Nhận thức của ngƣời dân về chất lƣợng nƣớc sông và chiều hƣớng thay đổ

Một phần của tài liệu ước tính mức sẵn lõng chi trả choviệc sử dụng nước sạch của người dân huyện kế sách tỉnh sóc trăng (Trang 59)

7. Kết luận (cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu

4.3.2 Nhận thức của ngƣời dân về chất lƣợng nƣớc sông và chiều hƣớng thay đổ

thay đổi của nƣớc sông trong thời gian tới

4.3.2.1 Nhận thức của người dân về chất lượng nước sông

Qua thực trạng nguồn nƣớc mặt đƣợc trình bày trong chƣơng 3 chúng ta đã biết chất lƣợng nƣớc sông hiện tại trên địa bàn huyện Kế Sách đang bị ô nhiễm. Tuy nhiên, về nhận thức của ngƣời dân còn có nhiều nhận thức khác nhau xoay quanh vấn đề này. Qua quá trình phỏng vấn thực tế và xử lí số liệu thì nhận thức của ngƣời dân về chất lƣợng nguồn nƣớc sông sẽ đƣợc trình bày cụ thể trong bảng sau.

Bảng 4.15 Nhận thức của ngƣời dân Kế Sách về chất lƣợng nƣớc sông năm 2013

Mức độ Số hộ

Tỷ trọng (%)

Tƣơng đối sạch 1 0,8

46

Rất không sạch 26 20,8

Tổng 125 100,0

Nguồn: kết quả thu thập số liệu, 2013

Dựa vào bảng 4.15 và ta có thể thấy rõ nhận thức của ngƣời dân về chất lƣợng nƣớc sông hiện nay đang ở mức không sạch chiếm tỷ lệ đa số 78,4% với tần suất 98/125 quan sát. Mức độ rất không sạch cũng chiếm tỷ lệ khá cao với 26/125 quan sát đạt 20,8%. Chỉ có 1/125 đáp viên cho rằng nƣớc sông tƣơng đối sạch. Đây là tỷ lệ rất nhỏ với 0,8% trên tổng số quan sát thực tế.

4.3.2.2 Chiều hướng thay đổi của nước sông trong thời gian tới

Cùng với sự gia tăng dân số và phát triển của các hoạt động sản xuất kinh tế nƣớc sông đang ngày một thay đổi theo chiều hƣớng không còn trong sạch nhƣ lúc đầu. Tuy nhiên, do quá trình khảo sát là ngẫu nhiên lựa chọn các đáp viên khác nhau về giới tính, tuổi tác, cũng nhƣ trình độ học vấn… sẽ dẫn đến nhiều nhận thức khác nhau về tình trạng nƣớc sông trong thời gian tới. Sau đây là bảng tổng hợp các ý kiến của đáp viên về vấn đề này.

Bảng 4.16 Chiều hƣớng thay đổi của nƣớc sông ở Kế Sách trong thời gian tới

Mức độ Tuần suất Tỷ trọng (%) Rất ô nhiễm 40 32,0 Ô nhiễm 82 65,6 Bình thƣờng 3 2,4 Tổng 125 100,0

Nguồn: kết quả thu thập số liệu, 2013

Qua bảng 4.16 trên ta có thể thấy đáp viên có nhiều nhận thức khác nhau về chiều hƣớng thay đổi của nƣớc sông trong thời gian tới. Chiều hƣớng ô nhiễm chiếm tỷ lệ cao nhất với 65,6% có tần suất 82/125 quan sát. Số đáp viên cho rằng chiều hƣớng rất ô nhiễm là 40/125 ngƣời chiếm tỷ lệ khá cao với 32%. 3/125 đáp viên còn lại cho rằng theo chiều hƣớng bình thƣờng chiếm tỷ lệ rất thấp 2,4% trên tổng số quan sát.

4.3.2.3 Các nguyên nhân làm nguồn nước sông thay đổi ngày càng ô nhiễm

Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm nƣớc sông, qua quá trình khảo sát tác giả đã tìm hiểu đƣợc những nguyên nhân này qua ý kiến của ngƣời dân trong vùng.

47

Các ý kiến xoay quanh vấn đề ô nhiễm này tƣơng đối giống nhau là sự ô nhiễm nguồn nƣớc sông hiện tại do nhiều nguyên nhân tác động, rất nhiều các ý kiến đều cho là do hoạt động chăn nuôi, thuốc trừ sâu và do rác thải trực tiếp,… Do vậy trong phần này sẽ sử dụng câu hỏi nhiều lựa chọn để phân tích. Cụ thể sẽ đƣợc thể hiện trong bảng sau.

Bảng 4.17 Các nguyên nhân làm nguồn nƣớc sông thay đổi ngày càng ô nhiễm

Nguyên nhân làm nƣớc sông ô nhiễm Tổng lƣợt trả lời Tỷ lệ (n=125) N (lƣợt) Tỷ trọng (%) Do phân bón 16 4,8 12,8 Do thuôc trừ sâu 84 25,4 67,2

Do hoạt động chăn nuôi 118 35,6 94,4

Do rác thải trực tiếp 83 25,1 66,4

Khác 30 9,1 24,0

Tổng 331 100,0 264,8

Nguồn: kết quả thu thập số liệu, 2013

Qua bảng 4.17 ta thấy có tới 94,4% số đáp viên cho rằng ô nhiễm nƣớc sông là do hoạt động chăn nuôi. Thuốc trừ sâu và rác thải trực tiếp chiếm tỷ lệ cũng rất cao với 67,2% và 66,4% trên tổng số quan sát. Nguyên nhân phân bón làm ô nhiễm nguồn nƣớc chiếm tỷ lệ ít nhất với 12,8%. Bên cạnh đó, nguyên nhân khác chiếm đến 24%. Trong quá trình phỏng vấn thực tế thì tác giả đã tìm hiểu và ghi nhận nguyên nhân khác này là do ngƣời dân trong vùng thải xác động vật chết xuống sông. Đây là nguyên nhân mà ngƣời dân rất bức xúc khi nhắc đến. Huyện Kế Sách là nơi có hoạt động chăn nuôi phát triển mạnh, hàng ngày đã thải lƣợng lớn nƣớc thải và chất thải chăn nuôi xuống sông. Thêm vào đó, khi đến mùa dịch bệnh thì các loài vật nuôi bị chết cũng khá nhiều. Trong tâm trạng hoang mang và thiếu ý thức ngƣời dân đã vứt xuống sông làm ô nhiễm nguồn nƣớc mặt nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu ước tính mức sẵn lõng chi trả choviệc sử dụng nước sạch của người dân huyện kế sách tỉnh sóc trăng (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)