Kỹ năng khai thác phương tiện trực quan trong dạy học toán

Một phần của tài liệu Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học toán lớp 3 theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh (Trang 33)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.2. Kỹ năng khai thác phương tiện trực quan trong dạy học toán

Khi xây dựng và sử dụng đúng đắn các phương tiện trực quan phục vụ cho việc dạy học theo một chủ đề thì vừa đạt được mục đích dạy học nói chung, vừa đạt được mục đích dạy học một chủ đề nói riêng, đồng thời phải góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. Việc phân tích đánh giá hiệu quả của quá trình dạy học theo một chủ đề, không chỉ thể hiện ở việc đánh giá kết quả học tập nhất thời của học sinh mà còn phải xem xét việc lựa chọn phương tiện và cả quá trình sử dụng phương tiện của thầy cô và trò ở lớp. Nếu đã lựa chọn phương tiện dạy một cách thích hợp thì khi sử dụng nó

26

có thể khai thác được các chức năng của phương tiện nhằm đạt được yêu cầu đặt ra cho nó và như thế sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.

- Sử dụng phương tiện trực quan đúng với ý tưởng và mục đích sư phạm:

viên thường dùng các phương pháp dạy học như thuyết trình, đàm thoại trực quan, tìm tòi khám phá, ôn tập, luyện tập, kiểm tra. Việc dạy học dùng các phương pháp đó theo hướng vận dụng các phương tiện trực quan trước hết cũng phải đạt được mục đích của việc dạy trong nhà trường là:

Giúp học sinh lĩnh hội, phát triển và rèn luyện một hệ thống kiến thức kĩ năng thói quen cần thiết cho cuộc sống hàng ngày; tiếp tục học tập, tìm hiểu toán học và học tập, tìm hiểu các môn khoa học hoặc các lĩnh vực khác. Hình thành và phát triển các phẩm chất tư duy cần thiết của con người có học vấn trong xã hội hiện đại, cùng những phẩm chất thói quen khác như tính chính xác, tính khoa học... Góp phần quan trọng trong việc hiện thực hóa khả năng hình thành thế giới quan khoa học qua học toán, hiểu được bức tranh toàn cảnh của khoa học cũng như khả năng hình thành một số phẩm chất khác.

Hiểu rõ nguồn gốc thực tiễn của toán học và vai trò của nó trong quá trình phát triển văn hoá, văn minh nhân loại cùng với những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Từ đó có thể thấy rằng ngay từ khi thiết kế bài học (soạn thảo giáo án) giáo viên đã phải khẳng định ý tưởng, mục đích sư phạm mà phương tiện trực quan sẽ phục vụ. Có như vậy mới xác định đúng quy trình sử dụng phương tiện trực quan.

- Sử dụng phương tiện trực quan phù hợp với nội dung bài học:

Việc xây dựng và sử dụng các phương tiện trực quan phải đảm bảo sự tôn trọng và kế thừa chương trình sách giáo khoa hiện hành. Chương trình và sách giáo khoa môn toán được xây dựng trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm tiên tiến ở trong và ngoài nước, theo một hệ thống quan điểm nhất quán về phương

27

diện toán học cũng như về phương diện sư phạm, thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn quốc trong nhiều năm và được điều chỉnh nhiều lần cho phù hợp với thực tiễn giáo dục ở nước ta.

Trong hệ thống các phương tiện trực quan nói chung, sách giáo khoa toán chiếm vị trí trung tâm, là hạt nhân. Vì vậy, dạy học theo hướng vận dụng các phương tiện trực quan phải phù hợp với chương trình sách giáo khoa hiện hành; khai thác triệt để những tình huống còn ẩn tàng trong sách giáo khoa sẽ thực hiện được mục đích của giờ dạy học.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì quá trình nhận thức phải đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng sau đó trở lại thực tiễn kiểm chứng. Chính vì vậy, trong tiến trình dạy học cần phải tăng cường các yếu tố thức tiễn. Hay nói một cách khác là phải có sự tương quan hợp lý giữa các tác động bằng lời nói của giáo viên với các phương tiện trực quan. Chính các phương tiện trực quan sẽ giúp hình thành những biểu tượng cụ thể trong ký ức của học sinh. Các khái niệm, các định lý thường được hình thành trên cơ sở các biểu tượng và chính các biểu tượng là điều dễ gợi nhớ nhất khi cần huy động những kiến thức sẵn có.

Ví dụ 1.1: Dạy học “bảng nhân 8” (SGK Toán 3, trang 53).

Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài “bảng nhân 8” dựa vào các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn như sau:

28 8 được lấy 1 lần, ta có: 8 x 1 = 8 8 được lấy 2 lần, ta có: 8 x 2 = 8 + 8 = 16 Vậy 8 x 2 = 16 8 được lấy 3 lần, ta có: 8 x 3 = 8 + 8 + 8 = 24 Vậy 8 x 3 = 24

Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét được 8 x 2 thì ta cộng 2 số 8; 8 × 3 ta cộng 3 số 8. Như vậy muốn tìm kết quả 8 x 4 học sinh chỉ cần cộng 4 số 8 với nhau từ đó học sinh có thể thiết lập được bảng nhân 8.

Ở ví dụ trên, tính trực quan thể hiện ở chỗ chấm tròn và kết quả phép nhân liền kề hơn phép nhân trước 8 đơn vị giúp học sinh lập được bảng nhân, phát triển năng lực tư duy. Qua đó chúng ta có thể thấy trực quan là rất cần thiết. Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học toán lớp 3 giúp giáo viên dễ truyền đạt kiến thức, học sinh dựa vào trực quan mà tìm ra kiến thức mới.

- Sử dụng phương tiện trực quan đúng lúc, đúng chỗ:

Phương tiện trực quan thường kích thích vào các giác quan như nhìn, nghe, nói của học sinh, giúp học sinh nhận ra những dấu hiệu bề ngoài của hiện tượng, những quan hệ giữa các bộ phận của một quá trình nào đó. Do vậy, khi sử dụng phương tiện trực quan, yêu cầu giáo viên lưu ý về thời gian và vận dụng phương tiện đúng lúc, đúng chỗ với mục đích phát huy hiệu quả tối đa. Nếu đưa phương tiện trực quan không đúng thời điểm cần thiết thì sẽ làm cho học sinh phân tán sự chú ý, thậm trí gây nên tình trạng mất tập trung

                       

29

cao độ vào bài giảng. Giáo viên chỉ nên sử dụng phương tiện trực quan khi học sinh đang có sự chờ đợi, sự mong muốn nhất (sau khi giáo viên đã gợi vấn đề, học sinh đã thấy rõ cần có phương tiện trực quan mới hy vọng giải quyết được vấn đề). Lúc đó học sinh tập trung vào việc quan sát, theo dõi với một trạng thái tâm lý hưng phấn cao độ.

Trường hợp cần sử dụng nhiều phương tiện trực quan trong tiết học thì tốt nhất là giáo viên chỉ cho phương tiện trực quan xuất hiện theo tiến trình dạy học. Và có sự sắp xếp khoa học theo trình tự sử dụng phương tiện trực quan. Giáo viên dự định sử dụng phương tiện trực quan nào thì đưa phương tiện trực quan đó ra, những phương tiện trực quan chưa được dùng đến thì nên để ở hậu trường sao cho học sinh không nhìn thấy.Yêu cầu học sinh chỉ tập trung chú ý vào phương tiện trực quan đang được nghiên cứu, đang được trình diễn. Phương tiện trực quan phải được sắp xếp, bố trí đúng tầm quan sát của học sinh trong cả lớp.

Ví dụ 1.2: Khi dạy học sinh bài “Giảm đi một số lần” SGK Toán lớp 3,

Trang 37, bài giảng như sau:

Hàng trên có: 6 con gà

Hàng dưới có: 6 : 3 = 2 con gà

Số con gà ở hàng trên giảm 3 lần thì được số con gà ở hàng dưới

30

Lúc đầu có thể hướng dẫn học sinh bằng hình ảnh trực quan là hình ảnh con gà. Sau khi học sinh đã nắm được cách giải và tạo ra được kỹ năng thì giáo viên nên cất hình ảnh con gà đi để tránh tình trạng học sinh cứ chú ý đến con gà mà phân tán sự tập trung, phân tán tư tưởng khi chuyển sang bài tập khác.

Ngoài các phương tiện trực quan được sử dụng trên lớp trong tiết học, còn có các phương tiện trực quan được sử dụng trong các hoạt động ngoại khóa, trong giờ nghỉ, trong triển lãm… Đối với các phương tiện trực quan này cũng cần có sự sắp xếp theo một trật tự hợp lý nhất để học sinh quan sát (hoặc được phép sử dụng) đạt hiệu quả cao nhất. Để rèn luyện cho học sinh khả năng sử dụng phương tiện trực quan trước hết phải đổi mới nhận thức về vai trò, chức năng của người giáo viên trong quá trình dạy học. Giáo viên phải

, thông qua dạy học toán cần quan tâm tới phương pháp trực quan nhằm tạo cho học sinh hứng thú tiến hành các hoạt động toán học, tự giác tìm tòi kiến thức mới.

Thông qua các hình ảnh trực quan, giáo viên tạo ra cho học sinh những tình huống có vấn đề, để họ hoạt động tự giác nhằm giải quyết vấn đề đặt ra. Thông qua đó, học sinh lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Kiểu dạy học này phù hợp với tính tự giác và tích cực vì nó khiêu gợi được hoạt động học tập. Tác dụng giáo dục của kiểu dạy học này là ở chỗ, nó dạy cho học sinh cách khám phá, tức là rèn luyện cho học sinh cách thức phát hiện, tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách khoa học. Đồng thời góp phần bồi dưỡng người học những đức tính cần thiết của người lao động sáng tạo, như đức tính chủ động, tích cực, kiên trì vượt khó, tính kế hoạch và thói quen tự kiểm tra...

31

Nguyên tắc này chỉ đạo người giáo viên khi sử dụng phương tiện trực quan phải huy động một hệ thống phương pháp tác động liên tục nhằm khêu gợi tư duy học sinh, tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh theo quy trình, từ đó học sinh có ý thức tự giác chủ động học tập, tìm tòi khám phá.

- Sử dụng phương tiện trực quan đúng cường độ:

Không sử dụng một phương tiện trực quan trong một thời gian quá dài, vì như vậy sẽ gây ức chế cho hoạt động thần kinh của học sinh, lớp học sinh càng nhỏ tuổi thì thời gian tập trung chú ý trên một loại phương tiện trực quan càng ngắn. Do đó nên thay đổi phương tiện trực quan để lôi cuốn sự chú ý của học sinh. Trong dạy học môn Toán, ta có thể kết hợp các thao tác cắt, dựng hình, lắp ghép các mô hình hoặc dùng tranh vẽ, tranh in xen kẽ nhau.

Việc thay đổi hình thức sử dụng phương tiện trực quan trong một tiết học cũng rất cần thiết: Giáo viên có thể biểu diễn phương tiện trực quan hoặc có thể cho học sinh biểu diễn hoặc sử dụng phương tiện trực quan (đã có sự chuẩn bị trước đối với phương tiện trực quan phức tạp, dễ hỏng hóc, dễ gây tác dụng phụ); có thể sử dụng phương tiện trực quan dưới dạng thiết bị nghiên cứu khảo sát để xây dựng kiến thức mới và có thể sử dụng phương tiện trực quan để minh họa cho sự đúng đắn của kiến thức đã biết…

Khi sử dụng phương tiện trực quan nào đó, giáo viên cũng cần phải vừa nắm vững cấu tạo, nguyên tắc vận hành của nó vừa luôn xem xét khả năng sử dụng nó với các phương tiện trực quan khác một cách đồng bộ theo những hình thức khác nhau, trong những thời điểm thích hợp để lôi cuốn sự tập trung chú ý của học sinh.

Việc sử dụng các phương tiện trực quan phải chú trọng đến việc học sinh tự lực khám phá, độc lập tìm tòi phát hiện vấn đề và độc lập giải quyết vấn đề. Đây là hình thức kích thích các em tiếp tục quá trình nghiên cứu, củng cố và phát hiện những kiến thức mới mẻ sau giờ học. Lúc có thời gian, học sinh nghiền ngẫm, kiểm nghiệm cũng như tổng hợp lại toàn bộ kiến thức thu

32

nhận được từ sách giáo khoa, từ tư liệu, từ bạn bè, thầy giáo... Kết quả một giờ học không chỉ được đánh giá ở học sinh thu nhận được khối lượng tri thức phong phú, sâu sắc mà quan trọng hơn là khả năng vận dụng những tri thức đó vào tình huống cụ thể. Chỉ khi nào học sinh biết biến hóa nhào nặn những tri thức đã thu nhận được, biết điều khiển sử dụng nó, giải quyết tốt một vấn đề thì khi đó học sinh mới thật sự hiểu thấu đáo vấn đề và làm chủ tri thức của mình. Thông qua hình thức này năng lực của học sinh được bộc lộ toàn diện và quan trọng hơn là sự bộc lộ này không cần những gợi ý hướng dẫn của giáo viên mà hoàn toàn do sự tự huy động vốn tri thức của học sinh.

Để giúp học sinh vận dụng kiến thức tốt, giáo viên đưa ra những vấn đề vừa mang tính khái quát, vừa mang tính hấp dẫn gợi tò mò, hứng thú để học sinh tự lực khai thác, suy nghĩ tìm tòi, phát hiện những vấn đề mới và tự mình giải quyết vấn đề đó. Giáo viên có thể sử dụng những sơ đồ đoạn thẳng, mô hình bằng bìa, vật thật để minh họa bài toán trong quá trình dạy học.

Trực quan là rất cần thiết xong không nên quá lạm dụng nó sẽ tốn nhiều thời gian, kìm hãm khả năng hình thành các biểu tượng không gian. Phương tiện trực quan hỗ trợ cho học sinh nắm vững các kiến thức mới và sự phát triển của tư duy trừu tượng. Nhưng nếu ta sử dụng không đúng lúc, đúng mức độ, không nâng dần mức độ trừu tượng thì trực quan sẽ hạn chế sự suy nghĩ, học sinh ngại sử dụng trí tưởng tượng của mình và làm việc rất máy móc. Ngoài ra, giáo viên cần kết hợp chặt chẽ các phương pháp giảng dạy khác như đàm thoại, thực hành giảng giải cho học sinh.

1.5. Thực trạng khai thác phƣơng tiện trực quan trong dạy học Toán ở trƣờng Tiểu học

Một phần của tài liệu Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học toán lớp 3 theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)