Phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên và các bƣớc thực hiện

Một phần của tài liệu ước tính mức sẵn lõng chi trả choviệc sử dụng nước sạch của người dân huyện kế sách tỉnh sóc trăng (Trang 26)

7. Kết luận (cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu

2.1.6 Phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên và các bƣớc thực hiện

2.1.6.1 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)

Phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên – CVM là phƣơng pháp xác định giá trị kinh tế của các hàng hóa và dịch vụ không mua bán trên thị trƣờng. Phƣơng pháp này sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn để xác định giá trị của hàng hóa, dịch vụ không trao đổi và do đó không có giá trị trên thị trƣờng (Theo Katherine Bolt- Estimating the Cost of Environmental Degradation).

Nội dung chủ yếu của phƣơng pháp này là việc ƣớc lƣợng các giá trị môi trƣờng trực tiếp theo cách tiếp cận hành vi, dựa trên các câu trả lời và phản hồi của đáp viên đối với những vấn đề liên quan đến chất lƣợng môi trƣờng. Đều đáng chú ý ở đây là những câu hỏi hoàn toàn dựa trên những giả định mà ngƣời nghiên cứu đƣa ra về việc đóng góp, mức chi trả của đáp viên cho các giá trị của môi trƣờng (vì bản thân các giá trị này không đƣợc đƣa gia trao đổi, mua bán). Số liệu điều tra đƣợc về giá mà đáp viên sẵn lòng trả cho các giá trị môi trƣờng, cuộc sống và các biện pháp cải thiện môi trƣờng hoặc đền bù thiệt hại môi trƣờng, chất lƣợng cuộc sống sẽ là cơ sở để đánh giá giá trị cần tìm.

2.1.6.2 Các bước thực hiện CVM

Có năm bƣớc để thực hiện phân tích CVM nhƣ sau:

Bƣớc 1: Xác định vấn đề cần đánh giá.

Xác định đối tƣợng đƣợc đề cập ở đây già gì? Tác động nhƣ thế nào đến vấn đề nghiên cứu.

Bƣớc 2: Xác định đối tƣợng khảo sát

Xác định đối tƣợng khảo sát là cá nhân hay họ gia đình để có cách tiếp cận phù hợp. Xác định đặc điểm riêng của từng đối tƣợng để tìm hiểu thông tin đầy đủ chính xác về đối tƣợng cho quá trình lựa chọn đối tƣợng dễ dàng hơn.

Bƣớc 3: Cách đặt câu hỏi và lựa chọn phƣơng pháp phỏng vấn

- Cách đặt câu hỏi:

+ Open-ended question: Hỏi ngƣời đƣợc phỏng phấn họ muốn bao nhiêu cho sự thay đổi hàng hóa, dịch vụ đang đề cập đến. Ví dụ: Ông bà sẵn lòng đóng góp tối đa bao nhiêu tiền vào quỹ bảo vệ Sếu đầu đỏ?

+ Close-ended question: Đƣa ra cho ngƣời đƣợc phỏng vấn một con số (số tiền phải trả) và hỏi họ có đồng ý trả hay không. Ví dụ: Để tạo quỹ bảo tồn Sếu đầu đỏ tiền điện của ông/bà mỗi tháng sẽ tăng thêm 10.000 đồng trong 5 năm. Ông/bà có đồng ý không?

+ Payment card: Đƣa thẻ ghi một dãy số và đề nghị ngƣời đƣợc phỏng vấn chọn.

13

+ Double- bounded: Ngƣời đƣợc phỏng vấn trả lời với mức giá ban đầu nếu trả lời có, hỏi mức giá cao hơn. Nếu trả lời không hỏi mức giá thấp hơn.

+ Bidding game: Là hình thức hỏi theo bảng giá tăng dần ngƣời nghiên cứu đƣa ra các mức giá nghiên cứu về mức sẵn lòng trả của đáp viên. Theo đó các đáp viên đƣợc hỏi theo các giá trị tăng dần của các mức giá, nếu chấp nhận thì hỏi tiếp với mức giá cao hơn và cứ nhƣ thế hỏi tới khi đáp viên chấp nhận thì dừng lại.

- Phương pháp phỏng vấn:

+ Phỏng vấn trực tiếp: Gặp mặt để phỏng vấn (in-person interview) đây là cách thu đƣợc số liệu chất lƣợng nhất. Nhƣng nhƣợc điểm lớn nhất là tốn kém chi phí và thời gian hơn việc gửi thƣ/email và gọi điện thoại.

+ Phỏng vấn bằng thƣ/email: Gởi nội dung phỏng vấn cho đáp viên qua email. Phƣơng pháp này ít tốn kém, khảo sát đƣợc trên diện rộng nhƣng tỉ lệ trả lời thấp.

+ Phỏng vấn qua điện thoại: Điện thoại cho các đáp viên hỏi theo bảng câu hỏi, với phƣơng pháp này thì tỷ lệ trả lời cao, tiết kiệm thời gian nhƣng ngƣời hỏi không mô tả hết thông tin về tình huống giả định trên điện thoại.

Bƣớc 4: Khảo sát

Tiến hành khảo sát với bảng câu hỏi để phỏng vấn các đối tƣợng đã xác định trƣớc. Tùy theo vấn đề nghiên cứu mà ta chọn phƣơng pháp phỏng vấn phù hợp, nếu đề tài nghiên cứu là những vấn đề nhạy cảm ta phải chọn cách phỏng vấn trực tiếp mới có thể thu đƣợc số lƣợng mẫu nhƣ mong muốn.

Bƣớc 5: Xử lý số liệu

Bƣớc này là hoàn thành phân tích và báo cáo kết quả. Dữ liệu phân tích bằng các phần mềm thống kê xác định các thông số cần thiết cho báo cáo nhƣ trung bình của mẫu, WTP trung bình, loại bỏ những phiếu không phù hợp,…

Tính toán WTP trung bình theo phƣơng pháp phi tham số và tham số kiểm tra độ tin cậy của giá trị WTP. Nhằm xác định WTP có tuân theo các lý thuyết kỳ vọng hay không.

Hồi quy WTP theo các biến số:

 Thu nhập của hộ gia đình

 Các biến về tuổi  Giới tính đáp viên

 Các biến thông tin

Cách tốt nhất để chúng ta hiểu bản chất của CVM là xem xét các bƣớc thiết kế bảng phỏng vấn sau đây.

14

2.1.6.3 Bảng câu hỏi phỏng vấn

“Bảng hỏi (hay còn gọi là phiếu đều tra) là hệ thống các câu hỏi đƣợc sắp xếp trên cơ sở các nguyên tắc, trình tự logic và theo nội dung nhất định nhằm giúp cho ngƣời đều tra có thể thu đƣợc thông tin về hiện tƣợng nghiên cứu một cáchđầy đủ, đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đã đƣợc thiết lập” (Giáo trình Lý thuyết thống kê - 2006).

Đối với các cuộc điều tra nói chung, cho dù là đều tra nghiên cứu thị trƣờng hay đều tra xã hội học thì bảng hỏi luôn là công cụ quan trọng nhất để thu thập thông tin. Bảng hỏi cũng là biểu hiện cụ thể nội dung nghiên cứu, là công cụ để ngƣời nghiên cứu truyền tải nội dung này đến ngƣời đƣợc hỏi và thu nhận những phản hồi từ họ. Vì vậy, chỉ cần nhìn vào bảng hỏi cũng có thể cho ta biết đƣợc những thông tin sơ lƣợc nhất về cuộc đều tra nhƣ mục đích đều tra, chƣơng trình, tổ chức đều tra,…

Đối với phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) bảng hỏi cũng có vai trò là cầu nối giữa ngƣời nghiên cứu và ngƣời đƣợc hỏi. Đặc biệt, vai trò này càng quan trọng hơn khi đặc điểm của phƣơng pháp này là thu thập thông tin dựa trên những giả định chỉ đƣợc nêu ra trong bảng hỏi. Bảng hỏi đƣợc thiết kế nhằm mục đích làm đối tƣợng đều tra suy nghĩ về vấn đề đƣợc đề cập đến, từ đó phát biểu giá mà họ sẵn sàng trả tối đa cho các đặc điểm, vấn đề mà họ đã đƣợc ngƣời hỏi cung cấp.

Thông thƣờng, bảng câu hỏi trong CVM gồm 4 phần quan trọng:

Phần một: Các câu hỏi ngắn gọn và thích hợp nhằm thu thập thông tin cơ bản nhất về đối tƣợng đều tra. Ví dụ nhƣ tuổi tác, nghề nghiệp, nơi sinh sống, thu nhập, việc sử dụng, hƣởng thụ các giá trị dịch vụ, hàng hóa có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Từ đó có thể xem xét những yếu tố nhƣ môi trƣờng sống, trình độ học vấn, mức thu nhập,… có ảnh hƣởng nhƣ thế nào tới các câu trả lời của họ.

Phần hai: Mô tả những đặc điểm của vấn đề nghiên cứu có liên quan. Từ đó, đối tƣợng đều tra có hình dung về những giá trị mà họ đánh giá, từ đó đƣa ra mức giá sẵn sàng chi trả phù hợp.

Phần ba: Câu hỏi đƣợc thiết kế để thu thập thông tin, phản hồi về giá sẵn lòng trả của đối tƣợng đều tra.

Phần bốn: Một số thông tin khác liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu nhằm xác định một số vấn đề về mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đã đƣa ra.

15

Thông qua bảng hỏi, ngƣời nghiên cứu phải nhận đƣợc đánh giá của đối tƣợng đều tra về đặc điểm đối tƣợng đang nghiên cứu có giá trị nhƣ thế nào đối với họ. Đều này đƣợc thể hiện qua giá mà đối tƣợng đều tra sẵn lòng trả tối đa để đƣợc sử dụng những lợi ích mà đề tài nghiên cứu mang lại. Con số mà đối tƣợng đều tra đƣa ra chính là giá trị lợi ích ròng của hàng hóa, dịch vụ môi trƣờng, hay chất lƣợng cuộc sống đang cần đánh giá. Đây chính là cách thức để lƣợng hóa đƣợc giá trị tài sản môi trƣờng, giá trị cuộc sống,… Những yếu tố vốn không có giá trị thị trƣờng và không đƣợc trao đổi, mua bán. Có rất nhiều cách để thu đƣợc những phản hồi này. Trên bảng hỏi, các mức giá có thể đƣợc đƣa ra trƣớc và đề nghị đối tƣợng đều tra đánh dấu vào con số mà họ cho là thích hợp và sẵn sàng trả cao nhất hoặc để họ hoàn toàn tự trả giá.

Một phần của tài liệu ước tính mức sẵn lõng chi trả choviệc sử dụng nước sạch của người dân huyện kế sách tỉnh sóc trăng (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)