiện nay:

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay (Trang 33)

hiện nay:

Từ khái niệm ý thức pháp luật như đã được trình bày ở phần lí luận chung chúng ta có thể tóm gọn lại ý thức pháp luật có nội dung chủ yếu sau: 1. Sự hiểu biết về pháp luật; 2. Thái độ đối với pháp luật; 3. Khả năng thực hiện, áp dụng pháp luật.

Học sinh THPT có độ tuổi từ 15 đến 18, đang học trong các trường THPT và được trang bị những tri thức cơ bản phổ thông cần thiết cho cuộc sống sau này khi trưởng thành của các em, khi các em bước vào cuộc sống tự lập. Thời gian này, các em vẫn đang sống phụ thuộc vào gia đình, tâm lí chưa hoàn thiện. Con đường hình thành tri thức cho các em được thông qua sự giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội và thông qua chính sự chủ động tiếp nhận tri thức của các em. Trong hệ thống tri thức mà các em cần tiếp nhận tất yếu có tri thức pháp luật vì như ở phần vai trò của ý thức pháp luật và vai trò của việc giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh THPT đó là để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình hiện nay và góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách của các em sau này.

Trên cơ sở nội dung khái niệm pháp luật và căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi học sinh, có thể đưa ra những tiêu chí sau để đánh giá ý thức pháp luật của học sinh THPT :

Biểu hiện đầu tiên trong ý thức pháp luật của học sinh THPT là sự nhận thức, hiểu biết về nội dung pháp luât hiện hành. Nó thể hiện khả năng nhận biết, nắm bắt vai trò, ý nghĩa của pháp luật với cuộc sống bản thân mình và xã hội, khả năng nhận biết, nắm bắt những nội dung quy định của pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của bản thân hoặc có thể hiểu là những tri thức, kiến thức, thông tin về pháp luật cụ thể mà người dân phải biết…Sự hiểu biết này của các em đến đâu thông qua sự giáo dục trong nhà trường, qua thông tin đại chúng, sự tuyên truyền, thực hiện pháp luật của những người xung quanh, bên cạnh đó còn thông qua sự chủ động nhận thức của từng học sinh. Mỗi học sinh sự hiểu biết về nội dung pháp luật là khác nhau. Sự hiểu biết này rất quan trọng, nó sẽ là cơ sở, tiền đề ban đầu để các em thấy được vai trò của pháp luật, sau đó là hình thành thái độ đúng đắn của bản thân với pháp luât theo mong muốn của xã hội, và đây cũng là cơ sở để các em biết và thực hiện theo những quy định của pháp luật. Bởi vì “chúng( các quy phạm pháp luật) tác động lên ý thức và ý chí của con người, hướng dẫn con người xử xự đúng đắn”[22, tr. 272]. Trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước, với chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền, không thể phát huy được nhân tố con người nếu như bản thân con người không có được những lượng tri thức cần thiết, kể cả về pháp luật, là một trong những biểu hiện của văn hoá pháp luật. Không thể có một xã hội dựa trên pháp luật nếu trong đó mỗi công dân không được trang bị đầy đủ những kiến thức pháp luật cấn thiết để suy nghĩ và hành động theo pháp luật. Để biến việc thực hiện pháp luật thành một thói quen, một kĩ năng thì việc đầu tiên là phải nhận thức hiểu biết về pháp luật. Sự hiểu biết về nội dung của pháp luật là tiêu chí đầu tiên để đánh giá ý thức pháp luật của học sinh THPT.

Biểu hiện thứ hai là thái độ đối với pháp luật của các em. Thái độ đối với pháp luật ở đây là thái độ tôn trọng hay coi thường pháp luật, tin tưởng hay

không tin tưởngvào pháp luật. Có thể nói đó là tình cảm của các em đối với pháp luật như đề cao, chân trọng, ác cảm...đối với pháp luật. Thái độ này được hình thành dựa trên nền tảng những hiểu biết về pháp luật và bị chi phối bởi thái độ đối với pháp luật của những người xung quanh và sự tự ý thức của các em. Và đây cũng là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện pháp luật. Nếu các em có thái độ tôn trọng pháp luật thì từ đó các em sẽ có ý thức thực hiện pháp luật tốt. Còn nếu không có thái độ tốt, các em sẽ coi thường pháp luật và dẫn tới thực hiện những hành vi trái pháp luật. Nhưng bên cạnh đó sự hiểu biết về pháp luật không phải lúc nào cũng là thước đo đánh giá thái độ đúng hay coi thường pháp luật và ngược lại, có những lúc thái độ đối với pháp luật chưa hẳn đã đánh giá đúng sự hiểu biết về pháp luật.

Biểu hiện thứ ba đó là việc thực hiện pháp luật. Việc thực hiện hay chấp hành pháp luật tức là biến những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các em học sinh THPT. Tức là trên nền tảng tri thức pháp luật mà các em đã nắm được, các em thấy được vai trò to lớn của pháp luật và việc chấp hành những quy định đó với cuộc sống và chính bản thân mình và từ đó khi tham gia các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày các em đẫ tuân thủ theo những quy định mà pháp luật đề ra. Từ việc thực hiện áp dụng pháp luật sẽ biến thành những hành vi đúng đắn theo chuẩn mực mà xa hội đã đề ra, sau đó nó sẽ tạo thành thói quen chấp hành, tuân thủ pháp luật cho các em, nó cũng sẽ góp phần làm tăng nhu cầu hiểu biết hơn nữa về những quy định của pháp luật và tăng thái độ tôn trọng đối với pháp luật. Biểu hiện áp dụng, thực hiện theo quy định của các em là vô cùng quan trọng bởi vì mục đích cuối cùng của việc nắm bắt các tri thức pháp luật là để các em tuân thủ theo những quy định của pháp luật và qua đây cũng sẽ đánh giá được phần lớn trình độ nhận thức pháp luật hay ý thức pháp luật của các em. Nhưng việc áp dụng hay thực hiện pháp luật như thế nào là phụ thuộc nhiều vào trình độ nhận thức và thái độ pháp luật của các em. Bởi vì khi có sự nhận thức đầy đủ, thái độ tôn trọng pháp luật sẽ được củng cố và điều đó sẽ là tiền đề cho các hành vi thực hiện pháp luật của các em. Nhiều em

thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật chỉ vì không nắm được các quy định của pháp luật hay hiểu một cách rất đơn giản. Ví dụ trường hợp em Nguyễn Tiến Thạo, học sinh lớp 11B2 Trường THPT Xuân Áng- Hạ Hoà- Phú Thọ. Sau nhiều lần bị bắt nạt, em đã mang sẵn một con dao và hôm đó lại bị bạn cùng trường gọi ra, em sẵn có dao trong người và đâm bạn luôn. Kết quả bạn bị đâm thương tật 35% và Thạo đã phải ngồi tù, phảI bồi thường thiệt hại trong khi gia đình khó khăn. Khi được hỏi tại sao em làm như vậy và em biết là làm như vậy em sẽ bị pháp luật xử lí không thì em có trả lời rằng em chỉ hiểu là: nó bắt nạt thì mình có thể được làm như vậy và nếu biết hậu quả như thế này thì em không làm thế vì cái giả phải trả cho hành vi đó là rất đắt. Qua đó để chứng tỏ các em chưa hiểu pháp luật, chưa biết hành vi của mình là đúng pháp luật hay là sai, chưa hiểu được hậu quả sau đó của hành vi đó là gì. Và cuối cùng vì không hiểu nên dẫn tới vi phạm pháp luật. Có những trường hợp mặc dù hiểu pháp luật nhưng vẫn vi phạm do thái độ coi thường pháp luật, không tôn trọng pháp luật như những vụ giết người, cướp của, hay vi phạm luật lệ an toàn giao thông. Do vậy để thực hiện pháp luật có hiệu quả thì việc nắm những kiến thức về pháp luật và xây dựng thái độ, tình cảm với pháp luật là rất quan trọng.

Trên đây là ba tiêu chí cơ bản để đánh giá ý thức pháp luật của học sinh THPT. Ba tiêu chí này có mối quan hệ rất gắn bó chặt chẽ qua lại tác động lẫn nhau, chi phối lẫn nhau và là tiền đề thúc đẩy nhau phát triển. Nhưng trong ba tiêu chí đó thì tiêu chí thực hiện, áp dụng những quy định pháp luật là quan trọng nhất vì mục đích ban hành pháp luật hay học tập tìm hiểu pháp luật cũng là để áp dụng pháp luật vào cuộc sống trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân và xã hội. Nhờ những hiểu biết tri thức về pháp luật mới hình thành thái độ tôn trọng pháp luật và cũng từ đó để biến những hiểu biết đó thành những hành vi chấp hành pháp luật và cũng thông qua việc chấp hành pháp luật sẽ thúc đẩy nhu cầu tìm hiểu pháp luật và củng cố tình cảm tôn trọng pháp luật.

Ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội độc lập tương đối với các hình thái ý thức xã hội khác, phản ánh một cách trực tiếp đời sống pháp luật, hình thành những khái niệm, quan điểm, tư tưởng, tình cảm của con người đối với pháp luật, thể hiện sự hiểu biết, thái độ của họ đối với pháp luật hiện hành, pháp luật trong quá khứ và pháp luật trong tương lai, về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể pháp luật, về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi của các cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội.

Ý thức pháp luật là một trong các hình thái ý thức xã hội, cùng tồn tại khách quan với các hình thái ý thức xã hội khác như đạo đức, chính trị, tôn giáo, ngệ thuật, khoa học. Ý thức pháp luật tồn tại phổ biến trong ý thức mọi cá nhân và toàn xã hội. Bản chất của nó là phản ánh đời sống pháp luật của xã hội. Ý thức pháp luật có tác động qua lại với các hình thức xã hội khác. Ý thức pháp luật vừa phản ánh các điều kiện xã hội, vừa có tính độc lập tương đối với tồn tại xã hội.

Giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh THPT có vai trò quan trọng trong việc góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, cụ thể là đối với sự phát triển kinh tế xã hội, văn hóa, giáo dục, bảo đảm an ninh trật tự xã hội. Bên cạnh đó giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh THPT còn góp phần to lớn trong việc hình thành nhân cách, lối sống của các em hiện tại và khi trưởng thành, điều này sẽ góp phần làm giảm các tệ nạn trong xã hội để xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)