Nội dung chương trình Toán lớp 3ở trường Tiểu học

Một phần của tài liệu Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học toán lớp 3 theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh (Trang 49)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.1.Nội dung chương trình Toán lớp 3ở trường Tiểu học

Nội dung chương trình Toán lớp 3 ở bậc Tiểu học khá đa dạng và phong phú. Đến lớp 3 học sinh phải làm quen với nhiều dạng toán, nhiều bài toán có lời văn dựa trên cơ sở làm quen với các phép tính nhân chia trong bảng, ngoài bảng. Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở lớp 3 có nhiều ứng dụng trong đời sống và cần thiết để các em có thể học tốt các môn học khác, là cơ sở vững chắc cho việc học môn Toán ở bậc cao hơn. Đối tượng nghiên cứu của toán là các quan hệ về số lượng và hình dạng vì vậy, ở bậc tiểu học, đặc biệt là toán lớp 3 dù là kiến thức toán học đơn giản song thể hiện mối quan hệ vững chắc giữa số lượng và hình dáng không gian

Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, giải quyết vấn đề, góp phần phát triển trí thông minh. Những thao tác tư duy có thể rèn luyện cho HS qua môn Toán bao gồm phân tích tổng hợp, so sánh, tương tự, khái quát hoá, trừu tượng hoá, cụ thể hoá, đặc biệt hóa. Các phẩm chất trí tuệ có thể rèn luyện cho HS bao gồm: tính độc lập, tính linh hoạt, tính nhuần nhuyễn, tính sáng tạo. Nội dung chính của Toán lớp 3 gồm có các phần : Số và phép tính ; Đại lượng và đo đại lượng ; Yếu tố thống kê ; Các yếu tố hình học và giải bài toán.

- Về số và phép tính, học sinh nắm được các nội dung cơ bản về :

Học sinh được ôn tập và bổ sung kiến thức về đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số; Cộng, trừ các số có ba chữ số không nhớ, có nhớ một lần, các bảng nhân và bảng chia.

42

Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000 như: Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số không nhớ; Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số có nhớ; Bảng chia sáu; Tìm một trong các phần bằng nhau của một số; Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số; Phép chia hết và phép chia có dư; Gấp một số lên nhiều lần; Nhân một số có ba chữ số với số có một chữ số; So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn; Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số; Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số; Tính giá trị của biểu thức.

Các số có năm chữ số và các số có sáu chữ số, nắm được nguyên tắc cấu tạo thập phân của của số và tên gọi các hàng mới: hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn. Học sinh cần nắm được cách viết số, cách đọc số, hiểu được ý nghĩa của các chữ số trong cách viết số. Phép cộng và phép trừ có nhớ không liên tiếp và không quá 2 lần, trong phạm vi 100 000. Phép nhân có đến 4 chữ số với số có 1 chữ số có nhớ không liên tiếp và không quá 2 lần, tích không quá 100 000. Gấp một số lên nhiều lần. Phép chia số có đến 5 chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết và chia có dư). Các dạng bài tập của phép chia như: Tìm số chia x chưa biết: 30: x = 5; Hoặc dạng: Trong phép chia hết, 7 chia cho mấy để được thương lớn nhất? Thương bé nhất? Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000. Tính giá trị các biểu thức số có đến 3 dấu phép tính, có hoặc không có dấu ngoặc. Các dạng biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ thì thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải, biểu thức có phép tính nhân, chia thì thực hiện phép tính từ trái sang phải. Giới thiệu các phần bằng nhau của đơn vị. Thực hành so sánh các phần bằng nhau của đơn vị trên hình vẽ và trong trường hợp đơn giản. Giới thiệu bước đầu về chữ số La Mã. Như giới thiệu cho học sinh làm quen các số La Mã ở mặt đồng hồ, thường được ghi bằng số La Mã như: I: Một; II: Hai; IV: Bốn; X: Mười…

- Về Đại lượng và đo đại lượng học sinh nắm các nội dung cơ bản về:

43

quan hệ giữa hai đơn vị nối tiếp liền nhau, giữa mét và ki-lô-mét, giữa mét và xăng-ti-mét, mi-li-mét. Thực hành đo và ước lượng độ dài.

Giới thiệu đơn vị đo diện tích: Xăng-ti-mét vuông.

Hình 2.1: Xăng-ti-mét, góc vuông

Giới thiệu gam. Gam là một đơn vị đo khối lượng, được viết tắt là g. Giới thiệu các quả cân 1kg, 2kg, 5kg và các quả cân 1g, 2g, 5g, 10g, 20g, 50g, 100g, 200g, 500g. Học sinh nắm được cách đọc, viết và làm tính với các số đo theo đơn vị gam. Giới thiệu 1 kg = 1000 g. Các bài toán dưới dạng gam như: Cho học sinh nhìn cân đồng hồ và cân nặng các vật, hỏi vật đó nặng bao nhiêu gam. Hoặc bài toán: Cả hộp sữa cân nặng 455g, vỏ hộp nặng 58g. Hỏi trong hộp có bao nhiêu g sữa? Hoặc học sinh có thể thực hành cân khối lượng các đồ vật thông dụng hằng ngày, đồng thời có cảm nhận về khối lượng như cân: Cuốn sách nặng bao nhiêu? Cái bút, cái bảng nặng bao nhiêu g? Có thể cho học sinh ước lượng trước, sau đó cân thật. Kết quả cân thật đôi khi khác xa với ước lượng. Qua nhiều lần như vậy, học sinh có khả năng cảm nhận và ước lượng một cách tốt hơn.

Ngày, tháng, năm, thực hành xem lịch. Có thể dùng các tờ lịch thông thường để hướng dẫn học sinh cách nhìn ngày, tháng, năm. Học sinh nắm được các ngày trong tuần, các tháng trong năm và áp dụng xem lịch như: Nhìn lịch xem ngày 1 tháng 6 là ngày quốc tế thiếu nhi là thứ mấy? Ngày Quốc khánh mùng 2 tháng 9 là thứ mấy? Sinh nhật của học sinh vào ngày, tháng, năm nào?

44

Phút, giờ, thực hành xem đồng hồ, chính xác đến phút. Tập ước lượng khoảng thời gian trong phạm vi một số phút. Các dạng thực hành như: Học sinh nhìn đồng hồ và đọc được chính xác mấy giờ, mấy phút. Nhìn đồng hồ và học sinh tìm các giờ, phút tương ứng với giờ, phút chỉ trên mặt đồng hồ. Hoặc các dạng câu hỏi: Em tập thể dục lúc mấy giờ? Em đến trường lúc mấy giờ? Ăn sáng lúc mấy giờ?. Hoặc thực hành theo dạng nhìn đồng hồ thiếu kim chỉ giờ, phút, và yêu cầu học sinh vẽ kim giờ, kim phút để đồng hồ chỉ đúng thời gian đã nêu.

Giới thiệu về tiền Việt Nam. Tập đổi tiền với các trường hợp đơn giản.

ĐỘ DÀI

DIỆN TÍCH THỜI GIAN KHỐI LƢỢNG

- dam, hm

- Bảng đơn vị đo độ dài - Thực hành đo và ước lượng

- Gam: 1kg = 1000g - Thực hành cân

- Xem đồng hồ (chính xác đến 5 phút) - 8h35 phút hoặc 9h kém 25 phút

- Trên các tháng: Số ngày trong mỗi tháng; 1 năm có 12 tháng

- Xem lịch

- Biểu tượng; đơn vị đo (cm2)

- Tính diện tích hình chữ nhật; hình vuông

45

- Về yếu tố thống kê học sinh nắm được các nội dung cơ bản về:

Giới thiệu bảng số liệu đơn giản. Tập sắp sếp lại số liệu của bảng theo mục đích, yêu cầu cho trước. Làm quen với các số liệu đơn giản như việc đo chiều cao của một số bạn trong lớp, sau đó viết các số đo chiều cao của các bạn và được dãy số liệu, từ dãy số liệu đó sẽ thống kê được bạn thứ nhất, bạn thứ hai, bạn thứ ba…cao bao nhiêu và trả lời các câu hỏi có liên quan. Hoặc làm quen với dãy ngày chủ nhật của các tháng, thống kê xem có bao nhiêu ngày chủ nhật, chủ nhật đầu tiên là ngày nào?...

Bảng 2.1: Về bảng số liệu đơn giản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số đã cho 3 6 4 7 5 0 Nhiều hơn số đã cho 5 đơn vị 8 11 9 12 10 5 Gấp 5 lần số đã cho 15 30 20 35 25 0 Nguồn: [SGK Toán lớp 3; Tr58] Lớp 3A 3B 3C 3D 3E Số học sinh giỏi 18 13 25 15 10 Nguồn: [SGK Toán lớp 3; Tr 136]

- Về yếu tố hình học, học sinh nắm được các nội dung cơ bản về:

Giời thiệu cho học sinh về hình vuông, hình chữ nhật. Hình vuông có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau. Hình chữ nhật có 4 góc vuông, có 2 cạnh dài bằng nhau và hai cạnh ngắn bằng nhau. Tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông. Các dạng bài toán như: Mỗi viên gạch hình vuông có cạnh 20cm. Tính chu vi hình chữ nhật ghép bởi 3 viên gạch như thế? Tính diện tích hình chữ nhật và diện tích hình vuông.

46

Giới thiệu góc vuông và góc không vuông. Dạng bài toán như: Cho một hình tứ giác, tam giác, tìm góc vuông, góc không vuông.

Giới thiệu êke. Vẽ góc bằng thước thẳng và êke. Giới thiệu đỉnh, góc, cạnh của hình đã học.

Giới thiệu compa. Giới thiệu tâm và bán kính, đường kính của hình tròn. Vẽ đường tròn bằng compa, có nhận xét về tâm của hình tròn, trung điểm của đường kính trong hình tròn. Độ dài đường kính gấp đôi độ dài bán kính. Dạng bài toán thực hành là nêu tên các bán kính, đường kính có trong mỗi hình tròn.

Thực hành vẽ trang trí hình tròn theo các bước từ tâm ra bán kính, sau đó trang trí từng bán kính và tô màu các bán kính đã trang trí. Giới thiệu diện tích của một hình.

GÓC

ĐIỂM Ở GIỮA. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG Hình chữ nhật, Hình vuông

- Nhận biết góc vuông, góc không vuông - Vẽ, gấp hình

- Các yếu tố của hình chữ nhật, hình vuông - Chu vi hình chữ nhật, hình vuông

- Nhận biết - Thể hiện

47

- Về giải bài toán học sinh nắm được các nội dung cơ bản sau:

Giải các bài toán có đến hai bước tính với các mối quan hệ trực tiếp và đơn giản. Bài toán giải bằng hai phép tính; Bài toán có liên quan đến rút về đơn vị. Các dạng toán như sau: Có 35 lít mật ong, chia đều vào 7 can. Hỏi 2 can có mấy lít mật ong? Hoặc dạng bài toán: có 28kg gạo đựng đều trong 7 bao. Hỏi 5 bao đó có bao nhiêu ki-lô-gam gạo?

Giải bài toán quy về đơn vị và các bài toán có nội dung hình học. Các dạng toán như sau: Muốn lát nền 6 căn phòng như nhau cần 2550 viên gạch. Hỏi muốn lát nền 7 căn phòng như thế cần bao nhiêu viên gạch? Hoặc cho một số hình tam giác có hình dạng định sẵn, sau đó yêu cầu học sinh ghép các hình tam giác thành hình cho sẵn có tỷ lệ lớn hơn.

HÌNH TRÒN - - Các yếu tố hình tròn Vẽ hình tròn. Vẽ trang trí.

DIỆN TÍCH

- Biểu tượng; đơn vị đo (cm2)

- Tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông

CÁC DẠNG TOÁN

GIẢI BÀI TOÁN CÓ 2 BƢỚC TÍNH

- Tìm một trong các phần bằng nhau của đơn vị

- Gấp một số lên nhiều lần; giảm đi một số lần - So sánh gấp (bé) một số lần

- Rút về đơn vị

- Tóm tắt bài toán - Nêu bài giải đầy đủ

- Coi tính chu vi hình chữ nhật. Chẳng hạn: (9+15) x2=48 là một bước tính

48

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học toán lớp 3 theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh (Trang 49)