Sử dụng phương tiện trực quan dạng hình vẽ

Một phần của tài liệu Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học toán lớp 3 theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh (Trang 68)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Sử dụng phương tiện trực quan dạng hình vẽ

Sử dụng phương tiện trực quan dạng hình vẽ để minh họa tức là dùng hình vẽ để diễn tả, thể hiện, khẳng định, chứng minh cho những sự vật hiện tượng mà bằng lời nói không thể mô tả được một các đầy đủ, các yếu tố nghịch lí, mâu thuẫn, các sự kiện tương phản, các yếu tố thông tin mới không thể hiểu được nếu chỉ giải thích bằng lời nói.

Sử dụng phương tiện trực quan dạng hình vẽ cần được giáo viên nghiên cứu áp dụng nhiều trong dạy học những phần đòi hỏi trí tưởng tượng cao vì nó có tác dụng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, phát triển khả năng nghiên cứu, tự học của học sinh.

61

Ví dụ 2.9: Khi dạy bài “Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính”, Toán

lớp 3 trang 110, Giáo viên giới thiệu hình tròn, yêu cầu học sinh vẽ hình tròn có bán kính 2cm. Trong trường hợp này, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh dùng compa để để vẽ hình tròn theo yêu cầu, sau đó xác định tâm hình tròn, xác định bán kính, đường kính của hình tròn.

2.13: Hình ảnh cho tâm hình tròn

Ví dụ 2.10: Khi dạy bài toán tìm x và y như sau: Tìm hai số x và y biết

tổng của chúng là 33 và x lớn hơn y 13 đơn vị

Giáo viên có thể sử dụng hình vẽ bằng đoạn thẳng như sau:

Giáo viên có thể hướng dẫn cách giải cho học sinh như sau:

Cách 1: Theo sơ đồ 1 thì 2 lần số bé (y) là: 33-13=20 (Lấy tổng hai số trừ đi phần chênh lệch giữa hai số)

Số bé (y) là 20: 2 = 10

62

Cách 2: Theo sơ đồ thì 2 lần số lớn (x) là 33 + 13 = 46 (lấy tổng 2 số cộng thêm phần chênh lệch giữa hai số)

Số lớn (x) là: 46 : 2 = 23

Số bé (y) là: x – 13 = 23-13 = 10

Ví dụ 2.11: Khi dạy bài toán tìm ba số a, b, c biết tổng của ba số bằng

72 đơn vị, a bé hơn c 20 đơn vị, b bé hơn c 10 đơn vị. Giáo viên có thể vẽ sơ đồ như sau

Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh giải bài toán như sau: Tìm số bé nhất trước, sau đó tính các số còn lại. Theo sơ đồ, số bé nhất là a.

Ba lần số bé nhất a là: 72 – 20 – (20 -10) =42 Như vậy: a = 42/3 = 14

c = 14 + 20 = 34 b = 34 – 10 = 24

Ví dụ 2.12: Khi dạy bài Luyện tập, Toán 3, SGK trang 52 như sau: Lớp

3A có số học sinh giỏi là 14 bạn, số học sinh khá hơn số học sinh giỏi là 8 bạn. Hỏi cả lớp có bao nhiêu học sinh?

Giáo viên có thể vẽ sơ đồ đoạn thẳng biểu thị như sau

63

Trong hình minh họa nêu trên, mỗi đoạn thẳng biểu thị cho một số lượng học sinh xác định. Nhìn vào hình vẽ không thấy có hình ảnh của học sinh, chỉ thấy quan hệ về số lượng của các nhóm học sinh.

Ví dụ 2.13: Nhận dạng góc vuông, tìm độ dài đoạn thẳng và nhận biết

hình chữ nhật ABCD:

Giáo viên: Sử dụng phương tiện trực quan dạng hình vẽ (Hình chữ nhật ABCD đã vẽ sẵn trong bảng con treo trên bảng) kết hợp với mô hình (tấm bìa hình chữ nhật hoặc vật thật có dạng hình chữ nhật) và vật thật là ê ke và thước kẻ.

Học sinh: Quan sát và nhận biết được đó là hình chữ nhật.

Giáo viên yêu cầu học sinh lấy ê ke để kiểm tra 4 góc của hình chữ nhật xem có phải là góc vuông không.

Học sinh vừa thao tác trên hình vừa nói. (Hình chữ nhật có 4 đỉnh góc vuông A, B, C, D)

Tiếp tục cho học sinh kiểm tra độ dài các cạnh của hình chữ nhật để học sinh nhận biết được hình chữ nhật có hai cặp cạnh bằng nhau.

Hình 2.14: Ê ke để vẽ, kiểm tra góc vuông

64

Việc sử dụng hình vẽ kết hợp với vật thật trong hình thành khái niệm hình chữ nhật đã giúp học sinh nhận biết kiến thức một cách chủ động và rèn kĩ năng thực hành. Đây cũng là một trong những yêu cầu của định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

Phương pháp dạy học bằng cách sử dụng phương tiện trực quan dạng hình vẽ là một trong những phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh dễ dàng chiếm lĩnh kiến thức thông qua quan sát. Tuy vậy, trong quá trình dạy học một số học sinh vẫn chưa chú ý đến sự hướng dẫn của giáo viên nên việc chiếm lĩnh kiến thức vẫn còn thụ động. Vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên phải biết kết hợp các phương pháp dạy học một cách thích hợp, linh hoạt khai thác và vận dụng tốt các phương tiện sẽ kích thích được hứng thú tư duy của học sinh.

Việc khai thác tốt các hình ảnh và mô hình đưa ra thông qua phương pháp dạy học trực quan trong quá trình dạy học không chỉ giúp học sinh tiếp thu kiến thức mới nhanh hơn, hiệu quả hơn mà còn rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, dự đoán, so sánh, khái quát, kỹ năng vận dụng để học sinh nâng cao kỹ năng kiến thức và có hứng thú hơn đối với môn học.

Ví dụ 2.14:

Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc đề bài và xác định cái đã cho và cái cần tìm.

Giáo viên có thể nhấn mạnh những điểm cần lưu ý của bài toán bằng cách gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng. Giáo viên định hướng cách giải bài toán thông qua các câu hỏi gợi mở để dẫn dắt HS tới sơ đổ tóm tắt (hình vẽ)

65

+ Có thể biểu thị sự hơn kém nhau của các số như thế nào? (thông qua hình vẽ hoặc sơ đồ đoạn thẳng)

Ta có sơ đồ:

Hình 2.16: PTTQ là hình vẽ đoạn thẳng

Với việc đưa bài toán về dạng tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng, là mô phỏng phương tiện trực quan đã giúp học sinh hào hứng hơn và tiếp thu kiến thức chủ động hơn.

Ví dụ 2.15: Sử dụng phương tiện trực quan dạng hình vẽ để yêu cầu

học sinh : Tính độ dài các đường gấp khúc, Bài 5, phần Luyện Tập, SGK toán lớp 3, trang 77. Giáo viên có thể vẽ các hình gấp khúc cho sẵn và viết độ dài tương ứng mỗi đường gấp khúc. Sau đó yêu cầu học sinh đo và tính tổng độ dài các đường gấp khúc cho trước.

Qua việc sử dụng hình vẽ là các đường gấp khúc cho trước, học sinh hào hứng hơn trong việc thực hiện các yêu cầu của bài toán qua thực hiện phương tiện trực quan là hình vẽ

Hình 2.17: PTTQ là hình vẽ gấp khúc K A B C D A N E L M

66

2.3. Kết luận chƣơng 2.

Thông qua tổng hợp những nội dung chính của chương trình Toán lớp 3 ở tiểu học gồm các vấn đề như: Số và phép tính; Đại lượng và đo đại lượng ; Yếu tố thống kê ; Các yếu tố hình học và giải bài toán. Chương 2 luận văn nêu lên một số lưu ý khi sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học Toán cho học sinh lớp 3. Phân tích rõ việc sử dụng một số dạng phương tiện trực quan trong dạy học Toán lớp 3 ở trường tiểu học, trong đó có phương tiện trực quan dạng mô hình thật, phương tiện trực quan dạng ký hiệu toán học và phương tiện trực quan dạng hình vẽ. Yêu cầu của phương tiện trực quan dạng mô hình thật là học sinh phải nhận thức, nhìn thấy và cảm nhận được mô hình đó. Từ đó làm cơ sở cho việc tư duy của học sinh. Phương tiện trực quan dạng ký hiệu toán học, yêu cầu giúp học sinh biết được các ký hiệu toán học, vận dụng ký hiệu trong quá trình giải bài toán. Đối với phương tiện trực quan dạng hình vẽ, giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức thông qua quan sát và vận dụng hình vẽ trong giải toán nhằm nâng cao kiến thức và tư duy toán học.

67

Chƣơng 3

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục đích kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng một số dạng phương tiện trực quan vào dạy học nội dung toán lớp 3 ở trường Tiểu học và kiểm định giả thuyết khoa học.

3.2. Nội dung thực nghiệm

Dạy thử nghiệm ở chương trình toán lớp 3 với các tiết 23: Bảng chia 6 và tiết 46 Thực hành đo độ dài với Giáo án thực nghiệm sư phạm như sau:

Tiết 1: BẢNG CHIA 6 (Trang 24 SGK)

Mục tiêu:

- Giúp học sinh lập bảng chia 6 dựa vào bảng nhân 6. - Thực hành chia cho 6 (chia trong bảng)

- Áp dụng bảng chia 6 để giải các bài toán có liên quan

Đồ dùng dạy học: Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn

Giáo viên có thể áp dụng phương tiện trực quan trong tiết học này với cách làm tấm bìa và các chấm tròn, giúp học sinh tư duy về cách chia trong phạm vi 6.

68

Các hoạt động dạy học :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

Học sinh 1:

- Học sinh đọc thuộc lòng bảng nhân 6 - GV nhận xét, cho điểm.

Học sinh 2: Làm bài tập của tiết cũ

Giáo viên: Mỗi ngày có 24 giờ, hỏi 6 ngày có tất cả bao nhiêu giờ?

- Học sinh lên bảng đọc thuộc bài. - Học sinh lên bảng làm bài

Tóm tắt: 1 ngày: 24 giờ 6 ngày:….? giờ Bài giải 6 ngày có số giờ là 24 x6 = 144 giờ Đáp số: 144 giờ 3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

Trong giờ toán học này, các em sẽ dựa vào bảng nhân 6 để thành lập bảng chia 6 và làm các bài tập luyện tập trong bảng chia 6

Học sinh nghe giới thiệu bài

b. Nội dung

Hoạt động 1: Lập bảng chia 6

- Gắn lên bảng 1 tấm bìa có 6 chấm tròn và hỏi: Lấy 1 tấm bìa có 6 chấm tròn, hỏi 6 lấy 1 lần được mấy

Học sinh: 6 lấy 1 lần bằng 6

Yêu cầu: Hãy viết phép tính tương ứng với “6 lấy 1 lần bằng 6”

Học sinh viết phép tính: 6 x 1= 6 Hỏi: Trên tất cả các tấm bìa có 6 chấm Học sinh: có 1 tấm bìa

69

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

tròn, biết mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu tấm bìa?

Yêu cầu: Hãy viết phép tính tương ứng để tìm được số tấm bìa

Học sinh: phép tính 6 : 6 = 1 Hỏi: Vậy 6 :6 được mấy Học sinh 6 chia 6 bằng 1 Yêu cầu: Viết lên bảng 6:6=1 và yêu

cầu học sinh học phép nhân và phép chia vừa lập được

Học sinh: Đọc 6 nhân 1 bằng 6 và 6 chia 6 bằng 1.

Hoạt động: Gắn lên bảng hai tấm bìa và nêu bài toán: Mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn. Hỏi 2 tấm bìa như thế có tất cả bao nhiêu chấm tròn?

Trả lời: Mỗi tấm bìa như thế có 6 chấm tròn, vậy 2 tấm bìa như thế có 12 chấm tròn

Yêu cầu: Hãy lập phép tính để tìm số chấm tròn có trong 2 tấm bìa?

Học sinh lập và nêu phép tính: 6 x 2 = 12

Hỏi: tại sao các em lập được phép tính này?

Trả lời: Vì mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn vậy lấy 2 tấm bìa tất cả, vậy 6 lấy 2 lần nghĩa là 6 x 2

Hỏi: Trên tất cả các tấm bìa có 12 chấm tròn, biết mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn. Hỏi tất cả có bao nhiêu tấm bìa

Trả lời: Có tất cả 2 tấm bìa

Hỏi: Hãy lập phép tính để tìm số tấm bìa mà bài toán yêu cầu

Phép tính: 12 : 6 = 2 (tấm bìa) Hỏi: Vậy 12 chia 6 bằng mấy? Trả lời: 12 chia 6 bằng 2 Hoạt động: Viết lên bảng phép tính:

12:6=2 sau đó cho học sinh cả lớp đọc

Học sinh đọc phép tính: 6 nhân 2 bằng 12 và 12 chia 6 bằng 2

70

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

2 phép tính nhân, chia vừa lập được

Hoạt động 2: Học thuộc bảng chia 6

- Yêu cầu cả lớp nhìn bảng đọc đồng thanh bảng chia 6 vừa xây dựng được - Yêu cầu học sinh tìm điểm chung của các phép tính chia trong bảng chia 6 + Có nhận xét gì về các số bị chia trong bảng chia 6

+ Có nhận xét gì về kết quả của các phép chia trong bảng chia 6

Học sinh: Các phép chia trong bảng chia 6 đều có dạng một số chia cho 6

+ Đọc các dãy số bị chia: 6, 12, 18…và rút ra kết luận đây là dãy số đếm thêm 6, bắt đầu từ 6

+ Kết quả lần lượt là: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.

- Yêu cầu học sinh tự học thuộc lòng bảng chia 6, lưu ý học sinh ghi nhớ các đặc điểm đã phân tích của bảng chia này để học thuộc cho nhanh

- Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bảng chia 6

- Yêu cầu cả lớp đồng thanh đọc thuộc lòng bảng chia 6

+ Tự học thuộc lòng bảng chia 6 + Học sinh thi đọc cá nhân, các tổ thi đọc theo tổ và các bàn thi đọc theo bàn

Hoạt động 3: Luyện tập thực hành

Bài 1: Tính nhẩm (theo SGK trang 24) - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu học sinh suy nghĩ, tự làm bài, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau - Nhận xét bài của học sinh

Học sinh tính nhẩm: 42 : 6 = 7 Làm vào vở bài tập sau đó 12 học sinh tiếp theo nối tiếp nhau đọc từng phép tính trước lớp

71

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Bài 2: Tính nhẩm (theo SGK trang 24) - Xác định bài tập yêu cầu chúng ta tính nhẩm nhân và chia

- Yêu cầu học sinh nhận xét bài của bạn trên bảng

- Hỏi: Khi đã biết 6 x 4 = 24 có thể ghi ngay kết quả của 24 : 6 và 24 : 4 được không, vì sao?

Có 4 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập

- Học sinh dưới lớp nhận xét

- Học sinh trả lời: Khi đã biết 6 x 4 = 24 có thể ghi ngay kết quả của 24 : 6 = 4 và 24 : 4 = 6 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia

Bài 3: Gọi 1 học sinh đọc đề bài Giáo viên hỏi:

Bài toán cho biết những gì? Bài toán hỏi gì?

Yêu cầu học sinh suy nghĩ và giải bài toán

Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng và cho điểm học sinh

Học sinh đọc: Một sợi dây đồng dài 48cm được cắt thành 6 đoạn bằng nhau. Hỏi mỗi đoạn dài mấy cm?

Học sinh trả lời:

Bài toán cho biết có 48cm dây đồng, được cắt làm 6 đoạn bằng nhau. Bài toán hỏi: Mỗi đoạn dây dài bao nhiêu cm?

Một học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập

Bài giải:

Mỗi đoạn dây đồng dài là: 48:6=8(cm)

Đáp số: 8cm

Bài 4:

Gọi 1 học sinh đọc đề bài

Học sinh đọc: Một sợi dây đồng dài 48cm được cắt thành các đoạn

72

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Yêu cầu học sinh tự làm bài bằng nhau, mỗi đoạn dài 6 cm. Hỏi cắt được mấy đoạn dây?

Một học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập

Bài giải:

Số đoạn dây cắt được là: 48:8=6(đoạn) Đáp số: 6 đoạn

Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò

- Gọi một vài học sinh học thuộc lòng bảng chia 6

- Dặn học sinh về nhà học thuộc lòng bảng chia

Học sinh xung phong đọc bảng chia

Tiết 2: THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI (Trang 47 SGK)

Mục tiêu:

- Biết dùng thước thẳng và bút để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. - Đo độ dài bằng thước thẳng, sau đó ghi lại và đọc số đo đó

Một phần của tài liệu Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học toán lớp 3 theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)