Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu ước tính mức sẵn lõng chi trả choviệc sử dụng nước sạch của người dân huyện kế sách tỉnh sóc trăng (Trang 37)

7. Kết luận (cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu

3.1.1Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Kế Sách nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Sóc Trăng và là một trong mƣời một đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh. Ranh giới đất đai của Kế Sách nằm ở vị trí có tọa độ địa lý từ 9014’ đến 9055’ vĩ độ Bắc và từ 105030’ đến 106004’ kinh độ Đông.

-Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh (qua sông Hậu)

-Phía Nam giáp huyện Mỹ Tú và huyện Long Phú

-Phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang

Huyện Kế Sách nằm ở vùng hạ lƣu sông Hậu, cách Thành phố Sóc Trăng 20 km. Tuyến đƣờng Nam sông Hậu dài 151 km, đoạn đi qua huyện Kế Sách dài 23,7 km, là trục giao thông quan trọng, tạo môi trƣờng thuận lợi cho việc khai thác tiềm năng và lợi thế của vùng ven sông Hậu. Các tuyến đƣờng tỉnh nối đƣờng Nam sông Hậu với Quốc lộ 1A, cùng với các tuyến đƣờng huyện và giao thông nông thôn sẽ đƣợc nâng cấp, là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển toàn diện các ngành kinh tế - xã hội.

Phát huy lợi thế về vị trí địa lý của huyện, cần đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp và thủy sản, tăng nhanh khối lƣợng hàng hóa nông sản và thủy sản chất lƣợng cao phục vụ cho chế biến xuất khẩu. Tranh thủ nhiều nguồn lực cho đầu tƣ phát triển công nghiệp và dịch vụ, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ khai thác tiềm năng du lịch sinh thái ven sông Hậu và các cồn. Đồng thời, coi trọng việc phối hợp với các cơ quan chức năng của Tỉnh và Trung ƣơng, thực hiện tốt các giải pháp ứng phó với những biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ tác động mạnh đến các vùng ven sông.

3.1.1.2 Diện tích và dân số

Năm 2012 diện tích huyện Kế Sách là 352,9 km2, chiếm 10,66 % diện tích tự nhiên tỉnh Sóc Trăng.

Tổng dân số 159261 ngƣời với 30627 hộ (năm 2012) , mất độ dân số là 451 ngƣời/km2. Thị trấn Kế Sách có mật độ dân số cao nhất là 947 ngƣời/km2

. Ở các xã, dân cƣ phân bố tƣơng đối đồng đều, chỉ có một xã Phong Nẫm, mật

24

độ dân số thấp nhất là 284 ngƣời/km2

(theo niêm giám thống kê Sóc Trăng năm 2012)

3.1.1.3 Hành chính

Kế Sách có 13 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 1 thị trấn và 12 xã (An Mỹ, Thới An Hội, Kế An, Kế Thành, Đại Hải, Phong Nẫm, An Lạc Thôn, An Lạc Tây, Xuân Hòa, Nhơn Mỹ, Ba Trinh, Trinh Phú).

Thị trấn Kế Sách là trung tâm của huyện là nơi mua bán sầm uất từ sớm. Mỗi ngày từ 3, 4 giờ sáng ngƣời dân đến buôn bán tấp nập. Nông dân các xã lân cận mang hàng hóa nông nghiệp ra bán trao đổi. Thị trấn Kế Sách đang qui hoạch nhiều cụm công nghiệp và khu dân cƣ, phát triển nhiều dịch vụ mua bán khác góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống cũng nhƣ phát triển kinh tế xã hội trong vùng. Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đƣợc đầu tƣ nâng cấp, nhất là mạng lƣới giao thông thủy lợi, các công trình văn hóa – xã hội sẽ đƣợc đẩy mạnh phát triển quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoa nông nghiệp, nông thôn.

3.1.1.4 Địa hình

Địa hình Huyện Kế Sách tƣơng đối bằng phẳng nhƣng bị chia cắt bởi hệ thống sông rạch. Toàn bộ địa phận huyện nằm ở phía Nam của vùng cửa sông Hậu, cao độ địa hình thay đổi trong khoảng 0,2 - 2m so với mực nƣớc biển, vùng nội đồng có cao độ trung bình từ 0,5 - 1,0m. Địa hình có dốc nhẹ, hƣớng dốc chính từ sông Hậu thấp dần vào phía trong.

3.1.1.5 Khí hậu

Huyện Kế Sách nằm trong vùng chịu ảnh hƣởng của các yếu tố khí hậu, thời tiết mang nét đặc trƣng của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt cao.

Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 26,8o

C. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 37,8o

C (vào tháng 4 hàng năm); nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 16,2o C (vào tháng 12 – 1 hàng năm). Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm là 2.342 giờ, bình quân 6,5 giờ/ngày.

Trong năm, khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lƣợng mƣa trung bình là 1.846 mm; lƣợng mƣa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, trong mùa mƣa lƣợng mƣa chiếm trên 90% tổng lƣợng mƣa cả năm, tổng số ngày mƣa trung bình là 136 ngày/năm.

Trên địa bàn huyện có 2 hƣớng gió chính: gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Tốc độ gió

25

trung bình 2m/s. Mỗi năm bình quân có trên 30 cơn giông và lốc xoáy, gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống. Các yếu tố khí hậu thời tiết bất lợi và thiên tai có chiều hƣớng gia tăng trong những năm gần đây. (Theo Hoàng Thọ, Tổng quan huyện Kế Sách ngày 04/03/2011 Cổng Thông Tin xúc tiến đầu tư tỉnh Sóc Trăng)

3.1.1.6 Chế độ thủy văn và lợi thế tiềm năng về nước

Toàn bộ diện tích đất đai của huyện Kế Sách chịu ảnh hƣởng mạnh của chế độ thủy văn sông Hậu, là địa bàn đƣợc cung cấp nguồn nƣớc ngọt khá dồi dào, hầu hết diện tích đất trồng cây hàng năm có đủ nƣớc ngọt để sản xuất 2 -3 vụ/năm. Đồng thời có nhiều thuận lợi cho phát triển nuôi cá nƣớc ngọt ven sông Hậu, nuôi cá ở các vùng cồn, bãi, nuôi trong mƣơng vƣờn và nuôi kết hợp trồng lúa. Tuy nhiên, do chế độ thủy văn trên sông Hậu chịu tác động trực tiếp của chế độ bán nhật triều biển Đông có biên độ lớn (biên độ triều trung bình từ 3 – 3,5 m tại Cái Côn) nên về mùa mƣa kiệt, nƣớc mặn có thể xâm nhập sâu đến phà Đại Ngãi (ở mức 1‰). Cần đầu tƣ kiên cố hóa hệ thống bờ bao để chống xâm nhập mặn và giữ nƣớc ngọt.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu ước tính mức sẵn lõng chi trả choviệc sử dụng nước sạch của người dân huyện kế sách tỉnh sóc trăng (Trang 37)