CHẤT LƢỢNG NGUỒN NƢỚC MẶT VÀ NGUỒN NƢỚC DƢỚI ĐÂT

Một phần của tài liệu ước tính mức sẵn lõng chi trả choviệc sử dụng nước sạch của người dân huyện kế sách tỉnh sóc trăng (Trang 43)

7. Kết luận (cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu

3.3 CHẤT LƢỢNG NGUỒN NƢỚC MẶT VÀ NGUỒN NƢỚC DƢỚI ĐÂT

3.3.1 Chất lƣợng nguồn nƣớc mặt

Nguồn cấp nƣớc mặt chính của Kế Sách là từ sông Hậu, theo các hệ thống sông, kênh rạch chằng chịt đƣa nƣớc về Kế Sách. Các số liệu giám sát chất lƣợng nƣớc trong những năm qua tại các trạm trên sông Hậu cho thấy nƣớc sông Hậu có chất lƣợng tốt, hiện chƣa có các dấu hiệu ô nhiễm hoá học nào. Tuy nhiên, khi dòng chảy về đến Kế Sách thì những trở ngại gây ra do cấu trúc thổ nhƣỡng và đặc điểm địa hình, sự nhiễm bẩn do các hoạt động của con ngƣời và các hoạt động phát triển kinh tế gây ra đã làm cho chất lƣợng nƣớc trở nên xấu đi. Một số vấn đề chính về chất lƣợng nƣớc mặt của Sóc Trăng nhƣ sau:

3.3.1.1 Xâm nhập mặn

Nguồn nƣớc mặt Kế Sách một phần chịu sự tác động xâm nhập mặn mạnh mẽ từ biển Đông thông qua sông Hậu,… Hiện nay toàn bộ phần diện tích nằm ở Đại Ngãi đều nằm trong vùng bị ảnh hƣởng mặn 4g/l từ 3 - 6 tháng.

Trên sông Hậu, trƣớc năm 1985 ranh mặn 1g/l nằm ở An Lạc Tây, song những năm gần đây, mặn đã lên cao hơn (đặc biệt năm 1999 độ mặn 1g/l lên cách Thƣợng lƣu An Lạc Tây 4km) và nhƣ vậy rất có khả năng mặn 1g/l đã lên tới An Lạc Thôn. Tuy nhiên, thời gian ảnh hƣởng chỉ một số giờ, trong các tháng 3, 4 & 5. Đảm bảo quanh năm tiêu chuẩn về độ mặn cho nƣớc sinh hoạt, dọc sông Hậu, trong địa phận Kế Sách chỉ còn cửa Cái Côn với hai nhánh Cái Côn và Quản Lộ - Phụng Hiệp.

Hiện nay nhờ các dự án thuỷ lợi Tiếp Nhật, Ba Rinh -Tà Liêm, Quản Lộ - Phụng Hiệp, nƣớc mặn chỉ còn ở trên các sông rạch và chủ yếu chỉ còn ở phần lớn huyện Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu, một phần huyện Thạnh Trị và cù lao trên sông, độ mặn ở các sông huyện Kế Sách đã giảm dần chuyển sang nƣớc nhạt. Vào các tháng mùa mƣa kiệt thì độ mặn còn xâm nhập ở trạm sông Đại Ngãi. Độ mặn ở Đại Ngãi không đồng đều qua các năm, hàng năm vào tháng 5 là thời gian độ mặn cao nhất trong năm. Độ mặn cao nhất là 10,4 g/l năm 2004 sau đó có xu hƣớng giảm dần nhƣng đã tăng lại là 8,5 g/l trong năm 2010. Độ mặn ở trạm Đại Ngãi đƣợc trình bày cụ thể trong bảng sau.

30

Bảng 3.2 Độ mặn lớn nhất trong năm ở trạm Đại Ngãi (Kế Sách) từ 2002-2010

Năm Độ mặn (g/l) 2002 5,5 2003 3,9 2004 10,4 2005 5,0 2006 3,0 2007 7,1 2008 4,5 2009 3,6 2010 8,5

Nguồn: Báo cáo huy hoạch nước Sóc Trăng, 2012

3.3.1.2 Nhiễm bẩn

Nƣớc mặt của các hệ thống kênh rạch của huyện Kế Sách nói chung đều bị ảnh hƣởng của các loại chất thải sinh hoạt, chất thải trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do điều kiện sống thấp, cũng nhƣ do các tập quán sinh hoạt, hầu hết cƣ dân sống ven các tuyến kênh rạch đều thải mọi loại chất thải xuống kênh mƣơng.

Các phân tích tại các điểm gần khu vực dân cƣ sinh sống trên kênh đều cho thấy hàm lƣợng các chất hữu cơ tƣơng đối cao. Giá trị nhu cầu sinh hoá Oxy (BOD5), COD tại các điểm lấy mẫu nƣớc thải ở tất cả các huyện trong tỉnh đều rất cao trong khoảng từ 5,5 - 470 mg/l và trên 100 mg O2/l, vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép đối với nƣớc mặt do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Các thành phần vi sinh đều có giá trị cao cho thấy mức độ ảnh hƣởng từ nƣớc thải sinh hoạt của các kênh này đều khá lớn. Riêng vấn đề nhiễm bẩn vi sinh Fecal.Coli và E. Coli trong nƣớc mặt đƣợc thể hiện trong bảng sau.

31

Bảng 3.3 Thành phần vi sinh nƣớc mặt tại một số điểm phân tích

Địa điểm E.Coli

(MPN/100 ml)

Coliform (MPN/100 ml)

Sông T.T Long Phú Cầu Trƣờng Khánh

Sông Đại Ngãi

8.400 8.200 8.700 29.000 31.000 34.000

Nguồn: Báo cáo huy hoạch nước Sóc Trăng, 2012

Thành phần vi sinh E.Coli và Coliform tại Đại Ngãi tƣơng đối cao so với các điểm còn lại. Các thành phần này đã nằm trong mức 3400MPN/100ml vƣợt giới hạn cho phép là rất nguy hiểm không đƣợc sử dụng cho sinh hoạt ăn uống.

Các nguồn gây ô nhiễm nƣớc mặt chủ yếu:

- Nƣớc thải sinh hoạt: Hiện nay, trên toàn huyện có khoảng 159261 ngƣời dân sống tại các đô thị và khu dân cƣ tập trung. Tốc độ đô thị hóa nhanh trong khi hạ tầng kỹ thuật phát triển không tƣơng xứng đã dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm do nƣớc thải sinh hoạt. Nhƣng lƣợng nƣớc thải trên hiện không đƣợc thu gom triệt để, hệ thống thoát nƣớc thải tại các đô thị hiện nay vẫn chƣa đƣợc lắp đặt hoàn chỉnh.

- Hoạt động nông nghiệp

+ Trồng trọt: Hoạt động sản xuất, canh tác nông nghiệp gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc tại các kênh nội đồng do sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật không đúng quy cách. Hàng năm, theo ƣớc tính nông dân đã sử dụng một lƣợng rất lớn phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật đƣa vào môi trƣờng, dƣới tác động của nƣớc mƣa chảy tràn, lƣợng hóa chất dƣ thừa này sẽ xâm nhập vào môi trƣờng nƣớc mặt gây ô nhiễm nguồn nƣớc.

+ Chăn nuôi: Kế Sách là huyện có hoạt động chăn nuôi phát triển khá mạnh. Tổng lƣợng chất thải do gia súc và gia cầm thải ra môi trƣờng hàng ngày ƣớc tính là khá lớn, một phần đƣợc xử lý bằng hình thức túi Biogas hoặc thải vào ao cá, còn lại đều đƣợc thải trực tiếp ra môi trƣờng các ao, kênh mƣơng thoát nƣớc. Bên cạnh đó, hoạt động giết mổ gia súc tại các điểm tập trung hiện nay cũng là nguồn gây ô nhiễm cục bộ tại một số khu vực.

- Chất thải rắn: Vấn đề gia tăng dân số kéo theo sự gia tăng lƣợng chất thải rắn phát sinh. Sự không tƣơng đồng giữa phát triển dân số, kinh tế xã hội và hạ tầng kỹ thuật đã dẫn đến tình trạng rác thải không đƣợc thu gom, xử lý đúng

32

cách, không triệt để đã gây ảnh hƣởng đáng kể đối với môi trƣờng các kênh rạch tại địa bàn huyện.

Hiện tại, toàn huyện có khoảng hơn 10 bãi rác thuộc cấp xã ngoài ra còn các bãi rác cấp huyện và bãi rác do dân tự phát, trong đó có các bãi rác xử lý bằng hình thức ủ luống. Tuy nhiên, về cơ bản hầu hết các bãi rác đều không đạt yêu cầu về bãi rác hợp vệ sinh, các bãi rác còn lại đều là các bãi rác không đúng quy cách. Nƣớc rỉ rác không đƣợc kiểm soát đã và đang gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt và nƣớc ngầm.

- Hoạt động giao thông vận tải thủy: Qua cuộc tổng điều tra phƣơng tiện giao thông đƣờng thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng cho thấy toàn tỉnh hiện có gần 57.000 phƣơng tiện giao thông thủy, đa phần là phƣơng tiện chạy bằng máy.Lƣu thông mua bán khắp các kênh rạch huyện, chƣa kể các phƣơng tiện giao thông ở các tỉnh lân cận sang mua bán vẫn hoạt động tấp nập hàng ngày. Đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt do việc xả thải dầu cặn và các chất có nguồn gốc dầu mỡ khoáng. Các sự cố tai nạn giao thông thủy diễn ra ngày càng nhiều đã và đang làm gia tăng hàm lƣợng dầu cặn có trong môi trƣờng nƣớc mặt của tỉnh.

- Suy giảm hệ thực vật ven sông rạch: Hệ thực vật ven các lƣu vực đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình cải thiện chất lƣợng nƣớc tại đây. Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, diện tích hệ thực vật này ngày càng giảm, thay vào đó là hệ thống đê kè bêtông hoặc dân cƣ sinh sống. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm khả năng tự làm sạch nƣớc tại các nhánh kênh rạch, nhất là các nhánh kênh thuộc khu vực đô thị.

Huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng là tỉnh nằm cuối nguồn nƣớc của sông Hậu sau khi chảy qua vùng An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long. Trong mùa khô khi hệ thống cống của các hệ thống Quản Lộ - Phụng Hiệp, Ba Rinh - Tà Liêm, Tiếp Nhật phải đóng để ngăn mặn, khả năng lƣu thông nƣớc sẽ kém do vậy khả năng ô nhiễm nguồn nƣớc mặt ở Kế Sạc do phân bón và thuốc trừ sâu, các loại chất thải sẽ cao.

3.3.2 Chất lƣợng nguồn nƣớc dƣới đất

Trên địa bàn huyện Kế Sách trữ lƣợng và chất lƣợng nƣớc ngầm gần giống với nhiều địa bàn khác thuộc tỉnh Sóc Trăng. Nguồn nƣớc ngầm tầng sâu từ 80 – 180 m là nguồn nƣớc chủ yếu đƣợc khai thác phục vụ cho sinh hoạt, trữ lƣợng nƣớc dồi dào (khoảng 350.000 m3/ngày.đêm), chất lƣợng trung bình. Chất lƣợng nƣớc ngầm ở tầng này có các chỉ tiêu sau: pH = 7-8,5; hàm lƣợng sắt từ 0,1 – 0,8 mg/lít, độ mặn từ 100 – 200 mg/lít. Các tính chất khác nhƣ độ trong, hàm lƣợng ion SO4,

33

NO3 vào loại bình thƣờng, hầu nhƣ không có khuẩn Ecoli và Colifrom, cơ bản đảm bảo vệ sinh phục vụ sinh hoạt. Tuy nhiên thời gian gần đây lại bị ô nhiễm do chất thải chăn nuôi, chất thải nông nghiệp thuốc trừ sâu phân bón làm chất lƣợng nguồn nƣớc giảm đáng lo ngại làm ảnh hƣởng xấu tới sức khỏe ngƣời dân. Cần phải đầu tƣ thiết bị xử lý thì mới đạt tiêu chuẩn nƣớc sạch phục vụ tốt cho sinh hoạt và ăn uống cho ngƣời dân.

Ở độ sâu lớn hơn 300: chất lƣợng nƣớc ở tầng này có độ pH= 7 – 8,3; hàm lƣợng sắt tổng cộng khoảng 0,1 – 0,36 mg/l (nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép đối với nƣớc uống), độ mặn 210 – 275 mg/l và không có vi khuẩn nên có thể khai thác sử dụng tốt cho sinh hoạt. Tuy vậy, đến nay khả năng khai thác tầng nƣớc này còn rất hạn chế do giá thành cao.

34

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH NHẬN THỨC, NHU CẦU VÀ ƢỚC TÍNH MỨC SẴN LÕNG CHI TRẢ CHO VIỆC SỬ DỤNG NƢỚC SẠCH CỦA NGƢỜI

DÂN HUYỆN KẾ SÁCH, TỈNH SÓC TRĂNG 4.1 MÔ TẢ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tƣợng nghiên cứu là các hộ dân sinh sống trên địa bàn huyện Kế Sách, những nơi chƣa sử dụng nƣớc sạch đƣợc cung cấp từ các trạm và hệ thống cấp nƣớc. Mẫu nghiên cứu đƣợc chọn ngẫu nhiên theo sự thuận tiện bằng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp. Với 125 bảng câu hỏi phỏng vấn và sử dụng 125 bảng. Việc trả lời hoàn toàn tự nguyện với tinh thần cộng tác.

- SỰ PHÂN BỐ CỦA CÁC MẪU PHỎNG VẤN

Bảng 4.1 Sự phân bố của các mẫu phỏng vấn trên địa bàn huyện Kế Sách năm 2013

Số quan sát Tỷ trọng (%) An Mỹ 6 4,8 An Lạc Tây 10 8,0 An Lạc Thôn 10 8,0 Ba Trinh 6 4,8 Đại Hải 8 6,4 Kế An 8 6,4 Kế Thành 8 6,4 Nhơn Mỹ 8 6,4 Phong Nẫm 6 4,8 Thới An Hội 15 12,0 Trinh Phú 6 4,8 Xuân Hòa 15 12,0 TT Kế Sách 19 15,2 Tổng 125 100,0

Nguồn: kết quả thu thập số liệu, 2013

Kế Sách có 13 đơn vị hành chính với 125 bảng câu hỏi phỏng vấn thì tỷ lệ phỏng vấn ƣớc tính là trung bình có khoảng 10 bảng câu hỏi đƣơc phỏng vấn mỗi

35

đơn vị tƣơng đƣơng 7,69%. Tuy nhiên, thị trấn Kế Sách đƣợc phỏng vấn nhiều nhất với 15,2 % do nơi đây là trung tâm của huyện với nhiều khu dân cƣ, nhiều đồng thời là nơi tập trung buôn bán, nơi ngƣời dân có điều kiện tiếp xúc với nhiều dịch vụ đặc biệt nhất là về vấn đề nƣớc sạch do đó họ sẽ nhận thức và sẵn lòng chi trả với mức giá nhƣ thế nào với khu vực khác. Tiếp theo là xã Thới An Hội và Xã Xuân Hòa số bảng câu hỏi đƣợc phỏng vấn chiếm 12%, xã An Lạc Tây và An Lạc Thôn chiếm 8%, các xã có phần trăm thấp hơn ở mức 6,4% là Đại Hải, Kế An, Kế Thành và Nhơn Mỹ. Với 4,8% trên tổng số bảng câu hỏi đƣợc phỏng vấn mỗi xã là An Mỹ, Phong Nẫm, Ba Trinh, Trinh Phú.

- GIỚI TÍNH CỦA ĐÁP VIÊN

Bảng 4.2 Giới tính của đáp viên tại huyện Kế Sách 2013

Giới tính Số đáp viên (ngƣời) Tỷ trọng

(%)

Nam 73 58

Nữ 52 42

Tổng 125 100

Nguồn: kết quả thu thập số liệu, 2013

Dựa vào bảng 4.2 ta thấy có số đáp viên nam là 73 ngƣời chiếm 58%, số đáp viên nữ chiếm 42% với 52 ngƣời trên tổng số 125 ngƣời đƣợc phỏng vấn. Giới tính của đáp viên có sự chênh lệch, số đáp viên nam nhiều hơn số đáp viên nữ 16%. Nguyên nhân là chủ hộ thƣờng là nam và trong quá trình đến tại nhà phỏng vấn thì chủ hộ là ngƣời trả lời phỏng vấn.

- TUỔI TÁC

Qua quá trình phỏng vấn ngẫu nhiên tuổi của đáp viên ở nhiều độ tuổi khác nhau. Cụ thể dựa vào bảng 4.3 ta thấy dƣới 30 tuổi có 12 ngƣời chiếm tỷ lệ 9,6%, trên 30 đến 40 tuổi có 11 ngƣời chiếm 8,8%. Độ tuổi trên 40 đến 50 tuổi có 47 ngƣời chiếm 37,6%, còn lại 55 ngƣời thuộc độ tuổi trên 50 tuổi chiếm 44% trên tổng số đáp viên. Đây là hai độ tuổi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số 125 quan sát.

36

Bảng 4.3 Độ tuổi của đáp viên trên địa bàn huyện Kế Sách năm 2013

Tuổi đáp viên (tuổi) Số đáp viên (ngƣời) Tỷ trọng (%)

Dƣới 30 12 9,6 Trên 30 đến 40 11 8,8 Trên 40 đến 50 47 37,6 Trên 50 55 44,0 Tổng 125 100,0 Tuổi trung bình 49,64 Tuổi nhỏ nhất 23 Tuổi lớn nhất 84

Nguồn: kết quả thu thập số liệu, 2013

Trong tổng số 125 đáp viên thì tuổi nhỏ nhất là 23 tuổi và lớn nhất là 84 tuổi. Độ tuổi chênh lệch rất nhiều. Từ đó sẽ có nhiều ý kiến khác nhau cho việc mong muốn sử dụng nƣớc sạch của ngƣời dân. Bên cạnh đó sẽ thể hiện tính đại diện cho mẫu khá tốt. Qua xử lí số liệu thì độ tuổi trung bình là 49,64 tuổi cho thấy đa số đáp viên là chủ hộ vì ngƣời chủ hộ thƣờng có tuổi lớn nhất dẫn đến tuổi trung bình lớn.

- TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

Trong quá trình phỏng vấn thì trình độ học vấn của đáp viên đƣợc hỏi cụ thể là số lớp của đáp viên. Trình độ học vấn của đáp viên trên địa bàn huyện Kế Sách rất khác nhau và phân bố đầy đủ ở mỗi lớp học. Trình độ học vấn khác nhau sẽ ảnh hƣởng đến sự sẵn lòng trả cho việc sử dụng nƣớc sạch. Qua quá trình xử lí số liệu thì trình độ học vấn đƣợc trình bày theo cấp học để dễ dàng quan sát sẽ đƣợc trình bày cụ thể trong bảng 4.4

Học vấn trung bình của ngƣời dân đƣợc thể hiện qua số năm đi học, qua quá trình khảo sát và phân tích số liệu ta thấy học vấn trung bình của ngƣời dân là ở lớp 8. Vậy trình độ học vấn trung bình là ở trình độ trung học cơ sở. Số năm đi học thấp nhất là 0 (chƣa tham gia bất cứ khóa học nào). Số năm đi học cao nhất là 16 là ở trình độ đại học.

37

Bảng 4.4 Trình độ học vấn của đáp viên tại Kế Sách năm 2013

Trình độ Số đáp viên (ngƣời) Tỷ trọng (%) Mù chữ 1 0,8 Cấp 1 40 32,0 Cấp 2 39 31,2 Cấp 3 25 20,0 Trung Cấp 8 6,4 Cao Đẳng 1 0,8 Đại Học 11 8,8 Tổng 125 100,0 Học vấn trung bình 8,368 Học vấn lớn nhất 0 Học vấn nhỏ nhất 16

Nguồn: kết quả thu thập số liệu, 2013

Bảng 4.4 thể hiện cụ thể là trình độ học vấn ở tiểu học ( 40/125 ngƣời, chiếm 32%) và trung học cơ sở (39/125 ngƣời, chiếm 31.2%), trung học phổ thông cũng chiếm tỉ lệ khá lớn với 20% chiếm 25 trên tổng 125 đáp viên đƣợc khảo sát. Trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học chiếm tỉ lệ thấp hơn lần lƣợt là 6,4%; 0,8%và 8,8%. Số đáp viên mù chữ cũng rất thấp với 1/125 ngƣời chiếm 0,8%. Trình độ học vấn khác nhau cũng dẫn đến nghề nghiệp cũng rất khác nhau sẽ đƣợc phân tích trong phần sau.

- NGHỀ NGHIỆP

Nghề nghiệp của đáp viên trên địa bàn khảo sát cũng rất đa dạng với nhiều

Một phần của tài liệu ước tính mức sẵn lõng chi trả choviệc sử dụng nước sạch của người dân huyện kế sách tỉnh sóc trăng (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)