Kiến nghị với cơ quan ban ngành liên quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định mua căn hộ hạng trung của khách hàng tại tp. Hồ Chí Minh.PDF (Trang 80)

Thị trƣờng căn hộ là thị trƣờng mà hoạt động của nó gắn liền với sự quản lý và điều tiết của rất nhiều cơ quan liên quan. Mỗi cơ quan khác nhau sẽ có các quyền hạn và nhiệm vụ đối với từng lĩnh vực cụ thể khác nhau và theo sự qui định của các cơ quan nhà nƣớc cấp cao hơn; tuy nhiên, bên cạnh đó mỗi cơ quan cũng có một số quyền tự quyết nhất định.

Trong phạm vi của bài nghiên cứu này, tác giả kiến nghị về những vấn đề sau:

Thứ nhất, về vấn đề qui hoạch: Qua kết quả nghiên cứu trên ta thấy, ngƣời tiêu dùng căn hộ rất quan tâm đến vấn đề vị trí của căn hộ mình đối với những hạ tầng kỹ thuật và xã hội xung quanh. Đó là vị trí so sánh đối với trung tâm thành phố, các đầu mối giao thông, các trung tâm giáo dục và y tế v.v. Do đó, tác giả kiến nghị cơ quan qui hoạch kiến trúc nên tiến hành qui hoạch phát triển thành phố một cách đồng bộ hơn; tức là qui hoạch phát triển những khu căn hộ đảm bảo sự hài hòa giữa môi trƣờng tự nhiên và vị trí tƣơng đối so với các hệ thống hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội xung quanh.

Thứ hai, vấn đề cấp phép xây dựng: Trong quá trình cấp phép xây dựng dự án, bên cạnh việc xem xét đến vấn đề kiến trúc xây dựng công trình, cơ quan nên xem xét kỹ lƣỡng đến vấn đề năng lực thực sự của chủ đầu tƣ nhƣ: về kinh nghiệm, tiềm lực tài chính, nguồn lực con ngƣời v.v. đảm bảo để dự án đó thực hiện đúng mục tiêu cấp phép. Vấn đề xem xét này là nhằm để sàng lọc và hạn chế những chủ đầu tƣ yếu kém làm mất uy tín cho giới đầu tƣ và những hậu quả xấu cho thị trƣờng bất động sản về sau.

Và cuối cùng là vấn đề về quản lý thị trường căn hộ: Hoạt động của thị trƣờng căn hộ chung cƣ hiện nay rất đa dạng. Tác giả thiết nghĩ cơ quan này nên thành lập cơ chế quản lý riêng cho từng phân khúc thị trƣờng thay vì quản lý chung cho cả thị trƣờng Bất động sản nhƣ hiện nay. Điều này có thể giúp cơ quan có chính sách quản lý về giá cả tốt hơn cho những phân khúc căn hộ có chất lƣợng khác nhau, tránh hiện tƣợng làm giá tràn lan trên thị trƣờng nhƣ hiện nay.

Tóm lại, để góp phần làm cho thị trƣờng căn hộ tại thành phố Hồ Chí Minh phát triển hơn, các cơ quan ban ngành liên quan cần bám sát hơn về tình hình thực tế của thị trƣờng và thị hiếu của ngƣời dân để từ đó đƣa ra các định hƣớng phát triển phù hợp. Tuy nhiên, vì mỗi cơ quan có một vai trò và chức năng riêng nên thiết nghĩ vấn đề này cần có sự thống nhất giữa các cơ quan với nhau và cần có sự chỉ đạo của cơ quan cấp cao hơn. Tất nhiên, cơ quan cấp cao này nhất thiết phải hiểu về tình hình thị trƣờng và nhu cầu của ngƣời dân về căn hộ tại thành phố Hồ Chí Minh một cách tổng thể và thiết thực nhất.

KẾT LUẬN

Sau quá trình thực hiện nghiên cứu, đề tài NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA CĂN HỘ HẠNG TRUNG CỦA KHÁCH HÀNG TẠI TP.HCM” đã hoàn thành mục tiêu đề ra. Theo đó, nghiên cứu đã tập trung vào các nội dung sau đây:

Thứ nhất, khái quát lý thuyết về hành vi lựa chọn của ngƣời tiêu dùng, các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn và những qui định về căn hộ có mức giá trung bình tại thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ hai, xây dựng, kiểm định thang đo và mô hình các yếu tố tác động đến quyết định mua căn hộ hạng trung tại thành phố Hồ Chí Minh, từ đó xác định mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố này.

Thứ ba, thảo luận kết quả nghiên cứu và rút ra một số kiến nghị cho việc phát triển kinh doanh của chủ đầu tƣ và cho việc quản lý đối với các cơ quan ban ngành liên quan.

Nghiên cứu đã góp phần khái quát những cơ sở lý thuyết và những khái niệm cơ bản liên quan đến các nhân tố tác động đến quyết định mua căn hộ hạng trung tại thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng có 6 nhân tố chính tác động đến quyết định mua căn hộ hạng trung, theo đó: yếu tố thu nhập là có tác động mạnh nhất, kế đến là yếu tố uy tín chủ đầu tƣ, yếu tố chất lƣợng công trình và yếu tố vị trí có tầm quan trọng gần tƣơng đƣơng nhau, kế đến là những quan niệm về giá cả và cuối cùng là yếu tố môi trƣờng sống; thông qua đó, chủ đầu tƣ, những nhà kinh doanh tiếp thị và các cơ quan quản lý liên quan có mô hình và thang đo về các nhân tố tác động đến quyết định mua căn hộ hạng trung để tham khảo. Nghiên cứu cũng đã có những kiến nghị đề suất đến chủ đầu tƣ và cơ quan ban ngành liên quan nhằm giúp thị trƣờng căn hộ phát triển hơn trong tƣơng lai.

KIẾN NGHỊ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Mô hình nghiên cứu sau khi kiểm định còn lại 6 nhân tố là thu nhập, uy tín chủ đầu tƣ, vị trí căn hộ, chất lƣợng công trình, giá cả và yếu tố môi trƣờng sống. Mô hình chỉ giải thích đƣợc 73,6 % biến thiên của biến quyết định mua căn hộ hạng trung tại thành phố Hồ Chí Minh, chứng tỏ mức độ tổng quát của kết quả nghiên cứu là chƣa cao. Điều này có thể giải thích bởi các nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, phạm vi mẫu điều tra nghiên cứu thực hiện đề tài còn nhỏ hẹp, giới hạn ở một số khu vực cụ thể nên chƣa phản ánh đầy đủ và chính xác cho toàn bộ tổng thể đối tƣợng khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ hai, có thể còn nhiều yếu tố khác nữa chi phối đến hành vi quyết định mua căn hộ hạng trung tại thành phố Hồ Chí Minh nhƣng tác giả chƣa đƣa vào mô hình nghiên cứu.

Thứ ba, mô hình nghiên cứu chƣa chỉ ra đƣợc mức độ tác động của từng biến quan sát (yếu tố con) đến quyết định mua căn hộ hạng trung tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

Nhƣ vậy, ở hƣớng nghiên cứu tiếp theo, tác giả đề nghị cần nghiên cứu kỹ hơn nhằm đƣa thêm vào những yếu tố khác nữa, khắc phục những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong điều tra số liệu và đồng thời ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính đa nhân tố nhằm phân tích kỹ hơn sự tác động của từng biến quan sát đến quyết định lựa chọn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Xây Dựng (2008), Thông tư hướng dẫn về phân hạng nhà chung cư. Số 14.

2. Nguyễn Thị Cành (2009), Giáo trình Phương pháp và Phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế. Nxb. Đại học Quốc gia Tp.HCM.

3. Nguyễn Khánh Duy (2009), Bài giảng thực hành mô hình cấu trúc tuyến tính SEM và Phần Mềm AMOS. ĐH Kinh tế Tp. HCM.

4. Trần Tiến khai (2011), Nguyên lý bất động sản. Nxb. Lao động xã hội

5. Kotler, P. (2001), Quản Trị Marketing. Vũ Trọng Hùng dịch, Nxb Thống kê. 6. Trịnh Thị Xuân Lan (2005), Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn

của khách hàng đối với sản phẩm căn hộ chung cư cao cấp trên thị trường TP.HCM. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Bách Khoa TP.HCM.

7. Dƣơng Quang Phát (2008), Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân đang sống ở những chung cư có chất lượng trung bình và chung cư dành cho đối tượng giải tỏa tái định cư. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Bách Khoa TP.HCM .

8. Porter, M. (1985), Competitive Advantage. Nguyễn Phúc Hoàng biên dịch, Nxb. Trẻ - DT BOOKS.

9. ManKiw, N.G (2003), Nguyên lý kinh tế học. Nxb. Thống kê.

10. Nguyễn Ngọc Quang (2008), Phương pháp định tính trong nghiên cứu hành vi người tiêu dùng Việt Nam về sản phẩm xe máy. Đại học Kinh tế Quốc dân – Luận án Tiến sĩ Kinh tế.

11. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu khoa học Marketing - Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Nxb. Đại học Quốc gia TP.HCM.

12. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Quản trị kinh doanh. Nxb. Thống kê.

13. Nguyễn Văn Trình & Nguyễn Thị Tuyết Nhƣ (2011), Kinh Doanh Bất Động Sản Những Vấn Đề Cơ Bản. Nxb. Thanh Niên.

14. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nxb. Thống kê.

15. Bennett D. P. (1998), Dictionary of Marketing Terms. NTC Business Books. 16. Campbell F., Bodley A. & Berkley C. (2007), Measuring Quality of Life:

Does Local Environmental Quality Matter?. ENCAMS.

17. Charles W. Lamb, Joseph F. Hair, Carl McDanniel (2000), Essential of Marketing. Cengage South – Western.

18. Dennis J. Mckenzie, Richard M. Betts (2006), Essential of Real Estate Economics. Thomson South-Western.

19. Edwardd L. Thorndike (1932), The Fundamentals of Learning. AMS Press Inc.

20. Hair Jr. J. F, Anderson R. E., Tatham R. L. & Black W. C. (1998),

Mutivariate Data Analysis. 5th ed, Upper Saddle River Prentice – Hall. 21. Ivan P. Pavlov (1927), Conditioned Reflexes: An Investigation of the

Physiological Activity of the Cerebral Cortex (translated by G.V. Anrep). London: Oxford University Press.

22. Maslow H. Abraham (1954), Mutivation and Personality. Harper Row, tr. 80-106.

23. Nunally J. & Bernstein I. H. (1994), Psychometric Theory. 3th ed, New York: McGraw – Hill.

24. Pellemans P. (1998), Le marketing qualitatif. De Boeck University, Paris, tr. 267-307.

25. Perreault Jr D. William, Cannon P. Joseph, McCarthy E. Jerome (2008),

Basic Marketing. 16th ed, New York: McGraw – Hill.

26. Schiffiman G. L., Bednall D., O’class A., Paladino A., Ward S., Kanuk L. (1997), Consumer Behaviour. Pearson.

27. Yim L. H., Lee H. B., Kim H. J., and Kim J. J. (2009), The Effect of The Quality of Apartment Houses on The Residential Satisfaction and Corporation Performmance. HanYang University – Science Research.

DANH SÁCH WEBSITE THAM KHẢO

http://www.cbrevietnam.com/?lang=vi http://www.horea.org.vn/home/index.php

http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/home http://www.savills.com.vn/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định mua căn hộ hạng trung của khách hàng tại tp. Hồ Chí Minh.PDF (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)