Quy trình khai thác phương tiện trực quan trong dạy học toán

Một phần của tài liệu Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học toán lớp 3 theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh (Trang 32)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.1.Quy trình khai thác phương tiện trực quan trong dạy học toán

Phương tiện trực quan có vị trí quan trọng trong dạy học Toán, việc sử dụng tốt các phương tiện, đồ dùng dạy học trong lớp học là rất cần thiết. Hiệu quả của các phương tiện trực quan phụ thuộc vào cách tổ chức dạy học của giáo viên. Khi sử dụng phương tiện trực quan cần căn cứ vào quy trình, đặc điểm dạy học các nội dung môn Toán; Căn cứ vào từng loại phương tiện trực quan; Căn cứ vào nguyên tắc hoạt động của giáo viên và học sinh khi thao tác trên các phương tiện trực quan.

Quy trình sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học môn Toán ở Tiểu học gồm các bước sau:

Bước 1: Giáo viên giới thiệu phương tiện trực quan và giao nhiệm vụ cho học sinh. Trong bước này giáo viên sẽ giới thiệu về phương tiện trực quan đưa thông tin về kiến thức cần học và nêu nhiệm vụ nhận thức với học sinh.

Phương tiện trực quan là những kí hiệu, đồ vật, hình vẽ, hiện tượng cụ thể… hoặc là những hình ảnh của các đồ vật gần gũi với đời sống hàng ngày mà các em đã được làm quen và được học.

Nhiệm vụ nhận thức thường là những yêu cầu đối với học sinh về sắp xếp, cắt, đo, quan sát…rồi nêu lên những nhận xét của bản thân mình. Để giúp cho việc tri giác vẫn đề được tốt hơn, giáo viên cần lưu ý cho học sinh các dấu hiệu bản chất, các đặc điểm đặc trưng của khái niệm cần học chứa đựng trong phương tiện trực quan. Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể cho học sinh thao tác theo trình tự, có thể làm mẫu nếu cần thiết, kiểm soát quá trình thực hiện các thao tác của học sinh bằng cách giao nhiệm vụ và yêu cầu học sinh ghi lại kết quả quan sát. Điều này rất quan trọng vì nó giúp cho học sinh có dữ liệu để tiến hành khái quát hóa rút ra những dấu hiệu bản chất các đặc trưng của nội dung kiến thức cần lĩnh hội.

25

Bước 2: Giáo viên, học sinh hoạt động trên phương tiện trực quan. Mục đích của bước này là thông qua các hoạt động trên các phương tiện trực quan học sinh hoàn thành được nhiệm vụ nhận thức và bước đầu rút ra được những nhận xét về khái niệm toán học cần học.

Sau khi giao nhiệm vụ, giáo viên tổ chức cho học sinh tiến hành hoạt động trên các phương tiện trực quan. Học sinh có thể hoạt động cá nhân (hoặc nhóm) sau đó các em chia sẻ kết quả làm việc của mình với bạn trong nhóm, qua đó khẳng định những kết luận đúng đắn và kịp thời khắc phục những sai sót của bản thân, của bạn.

Giáo viên đóng vai trò là người tổ chức cho hoạt động điều khiển quá trình thao tác, suy nghĩ của học sinh, là người đưa ra những hướng dẫn kịp thời để hỗ trợ cho học sinh thao tác trên các phương tiện trực quan cũng như khám phá kiến thức mới, tạo hứng thú cho học sinh, đồng thời học sinh phát huy hết khả năng của mình trong hoạt động học tập.

Bước 3: Thảo luận, giải quyết vấn đề. Sau khi học sinh thực hiện xong các nhiệm vụ, giáo viên tổ chức cho lớp tiến hành thảo luận, sau đó chốt lại cách giải quyết vấn đề, thống nhất kết quả. Đây chính là bước đệm cho giáo viên hướng dẫn học sinh khái quát hóa để rút ra khái niệm cần lĩnh hội.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học toán lớp 3 theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh (Trang 32)