7. Kết luận (cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu
2.2.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu
2.2.3.1 Mô hình hồi quy logistic
Pi(Y ) = f( β1X1 + β2X2 + … + αnXn + ui)
βj (j=1,2,3,…n) là các hệ số đƣợc tính toán bằng phần mềm stata.
Các biến giải thích (theo dự báo có ảnh hƣởng đến sự sẵn lòng trả của đáp viên) đƣợc đƣa vào mô hình nhƣ sau:
Y: Là biến phụ thuộc, Y là sự sẵn lòng trả của ngƣời dân cho việc sử dụng nƣớc sạch. Biến Y nhận giá trị 0 và 1, với 0 là không chấp nhận chi trả cho việc sử dụng nƣớc sạch, 1 là đồng ý chi trả cho việc sử dụng nƣớc sạch.
Các biến X là biến độc lập ảnh hƣởng tới sự sẵn lòng trả (biến Y) với các giả thuyết nhƣ sau:
X1: Giá nƣớc sạch (gia) là mức giá trên một đơn vị m3
nƣớc sạch, giá nƣớc càng cao thì sự sẵn lòng trả sẽ thấp hơn mức giá thấp. Do đó, biến giá nƣớc sạch sẽ ảnh hƣởng ngƣợc chiều với sự sẵn lòng trả.
X2: Độ tuổi của đáp viên (tuoi) là tuổi của đáp viên, tuổi đáp viên càng cao thì cách nhìn nhận về sự quan trọng của nƣớc sạch càng quan trọng, sẽ dễ dàng chi trả cho việc sử dụng nƣớc sạch. Do đó, biến tuổi đƣợc kỳ vọng là có ảnh hƣởng cùng chiều sự sẵn lòng trả.
X3: Giới tính (gioitinh) là giới tính của đáp viên. Ngƣời chủ hộ thƣờng là nam, nên sự quyết định sử dụng nƣớc sạch có thể là nhiều hơn so với nữ. Do vậy biến giới tính kỳ vọng có thể sẽ ảnh hƣởng tới mô hình.
21
X4: Thu nhập (tnhap) là thu nhập hàng tháng của hộ, với kỳ vọng thu nhập cao thì sự sẵn lòng trả cho việc sử dụng nƣớc sạch sẽ cao. Do đó, biến thu nhập đƣợc kỳ vọng là có ảnh hƣởng cùng chiều với sự sẵn lòng trả.
X5: Trình độ học vấn (trinhdo) là trình độ học vấn của đáp viên, với những đáp viên có trình độ học thức cao thì sự hiểu biết về sự quan trọng nƣớc sạch sẽ cao, có thể sẽ sẵn lòng trả cao hơn. Do đó, biến trình độ học vấn kỳ vọng là có ảnh hƣởng nên đƣợc đƣa vào mô hình và có ảnh hƣởng cùng chiều.
X6: Số thành viên trong gia đình (stvien) là số thành viên trong hộ gia đình, với những hộ có tổng số thành viên trong gia đình nhiều sẽ ảnh hƣởng rất nhiều tới sự sẵn lòng trả và mức sẵn lòng trả.Do đó, biến số thành viên kỳ vọng là có ảnh hƣởng tới mô hình và có ảnh hƣởng ngƣợc chiều với sự sẵn lòng trả.
Bảng 2.1: Tổng hợp các biến với dấu kì vọng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc trong mô hình
Biến độc lập Đơn vị tính Dấu kỳ vọng
Giá Đồng - Độ tuổi Tuổi + Giới tính 0 = nữ, 1 = nam + Thu nhập Triệu đồng/tháng/hộ + Trình độ học vấn Số năm đi học + Số thành viên Số thành viên -
Nhƣ vậy, mô hình có 1 biến phụ thuộc và 6 biến độc lập. Trong đó, kì vọng có 4 biến là hệ số dƣơng và 2 biến kì vọng có hệ số âm.
- Đề tài sử dụng phƣơg pháp hồi quy logistic tham số để định mức giá sẵn lòng trả của ngƣời dân cho việc sử dụng nƣớc sạch.
+ Công thức:
22
+ Các giá trị trong công thức tính mức giá sẵn lòng trả: Mean WTP: là mức giá sẵn lòng chi trả trung bình. α là hệ số tự do trong kết quả hồi quy mô hình logistic
β là các hệ số gốc trong kết quả hồi quy mô hình logistic. Các giá trị β1
đến β6 là các hệ số gốc tƣơng đƣơng với các biến X từ X1 đến X6
X là các giá trị trung bình của các biến.
2.2.3.2 Thang đo Likert
Đây là thang đo đƣợc sử dụng rộng rãi để thực hiện các nghiên cứu rketing. Kỹ thuật này trình bày thang đo theo năm mức độ. Cụ thể trong bài nghiên cứu này thì chất lƣợng nƣớc sinh hoạt hiện tại đƣợc mã hóa nhƣ sau:
1: Rất nghiêm trọng 2: Nghiêm trọng 3: Bình thƣờng
4: Không nghiêm trọng 5: Rất không nghiêm trọng
Các giá trị trung bình sẽ đƣợc tính ra tƣơng ứng với mức ý nghĩa đạt đƣợc nhƣ sau:
Giá trị trung bình Ý nghĩa
1,00 – 1,80 Rất nghiêm trọng
1,81 – 2,60 Nghiêm trọng
2,61 – 3,40 Bình thƣờng
3,41 – 4,20 Không nghiêm trọng
23
CHƢƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- KINH TẾ- XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG CHẤT LƢỢNG NƢỚC SÔNG HUYỆN KẾ SÁCH 3.1 TỔNG QUAN HUYỆN KẾ SÁCH
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý 3.1.1.1 Vị trí địa lý
Kế Sách nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Sóc Trăng và là một trong mƣời một đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh. Ranh giới đất đai của Kế Sách nằm ở vị trí có tọa độ địa lý từ 9014’ đến 9055’ vĩ độ Bắc và từ 105030’ đến 106004’ kinh độ Đông.
-Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh (qua sông Hậu)
-Phía Nam giáp huyện Mỹ Tú và huyện Long Phú
-Phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang
Huyện Kế Sách nằm ở vùng hạ lƣu sông Hậu, cách Thành phố Sóc Trăng 20 km. Tuyến đƣờng Nam sông Hậu dài 151 km, đoạn đi qua huyện Kế Sách dài 23,7 km, là trục giao thông quan trọng, tạo môi trƣờng thuận lợi cho việc khai thác tiềm năng và lợi thế của vùng ven sông Hậu. Các tuyến đƣờng tỉnh nối đƣờng Nam sông Hậu với Quốc lộ 1A, cùng với các tuyến đƣờng huyện và giao thông nông thôn sẽ đƣợc nâng cấp, là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển toàn diện các ngành kinh tế - xã hội.
Phát huy lợi thế về vị trí địa lý của huyện, cần đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp và thủy sản, tăng nhanh khối lƣợng hàng hóa nông sản và thủy sản chất lƣợng cao phục vụ cho chế biến xuất khẩu. Tranh thủ nhiều nguồn lực cho đầu tƣ phát triển công nghiệp và dịch vụ, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ khai thác tiềm năng du lịch sinh thái ven sông Hậu và các cồn. Đồng thời, coi trọng việc phối hợp với các cơ quan chức năng của Tỉnh và Trung ƣơng, thực hiện tốt các giải pháp ứng phó với những biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ tác động mạnh đến các vùng ven sông.
3.1.1.2 Diện tích và dân số
Năm 2012 diện tích huyện Kế Sách là 352,9 km2, chiếm 10,66 % diện tích tự nhiên tỉnh Sóc Trăng.
Tổng dân số 159261 ngƣời với 30627 hộ (năm 2012) , mất độ dân số là 451 ngƣời/km2. Thị trấn Kế Sách có mật độ dân số cao nhất là 947 ngƣời/km2
. Ở các xã, dân cƣ phân bố tƣơng đối đồng đều, chỉ có một xã Phong Nẫm, mật
24
độ dân số thấp nhất là 284 ngƣời/km2
(theo niêm giám thống kê Sóc Trăng năm 2012)
3.1.1.3 Hành chính
Kế Sách có 13 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 1 thị trấn và 12 xã (An Mỹ, Thới An Hội, Kế An, Kế Thành, Đại Hải, Phong Nẫm, An Lạc Thôn, An Lạc Tây, Xuân Hòa, Nhơn Mỹ, Ba Trinh, Trinh Phú).
Thị trấn Kế Sách là trung tâm của huyện là nơi mua bán sầm uất từ sớm. Mỗi ngày từ 3, 4 giờ sáng ngƣời dân đến buôn bán tấp nập. Nông dân các xã lân cận mang hàng hóa nông nghiệp ra bán trao đổi. Thị trấn Kế Sách đang qui hoạch nhiều cụm công nghiệp và khu dân cƣ, phát triển nhiều dịch vụ mua bán khác góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống cũng nhƣ phát triển kinh tế xã hội trong vùng. Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đƣợc đầu tƣ nâng cấp, nhất là mạng lƣới giao thông thủy lợi, các công trình văn hóa – xã hội sẽ đƣợc đẩy mạnh phát triển quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoa nông nghiệp, nông thôn.
3.1.1.4 Địa hình
Địa hình Huyện Kế Sách tƣơng đối bằng phẳng nhƣng bị chia cắt bởi hệ thống sông rạch. Toàn bộ địa phận huyện nằm ở phía Nam của vùng cửa sông Hậu, cao độ địa hình thay đổi trong khoảng 0,2 - 2m so với mực nƣớc biển, vùng nội đồng có cao độ trung bình từ 0,5 - 1,0m. Địa hình có dốc nhẹ, hƣớng dốc chính từ sông Hậu thấp dần vào phía trong.
3.1.1.5 Khí hậu
Huyện Kế Sách nằm trong vùng chịu ảnh hƣởng của các yếu tố khí hậu, thời tiết mang nét đặc trƣng của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt cao.
Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 26,8o
C. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 37,8o
C (vào tháng 4 hàng năm); nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 16,2o C (vào tháng 12 – 1 hàng năm). Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm là 2.342 giờ, bình quân 6,5 giờ/ngày.
Trong năm, khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lƣợng mƣa trung bình là 1.846 mm; lƣợng mƣa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, trong mùa mƣa lƣợng mƣa chiếm trên 90% tổng lƣợng mƣa cả năm, tổng số ngày mƣa trung bình là 136 ngày/năm.
Trên địa bàn huyện có 2 hƣớng gió chính: gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Tốc độ gió
25
trung bình 2m/s. Mỗi năm bình quân có trên 30 cơn giông và lốc xoáy, gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống. Các yếu tố khí hậu thời tiết bất lợi và thiên tai có chiều hƣớng gia tăng trong những năm gần đây. (Theo Hoàng Thọ, Tổng quan huyện Kế Sách ngày 04/03/2011 Cổng Thông Tin xúc tiến đầu tư tỉnh Sóc Trăng)
3.1.1.6 Chế độ thủy văn và lợi thế tiềm năng về nước
Toàn bộ diện tích đất đai của huyện Kế Sách chịu ảnh hƣởng mạnh của chế độ thủy văn sông Hậu, là địa bàn đƣợc cung cấp nguồn nƣớc ngọt khá dồi dào, hầu hết diện tích đất trồng cây hàng năm có đủ nƣớc ngọt để sản xuất 2 -3 vụ/năm. Đồng thời có nhiều thuận lợi cho phát triển nuôi cá nƣớc ngọt ven sông Hậu, nuôi cá ở các vùng cồn, bãi, nuôi trong mƣơng vƣờn và nuôi kết hợp trồng lúa. Tuy nhiên, do chế độ thủy văn trên sông Hậu chịu tác động trực tiếp của chế độ bán nhật triều biển Đông có biên độ lớn (biên độ triều trung bình từ 3 – 3,5 m tại Cái Côn) nên về mùa mƣa kiệt, nƣớc mặn có thể xâm nhập sâu đến phà Đại Ngãi (ở mức 1‰). Cần đầu tƣ kiên cố hóa hệ thống bờ bao để chống xâm nhập mặn và giữ nƣớc ngọt.
3.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội
Cơ cấu kinh tế hiện tại của huyện là nông nghiệp- dịch vụ- công nghiệp, trong đó nông nghiệp chiếm vai trò chủ yếu, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi cớ cấu sản xuất nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào cây trồng vật nuôi, công nghiệp còn nhỏ và vừa, nhƣng với sự xuất hiện của các khu công nghiệp sẽ làm cho nền công nghiệp huyện nhà phát triển vƣợt bậc. Nền công nghiệp phát triển là nền tản cho thƣơng mại- dịch vụ- du lịch phát triển.
Qua 03 tháng đầu năm 2013, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện kế Sách có chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực chủ yếu:
- Sản xuất lúa phát triển tốt, sản lượng vụ lúa Đông xuân tăng so với cùng kỳ. Diện tích gieo trồng là 12.564 ha, đạt 100,51% so kế hoạch; đã thu hoạch xong, năng suất ƣớc đạt 64 tạ/ha và sản lƣợng ƣớc đạt 80.410 tấn, vƣợt so kế hoạch.
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm được duy trì và phát triển, công tác phòng chống dịch luôn đƣợc các địa phƣơng quan tâm thực hiện tốt. Tổng đàn heo trên địa bàn huyện hiện có 38.380 con (nuôi mới 12.890 con), đạt 81,66% so kế hoạch.
26
- Diện tích nuôi thủy sản được giữ ổn định. Diện tích nuôi thủy sản các loại ƣớc đạt 634 ha, trong đó diện tích nuôi thủy sản kết hợp các loại 571,73 ha. Riêng cá tra công nghiệp hiện đang duy trì với diện tích thả nuôi là 62,27 ha; đồng thời, đang thực hiện thí điểm mô hình cá thát lát cờm kết hợp với cá sặc rằn.
- Lĩnh vực sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng trong điều kiện khó khăn. Giá trị sản xuất công nghiệp ƣớc đạt 59.728 triệu đồng, đạt 28,44% so kế hoạch, đạt 37,33% so chỉ tiêu tỉnh giao, với các sản phẩm chủ yếu nhƣ: xay xát 34.000 tấn, đạt 28,33% so kế hoạch, than hầm 11.000 tấn, đạt 29,81%, nƣớc đá 22.100 tấn, đạt 30,15% so kế hoạch.
- Hoạt động thương mại dịch vụ tiếp tục tăng trưởng khá. Giá trị thƣơng mại dịch vụ ƣớc đạt 2.100 tỷ đồng, đạt 42,86% so kế hoạch; trong đó, tổng mức bán lẻ là 1.640 tỷ đồng, đạt 45,56% so kế hoạch, chiếm 78,09% tổng mức bán ra.
- Tiến độ thu ngân sách đạt khá so với dự toán. Tổng thu ngân sách tính đến cuối quý I là 5.500 triệu đồng, đạt 32,28% so kế hoạch; trong đó, nguồn thu chủ yếu là thuế ngoài quốc doanh 3.800 triệu đồng, đạt 35,51% so kế hoạch.
- Các lĩnh vực văn hoá - xã hội được quan tâm thực hiện và có nhiều tiến bộ. Các chính sách an sinh xã hội tiếp tục đƣợc triển khai thực hiện tích cực. Tình hình an ninh, chính trị - xã hội đƣợc giữ vững, ổn định. Công tác cải cách hành chính, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đƣợc quan tâm chỉ đạo. (Theo Hoàng Thọ, Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Quý II/2013 trên địa bàn huyện Kế Sách ngày 24/04/2013 Cổng Thông Tin xúc tiến đầu tư tỉnh Sóc Trăng)
3.2 TÌNH HÌNH CHUNG VỀ HỆ THỐNG CUNG CẤP NƢỚC HUYỆN KẾ SÁCH SÁCH
3.2.1 Hiện trạng hệ thống cung cấp nƣớc
Hiện nay, huyện có tổng số 13 trạm cấp nƣớc. Trong đó có 1 trạm cấp nƣớc thuộc địa bàn thị trấn Kế Sách và 12 trạm cấp nƣớc phân tán ở 12 xã của huyện. Tổng vốn đầu tƣ là 28.467.520.000 VND. Với 6.152 hộ gia đình đƣợc cung cấp nƣớc từ hệ thống, so với 30627 hộ trên toàn địa bàn huyện thì số lƣợng này chiếm tỷ lệ rất thấp. Ngƣời dân địa phƣơng còn sử dụng nƣớc giếng khoan, nƣớc sông để sử dụng cho sinh hoạt.
27
Nhìn chung, công suất của các trạm cấp nƣớc tƣơng đối nhƣ nhau đều ở mức 480m3/ngày, trạm TT Kế Sách và Kế An có công suất lớn hơn lần lƣợt là
1000m3/ngày và 960m3/ngày. Hệ thống cấp nƣớc Bồ Đề và Kênh giữa ở mức công
suất thấp hơn chỉ 168m3
/ngày.
Số hộ sử dụng theo thiết kế dựa theo công suất để tính toán, số hộ ít ở trạm và hệ thống có mức công suất thấp và số hộ nhiều ở trạm có công suất cao. Tuy nhiên sản lƣợng nƣớc bình quân tháng của ngƣời dân lại không phụ thuộc vào công suất của trạm mà do số hộ dân tham gia sử dụng, khả năng sử dụng các nguồn nƣớc có sẵn cũng nhƣ nhu cầu sử dụng khác nhau của ngƣời dân từng vùng có sự khác biệt
nhau. Thấp nhất là trạm TĐC Đại Hải với 500m3/tháng và cao nhất là trạm Nhơn
Mỹ với 9214m3
/tháng.
Bảng 3.1 Các trạm và hệ thống cấp nƣớc trên địa bàn huyện Kế Sách năm 2012
STT Tên Công suất (m3/ ngày) Sản lƣợng nƣớc bình quân (m3/tháng) Số hộ sử dụng theo thiết kế (hộ) 1 Trạm TT Kế Sách 1000 9253 1000 2 Trạm An Lạc Tây 480 4.683 400 3 Trạm An Lạc Thôn 480 8.934 400 4 Trạm An Mỹ 480 3.590 400 5 Trạm Thới An Hội 480 7.466 400 6 Trạm Nhơn Mỹ 480 9.214 400 7 Trạm Xuân Hòa 480 2.577 600 8 Trạm Kế An 960 2.051 1000 9 Hệ Bồ Đề 168 935 100 10 Hệ Kênh Giữa 168 1.830 100 11 Trạm Ba Trinh 480 2.239 750 12 Trạm Đại Hải 480 5.524 400
28 STT Tên Công suất (m3/ ngày) Sản lƣợng nƣớc bình quân (m3/tháng) Số hộ sử dụng theo thiết kế (hộ) 13 Trạm TĐC Đại Hải 480 500 100
Nguồn: Báo cáo thường niên trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Sóc Trăng, 2012