Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học toán lớp 3 theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh (Trang 84)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4.Kết quả thực nghiệm

Để đánh giá kết quả thử nghiệm, nhằm đánh giá tính khả thi của việc vận dụng quy trình dạy học đã đề ra, chúng tôi đã thực hiện một số bước sau:

- Với lớp ĐC: Giáo viên tiến hành dạy bình thường.

- Với lớp TN: Ngoài việc trao đổi với GV chủ nhiệm để nắm bắt tâm lý, hoàn cảnh của HS, chú ý quan sát lớp học, cách thức nghe giảng và HĐ của HS, quan sát kỹ năng thực hành, trao đổi, thảo luận trong nhóm của HS, chú ý tăng cường sự tương tác giữa người dạy - người học - môi trường, tham khảo ý kiến của đồng nghiệp dự giờ thử nghiệm, tác giả còn tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra trước khi dạy thử nghiệm và sau khi kết thúc dạy thử nghiệm nhằm đánh giá tính khả thi của áp dụng phương tiện trực quan vào hoạt động dạy và học. Để việc đánh giá được khách quan, chính xác đề kiểm tra chúng tôi đã in trên khổ giấy A4 có đính kèm cả phần để HS ghi bài làm, nội dung đề bài được phát cho học sinh như nhau nhưng chúng tôi đã đổi vị trí của các câu hỏi và các phương án trả lời để được 5 mã đề khác nhau, đảm bảo hai học sinh ngồi cạnh nhau không có cùng mã đề trắc nghiệm.

77

Bảng 3.1: Kết quả phân bố điểm kiểm tra của học sinh

Điểm Lớp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm trung bình cộng Kết quả kiểm tra trước khi thử nghiệm 3A1 0 1 3 5 7 10 8 7 4 0 6,1 3A2 0 1 2 3 7 11 10 8 3 0 6,3 Kết quả kiểm tra sau khi thử nghiệm 3A1 0 0 2 4 4 1 11 12 7 4 6,5 3A2 0 1 3 2 8 10 12 7 2 0 6,2

Nguồn: [Bài kiểm tra Phụ lục 2] Nhận định đánh giá:

* Phân tích định lượng:

- Kết quả bài kiểm tra trước khi dạy thử nghiệm:

+ Lớp 3A1, có 20% bài điểm yếu, kém (1, 2, 3, 4 điểm), 37,7% điểm trung bình (5, 6 điểm) và 42,2% điểm khá, giỏi (7, 8, 9,10 điểm), điểm trung bình cộng: 6,1.

+ Lớp 3A2 có 13,3% điểm yếu kém; 40% điểm trung bình, 46,7% điểm khá giỏi, điểm trung bình cộng: 6,3

- Kết quả bài kiểm tra sau khi dạy thử nghiệm:

+ Lớp 3A1 có 13,3% điểm yếu, kém; 11,1% điểm trung bình và 75,5% điểm khá, giỏi; điểm trung bình cộng: 6,5

+ Lớp 3A2 có 13,3% điểm yếu kém, 40% điểm trung bình, 46,7% điểm khá giỏi, điểm trung bình cộng: 6,2.

78

Kết quả trên cho thấy:

- Trước khi tiến hành thử nghiệm trình độ và học lực ở hai lớp thử nghiệm là tương đối đồng đều nhau.

- Sau khi tiến hành thử nghiệm tỷ lệ HS khá, giỏi, trung bình, yếu, kém ở lớp đã chọn có sự thay đổi nhưng chưa đáng kể. Trong khi đó kết quả học tập của học sinh ở lớp thử nghiệm có sự cải thiện, điểm trung bình của bài kiểm tra sau khi thử nghiệm đạt yêu cầu (6,5) tăng hơn so với trước khi thử nghiệm (6,1); tỷ lệ học sinh đạt điểm giỏi ở bài kiểm tra sau chưa phải là cao nhưng có thể chấp nhận được (11,1%), tỷ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi tăng từ 42,2% (trước khi dạy TN) lên 75,5% (sau khi TN), tỷ lệ HS đạt điểm yếu kém giảm từ 20% (trước TN) xuống còn 13,3% (sau TN), tỷ lệ này phản ánh tương đối chính xác mức độ nhận thức của HS.

* Phân tích định tính:

Khi vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học “toán lớp 3 ở bậc tiểu học” chúng tôi nhận thấy rằng:

- Học sinh được trực tiếp tham gia vào quá trình kiến tạo tri thức, rèn luyện kỹ năng; học sinh được hoạt động nhiều hơn, được suy nghĩ nhiều hơn và được rèn luyện phương pháp tự học, học hợp tác theo nhóm.

- Hệ thống câu hỏi giáo viên đưa ra có tính hướng đích, định hướng cho học sinh cách thức tiến hành hoạt động học tập để giải quyết nhiệm vụ học tập đề ra.

- Phương tiện dạy học đã giúp học sinh rèn luyện được các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, cụ thể hoá,… Giờ học đã khai thác được vốn kiến thức sẵn có của học sinh trong từng đơn vị kiến thức cụ thể, học sinh có hứng thú và trách nhiệm hơn với nhiệm vụ học tập của bản thân; không khí lớp học sôi nổi, tích cực, tự giác, học sinh được khích lệ tinh thần học tập.

79

- Đa số học sinh nắm vững nội dung bài học, nắm vững kiến thức cơ bản phù hợp với quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin. HS đã có được những kỹ năng tư duy toán học cần thiết để vận dụng vào giải bài tập; những học sinh yếu, kém đã có sự tiến bộ, một số em đã đạt điểm trung bình; những học sinh giỏi cũng phát huy được khả năng học tập của bản thân, một số HS khá đã vươn lên đạt điểm giỏi.

- Cơ bản kết quả của lớp thực nghiệm chưa phải là cao, đánh giá tương đối chính xác mức độ nhận thức của học sinh tập trung ở mức độ trung bình khá là chủ yếu, nhưng so với lớp ĐC các em đã có sự nâng lên rõ rệt về một số mặt: trình bày lời giải chặt chẽ, biết nhìn vấn đề theo nhiều hướng khác nhau, khả năng dự đoán, kỹ năng vận dụng linh hoạt các kiến thức đã được học một cách nhanh nhạy hơn. Ở các câu hỏi trắc nghiệm, các học sinh đã thể hiện cách giải và cách nhìn nhận vấn đề nhanh hơn các học sinh ở lớp ĐC

3.5. Kết luận chƣơng 3

Giáo viên dạy thực nghiệm đã nắm vững nội dung của từng bước tiến hành dạy học của quy trình và chú ý tăng cường sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học. Giáo viên đã huy động được vốn kiến thức, kỹ năng được trang bị trước đó làm tiền đề kích thích quá trình nhận thức của học sinh. Giáo viên đã tạo ra môi trường học tập thân thiện, gần gũi, tạo điều kiện cho học sinh dễ dàng thể hiện mình, đưa ra những ý kiến, quan điểm khác để cùng thảo luận trong nhóm, lớp để giải quyết được vấn đề đặt ra. Học sinh được làm quen dần với các hoạt động tư duy để kiến tạo tri thức mới và hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. Học sinh được tiếp cận với các phương tiện dạy học trực quan, được trực tiếp tham gia vào quá trình phát hiện ra tri thức mới dưới sự hướng dẫn, gợi mở của giáo viên.

80

KẾT LUẬN

Dạy và học cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản trong đó có việc giáo viên và học sinh cần khai thác tốt phương tiện trực quan trong quá trình truyền đạt kiến thức, nhất là đối với toán tiểu học và đặc biệt là toán tiểu học lớp 3. Đây là bậc học chuyển tiếp của những bước nhận thức đầu tiên của toán lớp 1 và lớp 2 nên sử dụng phương tiện trực quan trong dạy và học toán của học sinh lớp 3 là cần thiết và cần ứng dụng một cách khoa học, có mục đích, có hiệu quả. Ở lứa tuổi này, nhận thức của học sinh mang tính cảm tính thường chiếm ưu thế, tri giác gắn trực tiếp với hành động, hoạt động thực tiễn. Do vậy, khi sử dụng phương tiện trực quan trong việc dạy và học giúp các em tri giác tốt, dễ gây ấn tượng tích cực, từ đó tư duy bài học tốt hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy và học toán bậc tiểu học, đặc biệt là trong việc dạy và học Toán lớp 3 có vai trò quan trọng. Từ phương tiện trực quan được áp dụng trong quá trình truyền đạt kiến thức, từ việc ít tư duy, ít tưởng tượng, ít ghi nhớ đến việc các em có thể nhớ lâu, nhớ chính xác hơn là sự giải thích dài dòng và trí tưởng tượng có thể tăng thêm, phong phú thêm.

Từ những phân tích trên, có thể kết luận về những vấn đề đã đạt được của luận văn nghiên cứu như sau:

1. Luận văn đã hệ thống một số vấn đề lý luận của phương pháp dạy học tích cực. Dạy học với phương tiện trực quan sẽ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, người học trở thành chủ thể đích thực của quá trình nhận thức, sử dụng phương tiện trực quan có hiệu quả tác động trực tiếp tới tư duy của học sinh. Quan điểm này đặc biệt chú ý đến việc vận hành bộ máy học của người học và sự tương tác giữa các tác nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.

81

2. Luận văn đã sử dụng một số dạng phương tiện trực quan vào dạy học toán lớp 3 ở tiểu học như phương tiện trực quan dạng mô phỏng, phương tiện trực quan dạng hình vẽ, phương tiện trực quan là mô hình thật. Kết quả thử nghiệm bước đầu minh hoạ cho tính khả thi và hiệu quả của đề tài, giả thiết khoa học là chấp nhận được và những nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành.

3. Hiệu quả dạy học phụ thuộc vào các thành tố của quá trình dạy học. Để sử dụng phương tiện dạy học trực quan có hiệu quả đòi hỏi người dạy phải vận dụng linh hoạt và sáng tạo trong từng điều kiện dạy học cụ thể. Sử dụng phương tiện trực quan đúng lúc, đúng chỗ; phù hợp với lứa tuổi của học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 3 với tầm tư duy toán học còn non và thực tế các dạng toán ở lớp 3 vẫn mang tính chất cơ bản, là bước đệm cho sự phát triển hơn ở toán 4 và hết tiểu học. Vì vậy, người dạy phải là người năng động và nhạy cảm trong quá trình dạy học.

Luận văn mới chỉ áp dụng vào một số tiết dạy trong mônToán lớp 3 ở tiểu học. Từ kết quả thu được có thể khẳng định các phương án nêu trong luận văn có thể được phát triển rộng rãi trong môn Toán, áp dụng trong toàn cấp học và có thể áp dụng cho các môn học khác trong trường tiểu học.

82

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

1. Nguyễn Thị Hải Hậu (2013): “Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học toán cho học sinh lớp 3”, Tạp chí Giáo dục, số tháng 8/2013.

2. Lê Minh Cường, Nguyễn Thị Hải Hậu (2013): “Tổng quan các nghiên cứu về rèn luyện kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học toán ở trường phổ thông cho sinh viên Đại học Sư phạm”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia: “Nghiên cứu giáo dục toán học theo hướng phát triển năng lực người học giai đoạn 2014 - 2020”. NXB Đại học Sư phạm.

83

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Ngọc Bảo, Phát triển tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình dạy học. Tài liệu BDTX chu kỳ 1993 – 1996

2. Bộ GD và ĐT, Đổi mới phương pháp dạy học Tiểu học - Phần 1, NXB Giáo dục.

3. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội

4. Vũ Quốc Chung (2005), Phương pháp dạy học toán ở Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

5. Hoàng Chúng (1997), PPDH toán học, Giáo trình dùng cho các trường cao đẳng sư phạm, NXB Giáo dục

6. Nguyễn Thành Chung (2014), Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học phương pháo tọa độ trong mặt phẳng ở trường trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ.

7. Hồ Ngọc Đại (2002), Tâm lý học dạy học, NXB Giáo dục

8. Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội

9. Đỗ Tiến Đạt (2011), “Dạy học môn Toán ở Tiểu học trên cơ sở tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá và phát hiện”, Chuyên đề GDTH,

(51), tr 15-19.

10. Phạm Văn Đồng (1995), Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, một phương pháp vô cùng quý báu, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (2) 11. Phạm Minh Hạc (1992), Một số vấn đề tâm lí học, NXB Giáo dục

12. Phạm Văn Hoàn, Nguyễn Gia Cốc, Trần Thúc Trình (1981), Giáo dục học môn Toán, NXB Giáo dục

84

học Sư Phạm, Hà Nội

14. Đặng Vũ Hoạt, Phó Đức Hoà (2004), Giáo dục học Tiểu học- Tập 1, NXB Đại học Sư Phạm

15. Hà Sĩ Hồ (1995), Một số vấn đề cơ sở về phương pháp dạy học Toán ở cấp I phổ thông, NXB Giáo dục

16. Đặng Thành Hưng, Trịnh Thị Hồng Hà, Nguyễn Khải Hoàn, Trần Vũ Khánh (2012), Lí thuyết phương pháp dạy học, NXB Đại học Thái Nguyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17. Nguyễn Thái Hòe (2001), Rèn luyện tư duy qua việc giải bài tập toán, NXB Giáo dục, Hà Nội.

18. Trần Diên Hiển (2004), Thực hành giải toán Tiểu học - Tập 1;2, NXB Đại học Sư Phạm.

19. Đỗ Trung Hiệu, Đỗ Đình Hoan, Vũ Dương Thuỵ, Vũ Quốc Chung (1995), Phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học, NXB Giáo dục. 20. Phó Đức Hòa, Ngô Quang Sơn (2008), Ứng dụng công nghệ thông tin

trong dạy học tích cực, Nxb Giáo dục.

21. Trần Bá Hoành (2002), “Những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực”, Tạp chí Giáo dục, (32), tr 26-27.

22. Nguyễn Bá Kim (2004), PPDH môn Toán. NXB Đại học sư phạm. 23. Nguyễn Bá Kim (chủ biên), Đào Thái Lai, Trịnh Thanh Hải (2008),

Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học toán, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

24. Trần Bá Hoành, Phó Đức Hoà, Lê Tràng Định: Áp dụng dạy và học tích cực trong môn Tâm lý và Giáo dục học. DA Việt - Bỉ. NXB ĐHSP 25. Nguyễn Kỳ (1995), PPDH tích cực, NXB Giáo dục, Hà Nội

26. Trần Kiều (1999), Toán học nhà trường và yêu cầu phát triển văn hoá toán học, Nghiên cứu giáo dục

85

27. Đào Thái Lai (2006), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường phổ thông Việt Nam, Đề tài trọng điểm cấp Bộ, Mã số B2003-49-42-TĐ.

28. Ngô Thúc Lanh, Đoàn Quỳnh, Nguyễn Đình Trí (2000), Từ điển Toán học, NXB Giáo dục.

29. Hoàng Mai Lê (2011), “Một số yêu cầu cơ bản để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở Tiểu học”, Chuyên đề GDTH, (49), tr 19-21.

30. Luật Giáo dục (2005), NXB Giáo dục

31. Trần Thúy Ngà (2012). Dạy học môn toán tiểu học theo định hướng tăng cường tính trực quan, Luận án Tiến sĩ giáo dục học.

32. Bùi Văn Nghị (2008), PPDH những nội dung cụ thể môn Toán, NXB Đại học sư phạm.

33. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và PPDH trong nhà trường, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

34. Phan Trọng Ngọ (Chủ biên), Nguyễn Đức Hưởng (2003), Các lý thuyết phát triển tâm lý người, Nxb Đại học Sư phạm.

35. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Ban chấp hành Trung ương khoá VIII về khoa học và công nghệ

36. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

37. Nguyễn Tuấn (Chủ biên), Thiết kế bài giảng Toán 3, NXB Hà Nội 38. Đặng Thị Thu Thủy (2009), Thiết kế và sử dụng thiết bị dạy học môn

Toán theo hướng tích cực hóa HĐ học tập của HS trung học cơ sở. 39. Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Phương pháp luận duy vật biện chứng với

việc dạy, học, nghiên cứu toán học - Tập 1, NXB ĐHQGHN 40. Trần Trung (2013), PTDH môn Toán. NXB Đại học sư phạm.

PHỤ LỤC

PHIỂU THĂM DÕ Ý KIẾN

(Dành cho giáo viên tiểu học)

Mong thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau và đánh dấu (X) vào mỗi phương án lựa chọn phù hợp.

Câu 1: Thầy (cô) nhận thấy tầm quan trọng của việc sử dụng phương tiện

trực quan trong dạy và học toán ở bậc tiểu học hiện nay như thế nào?

Câu 2: Hãy kể ra một số phương tiện trực quan mà thầy (cô) biết đến hoặc sử (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dụng trong dạy và học toán ở bậc tiểu học?

……… ………

Câu 3: Thầy (cô) cho biết mức độ quan tâm như thế nào tới phương tiện trực

quan trong dạy và học toán ở bậc tiểu học?

Câu 4: Thầy (cô) sử dụng những phương tiện trực quan nào sau đây trong giờ

dạy môn toán ở bậc tiểu học?

Phƣơng tiện trực quan

Mức độ sử dụng Thường xuyên Sử dụng không

Một phần của tài liệu Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học toán lớp 3 theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh (Trang 84)