Nội dung thực nghiệm

Một phần của tài liệu Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học toán lớp 3 theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh (Trang 75)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Nội dung thực nghiệm

Dạy thử nghiệm ở chương trình toán lớp 3 với các tiết 23: Bảng chia 6 và tiết 46 Thực hành đo độ dài với Giáo án thực nghiệm sư phạm như sau:

Tiết 1: BẢNG CHIA 6 (Trang 24 SGK)

Mục tiêu:

- Giúp học sinh lập bảng chia 6 dựa vào bảng nhân 6. - Thực hành chia cho 6 (chia trong bảng)

- Áp dụng bảng chia 6 để giải các bài toán có liên quan

Đồ dùng dạy học: Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn

Giáo viên có thể áp dụng phương tiện trực quan trong tiết học này với cách làm tấm bìa và các chấm tròn, giúp học sinh tư duy về cách chia trong phạm vi 6.

68

Các hoạt động dạy học :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

Học sinh 1:

- Học sinh đọc thuộc lòng bảng nhân 6 - GV nhận xét, cho điểm.

Học sinh 2: Làm bài tập của tiết cũ

Giáo viên: Mỗi ngày có 24 giờ, hỏi 6 ngày có tất cả bao nhiêu giờ?

- Học sinh lên bảng đọc thuộc bài. - Học sinh lên bảng làm bài

Tóm tắt: 1 ngày: 24 giờ 6 ngày:….? giờ Bài giải 6 ngày có số giờ là 24 x6 = 144 giờ Đáp số: 144 giờ 3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

Trong giờ toán học này, các em sẽ dựa vào bảng nhân 6 để thành lập bảng chia 6 và làm các bài tập luyện tập trong bảng chia 6

Học sinh nghe giới thiệu bài

b. Nội dung

Hoạt động 1: Lập bảng chia 6

- Gắn lên bảng 1 tấm bìa có 6 chấm tròn và hỏi: Lấy 1 tấm bìa có 6 chấm tròn, hỏi 6 lấy 1 lần được mấy

Học sinh: 6 lấy 1 lần bằng 6

Yêu cầu: Hãy viết phép tính tương ứng với “6 lấy 1 lần bằng 6”

Học sinh viết phép tính: 6 x 1= 6 Hỏi: Trên tất cả các tấm bìa có 6 chấm Học sinh: có 1 tấm bìa

69

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

tròn, biết mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu tấm bìa?

Yêu cầu: Hãy viết phép tính tương ứng để tìm được số tấm bìa

Học sinh: phép tính 6 : 6 = 1 Hỏi: Vậy 6 :6 được mấy Học sinh 6 chia 6 bằng 1 Yêu cầu: Viết lên bảng 6:6=1 và yêu

cầu học sinh học phép nhân và phép chia vừa lập được

Học sinh: Đọc 6 nhân 1 bằng 6 và 6 chia 6 bằng 1.

Hoạt động: Gắn lên bảng hai tấm bìa và nêu bài toán: Mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn. Hỏi 2 tấm bìa như thế có tất cả bao nhiêu chấm tròn?

Trả lời: Mỗi tấm bìa như thế có 6 chấm tròn, vậy 2 tấm bìa như thế có 12 chấm tròn

Yêu cầu: Hãy lập phép tính để tìm số chấm tròn có trong 2 tấm bìa?

Học sinh lập và nêu phép tính: 6 x 2 = 12

Hỏi: tại sao các em lập được phép tính này?

Trả lời: Vì mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn vậy lấy 2 tấm bìa tất cả, vậy 6 lấy 2 lần nghĩa là 6 x 2

Hỏi: Trên tất cả các tấm bìa có 12 chấm tròn, biết mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn. Hỏi tất cả có bao nhiêu tấm bìa

Trả lời: Có tất cả 2 tấm bìa

Hỏi: Hãy lập phép tính để tìm số tấm bìa mà bài toán yêu cầu

Phép tính: 12 : 6 = 2 (tấm bìa) Hỏi: Vậy 12 chia 6 bằng mấy? Trả lời: 12 chia 6 bằng 2 Hoạt động: Viết lên bảng phép tính:

12:6=2 sau đó cho học sinh cả lớp đọc

Học sinh đọc phép tính: 6 nhân 2 bằng 12 và 12 chia 6 bằng 2

70

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

2 phép tính nhân, chia vừa lập được

Hoạt động 2: Học thuộc bảng chia 6

- Yêu cầu cả lớp nhìn bảng đọc đồng thanh bảng chia 6 vừa xây dựng được - Yêu cầu học sinh tìm điểm chung của các phép tính chia trong bảng chia 6 + Có nhận xét gì về các số bị chia trong bảng chia 6

+ Có nhận xét gì về kết quả của các phép chia trong bảng chia 6

Học sinh: Các phép chia trong bảng chia 6 đều có dạng một số chia cho 6

+ Đọc các dãy số bị chia: 6, 12, 18…và rút ra kết luận đây là dãy số đếm thêm 6, bắt đầu từ 6

+ Kết quả lần lượt là: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.

- Yêu cầu học sinh tự học thuộc lòng bảng chia 6, lưu ý học sinh ghi nhớ các đặc điểm đã phân tích của bảng chia này để học thuộc cho nhanh

- Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bảng chia 6

- Yêu cầu cả lớp đồng thanh đọc thuộc lòng bảng chia 6

+ Tự học thuộc lòng bảng chia 6 + Học sinh thi đọc cá nhân, các tổ thi đọc theo tổ và các bàn thi đọc theo bàn

Hoạt động 3: Luyện tập thực hành

Bài 1: Tính nhẩm (theo SGK trang 24) - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu học sinh suy nghĩ, tự làm bài, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau - Nhận xét bài của học sinh

Học sinh tính nhẩm: 42 : 6 = 7 Làm vào vở bài tập sau đó 12 học sinh tiếp theo nối tiếp nhau đọc từng phép tính trước lớp

71

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Bài 2: Tính nhẩm (theo SGK trang 24) - Xác định bài tập yêu cầu chúng ta tính nhẩm nhân và chia

- Yêu cầu học sinh nhận xét bài của bạn trên bảng

- Hỏi: Khi đã biết 6 x 4 = 24 có thể ghi ngay kết quả của 24 : 6 và 24 : 4 được không, vì sao?

Có 4 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập

- Học sinh dưới lớp nhận xét

- Học sinh trả lời: Khi đã biết 6 x 4 = 24 có thể ghi ngay kết quả của 24 : 6 = 4 và 24 : 4 = 6 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia

Bài 3: Gọi 1 học sinh đọc đề bài Giáo viên hỏi:

Bài toán cho biết những gì? Bài toán hỏi gì?

Yêu cầu học sinh suy nghĩ và giải bài toán

Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng và cho điểm học sinh

Học sinh đọc: Một sợi dây đồng dài 48cm được cắt thành 6 đoạn bằng nhau. Hỏi mỗi đoạn dài mấy cm?

Học sinh trả lời:

Bài toán cho biết có 48cm dây đồng, được cắt làm 6 đoạn bằng nhau. Bài toán hỏi: Mỗi đoạn dây dài bao nhiêu cm?

Một học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập

Bài giải:

Mỗi đoạn dây đồng dài là: 48:6=8(cm)

Đáp số: 8cm

Bài 4:

Gọi 1 học sinh đọc đề bài

Học sinh đọc: Một sợi dây đồng dài 48cm được cắt thành các đoạn

72

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Yêu cầu học sinh tự làm bài bằng nhau, mỗi đoạn dài 6 cm. Hỏi cắt được mấy đoạn dây?

Một học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập

Bài giải:

Số đoạn dây cắt được là: 48:8=6(đoạn) Đáp số: 6 đoạn

Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò

- Gọi một vài học sinh học thuộc lòng bảng chia 6

- Dặn học sinh về nhà học thuộc lòng bảng chia

Học sinh xung phong đọc bảng chia

Tiết 2: THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI (Trang 47 SGK)

Mục tiêu:

- Biết dùng thước thẳng và bút để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. - Đo độ dài bằng thước thẳng, sau đó ghi lại và đọc số đo đó

- Ước lượng một cách chính xác các số đo chiều dài

Đồ dùng dạy học: Mỗi học sinh chuẩn bị một thước thẳng dài, có vạch

73

Hình 3.2: PTTQ là các công cụ dùng để thực hành đo độ dài

Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra bài tập trong vở của học sinh

- 2 HS thực hiện yêu cầu.

- Nhận xét

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

Nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng

74

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

b. Nội dung

Hƣớng dẫn thực hành

Bài 1. Gọi 1 học sinh để đọc bài Học sinh đọc: Hãy vẽ các đoạn thẳng độ dài được nêu ở bảng sau: Đoạn thẳng AB dài 7cm; Đoạn thẳng CD dài 12 cm; Đoạn thẳng EG dài: 1dm2cm - Yêu cầu học sinh nhắc lại cách vẽ

đoạn thẳng có độ dài cho trước

Học sinh nêu: Chấm một điểm đầu đoạn thẳng đặt điểm 0 của thước trùng với điểm vừa chọn, sau đó tìm vạch chỉ số đo của đoạn thẳng trên thước, chấm điểm thứ hai, nối hai điểm ta được đoạn thẳng có độ dài cần vẽ.

- Yêu cầu cả lớp thực hành vẽ đoạn thẳng

Vẽ hình sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau

Bài 2: Bài 2 yêu cầu chúng ta làm gì?

Giáo viên đưa ra chiếc bút chì của mình và yêu cầu học sinh nêu cách đo chiếc bút chì này

Yêu cầu học sinh tự làm các phần còn lại, có thể cho 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng nhau thực hiện phép đo

- Bài tập 2 yêu cầu chúng ta đo độ dài của một số vật

- Học sinh nêu: Đặt một đầu bút chì trùng với điểm 0 của thước. Cạnh bút chì thẳng với cạnh của thước. Tìm điểm cuối của bút chì xem ứng với điểm nào trên thước. Đọc số đo tương ứng với điểm cuối của bút chì.

- Thực hành đo và báo cáo kết quả trước lớp

75

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

thước mét để có biểu tượng vững chắc về độ dài 1m

Yêu cầu học sinh ước lượng độ cao của bức tường lớp (Hướng dẫn: So sánh độ cao này với chiều dài của thước 1m xem được khoảng mấy thước)

Ghi tất cả các kết quả mà học sinh báo cáo lên bảng, sau đó thực hiện phép đo để kiểm tra kết quả

Làm tương tự với các phần còn lại Tuyên dương những học sinh ước lượng tốt

Ước lượng và trả lời

4. Củng cố, dặn dò

- Yêu cầu học sinh về nhà thực hành đo chiều dài của một số đồ dùng trong nhà

- Nhận xét tiết học

Một phần của tài liệu Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học toán lớp 3 theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)