Sử dụng phương tiện trực quan dạng mô hình thật

Một phần của tài liệu Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học toán lớp 3 theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh (Trang 58)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.Sử dụng phương tiện trực quan dạng mô hình thật

Các mô hình vật chất giữ vai trò quan trọng trong dạy học Toán lớp 3. Chúng sử dụng để thực hiện các bài toán liên quan đến hình tròn, hình tam giác. Sử dụng mô hình vật thật giúp cho học sinh làm quen với một trong các phương pháp nghiên cứu của toán học là phương pháp mô hình.

Mô hình vật thật có thể tìm thấy như đối tượng gốc (thực hiện chức năng), nó được tạo ra và sử dụng với mục đích là phương tiện của nhận thức chứ không phải là dùng trong cuộc sống. Tính chất đặc trưng của loại phương tiện này là tính xác thực và nguyên bản. Phương tiện này bao gồm các thiết bị thí nghiệm, máy móc, thiết bị của trường, mẫu các bộ phận, bộ sưu tập… Vật thật, nếu được sử dụng như phương tiện cung cấp thông tin, giúp cho học sinh dễ dàng chuyển tiếp từ hình ảnh cụ thể đến tư duy trừu tượng. Vật thật có thể được quan sát bao lâu tùy ý và từ những góc nhìn khác nhau. Học sinh sẽ có khái niệm đúng đắn về hình dáng, màu sắc và kích thước của vật. Dạy học bằng vật thật giúp cho việc đào tạo cho học sinh bước vào công việc sản xuất thực tế dễ dàng và làm việc sớm thành thạo.

51

Ví dụ 2.1: Khi dạy bài “Gam” trong chương trình Toán lớp 3, giáo

viên rất khó giảng cho học sinh đơn vị gam như thế nào. Song với phương tiện trực quan là chiếc cân, giáo viên dễ dàng chỉ cho học sinh hiểu biết về gam, là một đơn vị đo khối lượng, được viết tắt là g.

Ngoài ra, PTTQ là bộ quả cân có khối lượng từ 1g, 2g, 5g đến 1kg, 2kg để giảng về đơn vị đo khối lượng gam thì học sinh sẽ dễ hình dung và hiểu khối lượng 1g, 2g, 5g, 1kg, 2kg

Hình 2.2. PTTQ là hình ảnh chiếc cân đồng hồ, cân hai đĩa và bộ quả cân

Đồ dùng dạy học còn được gọi là thiết bị cần thiết cho bài dạy, mỗi môn học có một loại đồ dùng riêng phù hợp với đặc trưng và nội dung của bài học. Chính vì vậy người giáo viên dạy Toán cần phải biết phân loại đồ dùng và có phương pháp sử dụng thích hợp trong giờ lên lớp. Loại đồ dùng là hiện vật có thật trong dạy toán bao gồm các vật dễ kiếm, đôi khi các vật thật đó có thể có ngay trong lớp học ví dụ như sách, vở, thước, compa,…

* Phương pháp sử dụng.

- Khi giảng dạy loại hiện vật này giáo viên cần nêu rõ vật thật đó được làm như thế nào, được lấy ở đâu, thấy ở đâu trong cuộc sống…

- Giáo viên đưa hiện vật đến từng bàn để học sinh trực tiếp quan sát mẫu vật, tự tay cầm nắm cụ thể các mẫu vật ấy để tự mình rút ra nhận xét, đánh giá.

Ví dụ 2.2: Khi dạy bài “Xem đồng hồ”, Bài 2, SGK Toán lớp 3 trang

52

a) 7 giờ 5 phút; b) 6 giờ rưỡi; c) 11 giờ 50 phút”

Khi tiến hành hướng dẫn học sinh làm bài tập này, giáo viên sử dụng mô hình là đồng hồ thật và hướng dẫn học sinh quay kim đồng hồ theo yêu cầu của bài toán.

Học sinh trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên, nhìn vào vật thật là đồng hồ, học sinh sẽ biết cách quay kim đồng hồ và đọc đúng giờ, phút theo yêu cầu của giáo viên.

Hoặc thực hành xem đồng hồ, chính xác đến từng phút, giáo viên có thể cho học sinh xem các bức tranh có hình đồng hồ và trả lời các câu hỏi có liên quan như: Học sinh dậy lúc mấy giờ, tập thể dục lúc mấy giờ, ăn cơm lúc mấy giờ… Hoặc có thể đưa đồng hồ là vật thật, học sinh có thể chỉ chính xác đồng hồ nào, chỉ tương ứng với thời gian giáo viên đã cho trước.

Hình 2.3: Đồng hồ

Ví dụ 2.3: Khi dạy bài “Tiền Việt Nam”, SGK Toán lớp 3 trang 157,

giáo viên có thể sử dụng phương tiện trực quan dạng mô hình thật là những tờ tiền thật có các mệnh giá: Hai mươi nghìn đồng (20000); Năm mươi nghìn đồng (50000); Một trăm nghìn (100000). Giáo viên có thể giới thiệu về kích

53

cỡ các tờ tiền, màu sắc phân biệt, mệnh giá trên từng tờ tiền và mệnh giá tiền nào cao, mệnh giá tiền nào thấp, có sự so sánh giữa các tờ tiền khác nhau.

Qua thực tế tiếp xúc với mô hình thật là tiền Việt Nam đồng, học sinh có thể nhận biết được mệnh giá các đồng tiền Việt Nam, có thể thực hành một số thao tác về dùng loại tiền mệnh giá nào để làm các bài tập tương ứng trong SGK hoặc dùng các mệnh giá tiền có thể giao dịch, trao đổi, mua bán các đồ dùng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt.

Hình 2.4: Tiền Việt nam

Ví dụ 2.4: Khi dạy bài “Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính” trong

chương trình Toán lớp 3, để học sinh tiếp cận được tâm hình tròn, đường kính hình tròn một cách trực quan, không áp đặt, ta có thể sử dụng phương tiện trực quan dạng mô hình thật dạy như sau:

54

Giáo viên: Yêu cầu học sinh kể tên các vật gặp trong cuộc sống có dạng hình tròn.

Học sinh: Nêu một số các vật hoặc hiện tượng thiên nhiên cụ thể có hình tròn như: mặt trăng, mặt trời, miệng giếng.

Giáo viên: Giới thiệu một số hình tròn cụ thể như trống đồng, các hiện tượng, cảnh tượng thiên nhiên có mô phỏng hình tròn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoặc khi giới thiệu về tâm hình tròn, giáo viên đưa ra một số yêu cầu cho học sinh hình dung về tâm hình tròn, đưa ra một số ví dụ cụ thể về tâm hình tròn để học sinh nắm được khái niệm và có cái nhìn khái quát về tâm hình tròn.

55

Hình 2.6: Hình tròn trong cảnh quan thiên nhiên

Hình 2.7: Tâm hình tròn là thác nước

Một phần của tài liệu Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học toán lớp 3 theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh (Trang 58)