7. Kết luận (cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu
4.4.1 Số tiền ngƣời dân đóng góp cho xây dựng hệ thống cấp nƣớc
Với mong muốn đƣợc sử dụng nƣớc sạch từ hệ thống, ngƣời dân sẵn sàng đóng góp tiền để đƣợc xây dựng hệ thống cấp nƣớc. Các mức giá đƣợc đƣa ra hoàn toàn tự nguyện với mong muốn góp phần cho việc xây dựng hệ thống cấp thoát nƣớc sớm đƣa vào sử dụng. Góp phần bảo vệ sức khỏe ngƣời dân, xây dựng nông
51
thôn mới ngày càng xanh đẹp hơn. Sau đây là bảng tổng hợp số tiền ngƣời dân đóng góp.
Bảng 4.21 Số tiền ngƣời dân Kế Sách đóng góp cho xây dựng hệ thống cấp nƣớc
Số tiền (đồng) Số ngƣời Tỷ trọng (%) 20.000 3 2,4 25.000 3 2,4 30.000 42 34,1 35.000 4 3,3 40.000 32 26,0 50.000 29 23,6 60.000 8 6,5 80.000 2 1,6 Tổng 123 100,0 Số tiền trung bình 39.878 Số tiền nhỏ nhất 20.000 Số tiền lớn nhất 80.000
Nguồn: kết quả thu thập số liệu, 2013
Dựa vào bảng 4.21 cho thấy trong tổng số 125 mẫu khảo sát thì có 123 hộ đồng ý đóng góp khoảng tiền này là trừ 2/125 hộ không có mong muốn sử dụng nƣớc sạch. Qua đó ta thấy những hộ mong muốn tham gia sử dụng nƣớc sạch từ hệ thống cung cấp đều đóng góp tiền cho việc xây dựng. Đa số các hộ dân đóng góp 30.000 đồng chiếm 34,1% có tần suất 42/123 ngƣời đóng góp. Các khoảng tiền 40.000 đồng và 50.000 đồng cũng chiếm tỉ lệ tƣơng đối cao lần lƣợt là 26% và 23,6%. Các mức giá còn lại có tỷ lệ tƣơng đối thấp hơn. Mức 60.000 đồng/hộ chiếm 6.5% mức 35.000 đồng/hộ chiếm 3,3%, mức 20.000 đồng/hộ và 25.000 đồng/hộ cùng chiếm 2,4%. tỷ lệ thấp nhất với 2/123 ngƣời đóng góp là ở mức 80.000 đồng/hộ.
Qua bảng trên ta thấy số tiền đóng góp cho việc xây dựng hệ thống cấp nƣớc giao động từ mức thấp nhất 20.000 đồng/hộ đến mức cao nhất 80.000 đồng/hộ. Mức trung bình mỗi hộ đóng góp 39.878 đồng. Với thu nhập bình quân 7,56 triệu đồng/hộ/tháng nhƣ đã phân tích ở phần 4.1 của chƣơng 4 thì số tiền đóng góp
52
39.878 đồng/hộ này chiếm 0,53% thu nhập một tháng của các hộ gia đình. Đây là số tiền rất nhỏ so với thu nhập của họ.
4.4.2 Phân tích những nhân tố ảnh hƣởng đến mức sẵn lòng trả
4.4.2.1 Kết quả chạy hồi quy logistic và các kiểm định
Bảng 4.22 Kết quả chạy hồi quy logistic các kiểm định
Biến Hệ số gốc Hệ số P Giá -0,0019259 0,000 Tuổi -0,0287860 0,324 Giới tính -0,4650902 0,457 Thu nhập 0,0000007 0,000 Học vấn -0,0924746 0,330 Số thành viên -0,3757063 0,206 Hệ số tự do 9,1202080 0,001 Tổng quan sát 123
Giá trị P trong kiểm định Pearson 0.9832
Phần trăm dự báo đúng 85,37%
Giá trị kiểm định chi bình phƣơng 85,86%
Giá trị xác xuất lớn hơn chi bình phƣơng 0
Nguồn: kết quả thu thập số liệu, 2013
Nhận xét:
Qua kết quả xử lí cho thấy giá trị kiểm định Pearson chi bình phƣơng kiểm tra sự phù hợp của mô hình Logistic với gí trị P tƣơng ứng là 0.9832> 0,1 tức là chúng ta không thể bác bỏ giá thuyết H0 rằng mô hình không có bỏ sót biến.
Phần trăm dự báo đúng của mô hình là 85,37%, điều này cho thấy mức độ phù hợp của mô hình rất cao.
Với kiểm định corr ta thấy các tƣơng quan cặp giữa các biến giải thích không lớn hơn 0,8 vì vậy không có hiện tƣợng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.
53
Qua kết quả hồi quy ở bảng 4.28 cho thấy có hai biến “giá” và “thu nhập” có ý nghĩa về mặt thống kê. Với α = 10% ta có:
- Hệ số của biến giá có ý nghĩa trong mô hình, với P = 0,000 < 10%, chứng tỏ biến “giá” có ảnh hƣởng mạnh đối với sự sẵn lòng chi trả của đáp viên (nhƣ kì vọng). Hệ số góc = -0,0019259 chứng tỏ biến “giá” có ảnh hƣởng ngƣợc chiều với sự sẵn lòng chi trả của đáp viên, tức là giá càng cao thì sự sẵn lòng chi trả càng thấp.
- Hệ số của biến thu nhập có ý nghĩa trong mô hình, với hệ số P = 0,000 <10%, chứng tỏ “thu nhập” có ảnh hƣởng đến sự sẵn lòng chi trả của đáp viên. Hệ số góc = 0,0000007 cho thấy biến này có ảnh hƣởng cùng chiều đến sự sẵn lòng chi trả của đáp viên đúng nhƣ kì vọng thu nhập càng cao thì sự sẵn lòng chi trả càng cao.
Các biến còn lại (giới tính, tuổi, học vấn, số thành viên) không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 10%.
Từ các kết quả trên cho thấy nƣớc sạch dùng trong sinh hoạt là rất cần thiết với mọi ngƣời nên sự khác biệt về giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn và số thành viên có trong gia đình là không có ảnh hƣởng. Các yếu tố ảnh hƣởng chỉ có mức giá và thu nhập của gia đình. Trong hai yếu tố này thì yếu tố mức giá có ảnh hƣởng mạnh nhất. Vì vậy, việc xác định mức giá nƣớc sạch trong sinh hoạt là rất cần thiết để gia tăng sự sẵn lòng trả của ngƣời dân trên địa bàn huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng hiện nay.
4.4.3 Ƣớc tính mức giá sẵn lòng trả trung bình của đáp viên
Mức giá sẵn lòng trả trung bình của đáp viên cho việc sử dụng nƣớc sạch từ hệ thống cấp nƣớc sẽ đƣợc tính bằng phƣơng pháp hồi quy logistic tham số. Các số liệu để tính toán sẽ đƣợc trình bày cụ thể trong bảng sau.
Bảng 4.23 Các số liệu dùng trong tính toán giá trị trung bình WTP
Biến Hệ số gốc Giá trị trung bình Giá trị βn.Xn
Giá (X1) -0,0019259 5991,870 -11.53974
Tuổi (X2) -0,0287860 49,640 -1.4289370
Giới tính (X3) -0,4650902 0,584 -0.2716127
Thu nhập (X4) 0,0000007 7.560.000 5.1710400
54
Số thành viên (X6) -0,3757063 3,912 -1.4697630
Hệ số tự do (α) 9,1202080
Nguồn: kết quả thu thập số liệu, 2013
Dựa vào các số liệu trong bảng 4.23 và thay vào công thức (2.8) ta có: Mean WTP =
Ta tính đƣợc Mean WTP = 4.098 đồng vậy mức giá sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng nƣớc sạch của ngƣời dân trên địa bàn huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng là 4.098 đồng. Đây là mức giá phù hợp vì nó thuộc trong khoảng từ 2.000-11.000 đồng/m3
đúng theo quy định của thông tƣ 88/2012/TT-BTC về việc ban hành khung giá tiêu thụ nƣớc sạch sinh hoạt áp dụng từ ngày 11/07/2012 cho việc cấp nƣớc sạch cho vùng nông thôn và đô thị loại V. Thu nhập của ngƣời dân nông thôn thì tƣơng đối thấp so với ngƣời dân thành thị vì vậy mức giá này là phù hợp với thu nhập của họ. Mức giá phù hợp với thu nhập đƣợc đƣa vào áp dụng sẽ có nhiều khách hàng đăng kí sử dụng nƣớc mang lại nguồn thu lớn và bên cạnh đó là sẽ góp phần nâng cao đời sống ngƣời dân, phòng chống đƣợc nhiều bệnh nguy hiểm do nƣớc ô nhiễm gây ra.
55
CHƢƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN
Qua quá trình khảo sát thực tế bằng phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên với 125 bảng câu hỏi thì có đến 52,8% số đáp viên sử dụng nƣớc sông và 47,2% sử dụng nƣớc giếng làm nguồn nƣớc sử dụng chính trong sinh hoạt. Theo báo cáo huy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc dƣới đất tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 thì nguồn nƣớc mặt đang bị xâm nhập mặn, nhiễm bẩn không đủ tiêu chuẩn nƣớc sạch phục vụ sinh hoạt. Nguồn nƣớc ngầm mà ngƣời dân khai thác trong sinh hoạt ở độ sâu 80/180m có chất lƣợng trung bình nhƣng thời gian gần đây bị ô nhiễm do thuốc trừ sâu và các chất hóa học dùng trong nông nghiệp thấm xuống làm giảm chất lƣợng có nguy cơ ảnh hƣởng sức khỏe ngƣời dân. Có đến 78,4% đáp viên cho rằng nguồn nƣớc sông đang thay đổi theo chiều hƣớng ô nhiễm. Hầu hết các gia đình đƣợc phỏng vấn đạt 99,2% trên tổng số đáp viên đều xử lí nguồn nƣớc sinh hoạt bằng các biện pháp nhƣ sử dụng thuốc xử lí, phèn và bồn lọc tuy nhiên chất lƣợng nƣớc sinh hoạt chỉ ở mức độ chấp nhận đƣợc.
Trƣớc tình hình nguồn nƣớc đang dần bị ô nhiễm này thì có 65,6% ngƣời dân cũng nhận thức đƣợc tình trạng nguồn nƣớc sông đang thay đổi theo chiều hƣớng ô nhiễm. Các nguyên nhân chính là do rác thải trực tiếp, thuốc trừ sâu và đặc biệt là do chất thải trong chăn nuôi. Nguồn nƣớc sạch đã dần trở nên khan hiếm nên nhu cầu sử dụng nƣớc sạch thay thế nguồn nƣớc sinh hoạt hiện tại của ngƣời dân là 98,4%. Đây là một con số rất lớn thể hiện mong muốn sử dụng nƣớc sạch từ hệ thống cung cấp nƣớc rất cao.
Từ đó cần phải xác định mức giá sẵn lòng trả trong việc sử dụng nƣớc sạch, bằng phƣơng pháp WTP tham số đƣợc giá trị 4.098 đồng/m3
. Mức giá này nằm trong khung giá từ 2.000-11.000 đồng/m3 định của thông tƣ 88/2012/TT-BTC về việc ban hành khung giá tiêu thụ nƣớc sạch sinh hoạt khu vực nông thôn. Nguồn nƣớc sử dụng trong sinh hoạt ngày càng ô nhiễm nên ngƣời dân rất mong muốn đƣợc sử dụng nƣớc sạch từ hệ thống cung cấp. Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống cấp là vấn đề khó khăn trong kinh phí xây dựng, từ đó ngƣời dân mong muốn đóng góp tiền xây dựng hệ thống cấp nƣớc. Trong các hộ mong muốn sử dụng nƣớc từ hệ thống cấp nƣớc thì tất cả đều đồng ý đóng góp với số tiền trung bình là 39.878 đồng/hộ.
56
Trong tình hình nguồn nƣớc đang bị ô nhiễm trầm trọng thì nhu cầu sử dụng nƣớc sạch đang là nhu cầu cần thiết của ngƣời dân huyện Kế Sách. Việc triển khai thực hiện cung cấp nƣớc sạch từ hệ thống cấp nƣớc đến ngƣời dân nơi đây sẽ là một niềm vui lớn và góp phần xây dựng nông thôn mới ngày càng xanh sạch đẹp, giúp bảo vệ sức khỏe mọi ngƣời. Vì vậy, mức sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng nƣớc sạch của ngƣời dân chỉ bị ảnh hƣởng mạnh của mức giá và thu nhập. Mức giá càng cao sự sẵn lòng chi trả càng giảm và thu nhập càng cao thì sự sẵn lòng chi trả cao.
5.2 KIẾN NGHỊ
5.1 Đối với các cấp chính quyền
Nhà nƣớc và các cấp chính quyền cần cung cấp thồng tin về thực trạng ô nhiễm nƣớc hiện tại và các ảnh hƣởng của nó đến sức khỏe ngƣời dân. Từ đó nâng cao ý thức ngƣời dân trong việc xử lí nƣớc thải và rác thải trong sinh hoạt và sản xuất nhằm bảo vệ tài nguyên nƣớc cũng nhƣ bảo vệ môi trƣờng sống.
Tiến hành mở rộng và huy động vốn đầu tƣ tƣ nhân vào việc xây dựng hệ thống cấp nƣớc. Nhằm ngày càng cung cấp nhiều nƣớc sạch đạt tiêu chuẩn cho ngƣời dân.
Khảo sát về nhu cần sử dụng nƣớc của ngƣời dân một cách đại trà để lên kế hoạch trình về Công ty cấp thoát nƣớc- công ty công trình đô thị Sóc Trăng để xin ý kiến đƣợc đầu tƣ tiếp tục mở mạng cấp nƣớc cho ngƣời dân khu vực này.
Phát huy nội lực của ngƣời dân nông thôn, dựa vào nhu cầu của ngƣời dân để lựa chọn mô hình cấp nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn phù hợp.
Đối với các trạm và hệ thống cấp nƣớc hiện tại đã có tại địa bàn thì nên giải quyết nhanh chóng hồ sơ xin cấp nƣớc của các hộ gia đình. Tiếp tục nâng cấp, cải tạo chất lƣợng nƣớc phục vụ ngƣời dân.
Nâng cao năng lực quản lí, khai thác và vận hành sửa chữa cho nhân viên quản lí và cán bộ chỉ đạo nhằm giảm giá thành cho từng khối nƣớc cung cấp. Hạn chế tối đa việc lãng phí điện, hóa chất và thất thoát nƣớc và đảm bảo ổn định chất lƣợng nƣớc cung cấp. Từ đó, nâng cao lòng tin của ngƣời dân về chất lƣợng dịch vụ nƣớc sạch thu hút ngƣời dân sử dụng tạo nguồn thu tăng lên.
5.2 Đối với ngƣời dân
Cần chủ động tìm kiếm và nắm bắt thông tin về tình hình ô nhiễm nguồn nƣớc và các ảnh hƣởng của nó đến môi trƣờng sống nói chung và sức khỏe của ngƣời dân nói riêng. Tham gia các lớp tuyên truyền và bảo vệ môi trƣờng. Từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng, sử dụng tiết kiệm tài nguyên. Hạn chế thải
57
rác và nƣớc thải xuống nguồn nƣớc sông. Xử lí các chất thải từ hoạt động sinh hoạt và sản xuất trƣớc khi thải nhằm góp phần xây dựng môi trƣờng xanh sạch đẹp.
Tích cực, chăm chỉ và sáng tạo trong đời sống và sản xuất. Tập tính chi tiêu hợp lí và tiết kiệm để sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên môi trƣờng đồng thời tạo nguồn thu nhập ổn định để tham gia sử dụng nƣớc sạch từ hệ thống cung cấp. Giúp bảo vệ sức khỏe ngƣời dân, phòng chống các bệnh nguy hiểm và góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống.
Đƣợc sử dụng nƣớc sạch trong sinh hoạt và sản xuất là một phần quà vô giá của tất cả ngƣời dân. Vì vậy, cần sẵn sàng đóng góp kinh phí, đoàn kết đóng góp sức lực và hỗ trợ các cấp chính quyền để xây dựng hệ thống cấp thoát nƣớc. Cần có tinh thần hợp tác trong suốt quá trình xây dựng và bảo dƣỡng hệ thống nhƣ chính tài sản riêng của mình.
58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình kinh tế lượng. Thành phố Hồ Chí Minh:
Nhà xuất bản thông tin.
2. Lƣu Thanh Đức Hải, 2007. Bài giảng nghiên cứu Marketing. Đại học Cần
Thơ.
3. Nhóm giáo viên kinh tế môi trƣờng, 2005. Kinh tế môi trường. Đại học Cần Thơ.
4. Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng, 2012. Niên giám thống kê 2012. Sóc Trăng: Nhà xuất bản thống kê.
5. Lê Huy Bá, 2000. Môi trường. Thành Phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại
học Quốc Gia TPHCM.
6. Trần Ngọc Phác và Trần Thị Kim Thu, 2006. Giáo trình Lý thuyết thống
kê. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản thống kê.
7. Trần Đứa Hạ và cộng sự, 2009. Bảo vệ và quản lí tài nguyên nước. Hà Nội: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
8. Nguyễn Đức Khiển, 2002. Kinh tế môi trường. Hà Nội: Nhà xuất bản xây
dựng.
9. Nguyễn Vũ Linh, 2012. Ước tính mức sẵn lòng chi trả của bà mẹ trẻ em cho vaccine phòng bệnh tay chân miệng ở phường An Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần thơ. Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Cần Thơ. 10.Giang Văn Phê, 2011. Đánh giá sự sẵn lòng chi trả cho việc tăng phí vệ
sinh hướng đến giảm và xóa bao cáo ngân sách của quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Cần Thơ.
11. Trần Thị Thu Duyên, 2009. Đánh giá nhận thức và ước muốn sẵn lòng chi trả để bảo tồn Sếu đầu đỏ của người dân huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Cần Thơ.
12. Hoàng Thọ, 2013. Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2013, huyện Kế Sách.
http://www.ipc.soctrang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c5/04_SB8K8xLLM9MS SzPy8xBz9CP0os3gLR1dvZ09LYwMDJ18DA09Hd_NQU3NvY4MQA6 B8JG55S2PSdLsbAOU9jQ09zE2djb2DTAjoDge5FreKACP88iDXocpj2g -
59
SN8ABHA30_Tzyc1P1C3JDIwwyPXUBYh0yIw!!/dl3/d3/L2dJQSEvUUt 3QS9ZQnZ3LzZfOEFFS0NJOTMwMEJNMDBJQUc3VTU3SzNHUTM! /?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/trungtamxtdt/trungta
mxtdt/trangchu/tiemnangcohoi/kesach/kinh+te+6+thang+cua+ke+sach.
[Ngày truy cập: 20 tháng 9 năm 2013].
13. Hoàng Thọ, 2011. Tổng quan về huyện Kế Sách – Tỉnh Sóc Trăng
http://www.ipc.soctrang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c5/04_SB8K8xLLM9MS SzPy8xBz9CP0os3gLR1dvZ09LYwMDJ18DA09Hd_NQU3NvY_dAY6B 8JE55A0tjPLoNQgzQdbsbAOU9jQ09zE2djb2DTAjYHQ5yLW7zA4zwy 4NchyqPaT9I3gAHcDTQ9_PIz03VL8gNjTDI9NQFAFTPrWA!/dl3/d3/L 0lDU0lKSWdra0EhIS9JTlJBQUlpQ2dBek15cUEhL1lCSlAxTkMxTktfMj d3ISEvN184QUVLQ0k5MzBHVTJGMElNOUJVUzJPMFRTNQ!!/?PC_ 7_8AEKCI930GU2F0IM9BUS2O0TS5_WCM_CONTEXT=/wps/wcm/co nnect/trungtamxtdt/trungtamxtdt/trangchu/tiemnangcohoi/kesach/tong+qun
+ve+huyen+ke+sach+tinh+soc+trang . [Ngày truy cập: 20 tháng 9 năm
2013].
14. Wikipedia. Tài nguyên nƣớc
http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A0i_nguy%C3%AAn_n%C6%B0%E
1%BB%9Bc [Ngày truy cập: 25 tháng 9 năm 2013].
15. Green Vietnam. Nƣớc sạch
http://www.green-vietnam.com/2011/11/nuoc-sach-va-nuoc-hop-ve-
sinh.html [Ngày truy cập: 27 tháng 9 năm 2013].
16. Wikipedia. Ô nhiễm nƣớc
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%94_nhi%E1%BB%85m_n%C6%B0%E
1%BB%9Bc [Ngày truy cập: 27 tháng 9 năm 2013].
17.Sở Tài Nguyên Môi Trƣờng Sóc Trăng, 2012. Báo cáo huy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020. Thành Phố Hồ Chí Minh: năm 2010.
18. Trung tâm nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn tỉnh Sóc Trăng, 2012. Báo cáo thường niên hệ thống cấp nước nông thôn trên địa bàn các