8. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Sử dụng phương tiện trực quan dạng mô phỏng
Sử dụng phương tiện trực quan dạng mô phỏng trong dạy và học hiện nay là một phương pháp tích cực, đặc biệt là trong chương trình toán tiểu học. Mô phỏng là việc nghiên cứu trạng thái của mô hình để qua đó hiểu được hệ thống thực. Mô phỏng là tiến hành thử nghiệm trên mô hình, quá trình tiến hành nghiên cứu trên vật thật nhân tạo hoặc mô phỏng theo hình dáng, kích thước của các vật thật. Hoặc theo một số nhà nghiên cứu khác, ta có thể thực hiện việc mô phỏng từ những phương tiện đơn giản như giấy, bút, đến các
56
nguyên vật liệu tái tạo lại nguyên mẫu (mô hình bằng gỗ, gạch, sắt hoặc các con vật) hay hiện đại hơn là mô phỏng theo máy tính điện tử.
Như vậy, mô phỏng theo nghiên cứu của bản thân, có thể được hiểu là việc dùng các vật thật để miêu tả hoặc giải thích cho học sinh hiểu, tư duy về môn học, bài học một cách chính xác, có cơ sở thực tế. Phương pháp dạy học theo phương tiện trực quan là mô phỏng có ưu điểm nổi bật là cung cấp cho học sinh những kinh nghiệm cụ thể về đối tượng học tập theo kiểu nhìn trực tiếp vào các vật mô phỏng, dựa trên vật thật. Với khả năng vận dụng nhiều giác quan khác nhau như nhìn, nghe giáo viên giảng, cầm nắm vật mô phỏng, học sinh có thể nắm bắt, hiểu nội dung bài giảng của giáo viên.
Mô phỏng giúp học sinh làm việc, tư duy theo lối riêng và tự điều khiển cách học của bản thân, kích thích sự say mê, học tập của học sinh với sự tổng hợp của nhiều cơ quan cảm giác của con người. Mô phỏng giúp giáo viên làm việc một cách sáng tạo, tìm được giải pháp thay thế những hoạt động học thiếu hiệu quả, tiết kiệm thời gian, khám phá thêm nhiều chủ đề tăng cường thời gian giao tiếp với học sinh, thảo luận với học sinh, làm cho hoạt động học của học sinh trở nên tích cực hơn. Mô phỏng thường được sử dụng trong phần đầu của buổi học, hoặc phần mở bài của tiết học, nhằm tạo tâm lý sẵn sàng cho học sinh tiếp cận bài giảng một cách nhanh nhất.
Khi áp dụng phương tiện trực quan dạng mô phỏng, cần đạt được các mục tiêu như: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hành trên thực tế. Học sinh có thể tự mình thực hiện các thao tác mô phỏng vật thật bằng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên hoặc mô phỏng theo ý muốn của học sinh.
Ví dụ 2.5: Để giúp cho học sinh có thao tác, dựng hình, lắp ghép hình
tam giác, hình vuông, hình chữ nhật một cách nhanh chóng, tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học, giáo viên hướng dẫn cách lắp ghép hình chữ nhật cho học sinh theo cách như sau:
57
Giáo viên dùng ngòi bút bi hết mực, số lượng khoảng 30 chiếc (có thể dùng que tre thay thế), giấy trắng, bìa Mika, dây cao su, giấy màu đề can, keo 502 và giấy ráp và dùng kéo cắt tấm mika có kích thước khoảng 20 x20 cm, dày 5mm, sau đó dính đề can làm nền cho khung, cắt giấy đề can thành các đoạn thẳng và chia mica thành các ô vuông bằng nhau. Sau đó khoan lỗ trên tấm bảng có kích thước cỡ như ngòi bút bi vào giữa các ô vuông. Sau đó gắn các mẩu ngòi bút bi được cắt ngẵn vào các lỗ và dùng keo 502 dính cố định các ngòi bút bi lại. Dùng sợi dây chun để tạo hình chữ nhật, hình tam giác theo hàng bút bi đã được cố định trên bảng.
Hình 2.8: Các ô vuông
Hình 2.9: Hoàn thiện
Ví dụ 2.6: Toán lớp 3 có yêu cầu dạng bài về việc yêu cầu ghép các
hình tam giác nhỏ thành một hình theo mẫu. Giáo viên có thể chuẩn bị phương tiện trực quan để giúp học sinh có thể hình dung ngay yêu cầu của dạng bài như sau:
58
Giáo viên chuẩn bị 8 tấm bảng Mi ca kích cỡ 200x180x3mm và 5 tấm bìa Mica, kích cỡ 200x200x3mm (có thể thay thế bằng bìa cứng), một ít giấy màu đề can, viên nam châm nhỏ, keo gián, giấy ráp và dụng cụ dao, kéo.
Sau đó giáo viên cắt bảng mica thành 8 hình tam giác cân bằng nhau có kích thước 2 cạnh là 20cm, đáy 18cm, dày 3mm. Cắt 5 hình tam giác đều cạnh 20 cm, dày 3mm. Cắt bảng mica thành 8 hình tam giác cân bằng nhau có kích thước 2 cạnh là 20cm, đáy 18cm, dày 3mm. Cắt 5 hình tam giác đều cạnh 20 cm, dày 3mm.
Dùng giấy đề can dán lên các hình tam giác cân và tam giác đều để trang trí cho đẹp (màu sắc tùy ý người làm).
Dùng keo dính cố định các viên nam châm giữa ở sau các hình tam giác Giáo viên cho một hoặc hai học sinh lên bảng ghép các hình tam giác cân có đính nam châm lại với nhau để tạo thành các hình theo yêu cầu của bài.
Trường hợp này học sinh cũng có thể thực hiện các thao tác tương tự để có thể ghép các hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật thành các hình mẫu theo yêu cầu của bài học hoặc theo yêu cầu của giáo viên. Qua thao tác thực tế, học sinh có cách nhìn tổng quan về các phương tiện trực quan dạng mô phỏng, giúp học sinh tư duy tốt hơn trong quá trình học và làm bài.
59
Ví dụ 2.7: Khi dạy bài “Phép chia hết và phép chia có dư” SGK Toán
lớp 3, Trang 29, Giáo viên có thể giúp học sinh hiểu ý nghĩa của phép chia hết và phép chia có dư bằng cách sử dụng phương tiện trực quan hỗ trợ thêm.
Khi giảng phép chia hết: Giáo viên có thể dùng bìa cứng, hình chữ nhật chiều dài khoảng 20 – 25cm, chiều rộng khoảng 7 – 8cm. Dùng giấy một màu dán kín bìa cứng. Sau đó cắt các 8 chấm tròn chia làm 2 phần bằng nhau, mỗi phần có 4 chấm tròn (không thừa chấm nào). Dùng giấy màu dán kín các chấm tròn (dùng màu khác với màu bìa cứng để học sinh tiện theo dõi). Hướng dẫn học sinh: 8 : 2 là phép chia hết.
Khi giảng phép chia có dư: Giáo viên cũng có thể dùng bìa cứng như trên, sau đó cắt 9 chấm tròn, chia ra hai phần bằng nhau, mỗi phần được 4 chấm tròn, còn dư một chấm tròn. Hướng dẫn học sinh 9: 2 = 4 (dư 1). Đây là phép chia có dư.
Hình 2.11. PTTQ là các tấm bìa có chấm tròn
Ví dụ 2.8: Khi dạy bài toán có yếu tố hình học: “Góc vuông, góc không
vuông”, SGK Toán lớp 3, trang 41. Giáo viên có thể sử dụng phương tiện trực quan dạng mô phỏng để giới thiệu với học sinh về góc vuông và góc không vuông. Giáo viên có thể dùng tấm bìa lớn làm nền, vẽ một hình tam giác lớn
Phép chia hết
Phép chia có dư
60
và các hình chữ nhật lồng ghép trong hình tam giác với kích cỡ bé hơn. Sau đó, tạo mầu phân biệt cho các hình tam giác, hình chữ nhật và cắt dán lên tấm bìa lớn. Từ phương tiện mô phỏng này, giáo viên có thể gợi ý, giảng giải cho học sinh biết về góc vuông, góc không vuông.
Hình 2.12: Phương tiện trực quan là hình tam giác, lồng ghép hình chữ nhật
Phương tiện trực quan dạng mô phỏng là phương pháp giúp học sinh lĩnh hội thông tin và kiến thức bài giảng một cách tự nhiên nhất. Bởi phương tiện trực quan dạng mô phỏng kết hợp nhiều âm thanh, màu sắc, lời giải thích sẽ thu hút sự chăm chú theo dõi của học sinh, giúp học sinh so sánh, khái quát và tư duy tốt hơn