- Nguồn nước mặt:
a. Ngành trồng trọt:
Năm 2011, diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện là 26.626 ha, hệ số sử dụng đất đạt 2,40 lần.
Bảng 4.2: Kết quả thâm canh một số cây trồng chính ở huyện Hiệp Hòa
Cây trồng ĐV tính Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1. Diện tích lúa cả năm Ha 16321 16312 16294
- Năng suất tạ/ha 51,1 53,5 55
- Sản lượng tấn 83468 87269 89617
2. Diện tích ngô cả năm Ha 2097 2728 2414
- Năng suất tạ/ha 32,90 36,9 36,3
- Sản lượng tấn 6882 10066 87628
3. Diện tích khoai lang cả năm Ha 1185 1084 1156
- Năng suất tạ/ha 94,5 98,5 97,2
- Sản lượng tấn 11202 10677 11236
4. Diện tích lạc cả năm Ha 2471 2385 2316
- Năng suất tạ/ha 19,00 19,3 19,5
- Sản lượng tấn 4695 4603 4516
5. Diện tích đậu tương cả năm Ha 503 498 488
- Năng suất tạ/ha 15,00 15 15,5
- Sản lượng tấn 756 747 756
6. Diện tích rau xanh cả năm Ha 2662 2791 2516
- Năng suất tạ/ha 125,8 131,7 134,4
- Sản lượng tấn 33492 36757 33815
7. Diện tích thuốc lào cả năm Ha 34 52 45
- Năng suất tạ/ha 12,3 12,5 12,7
- Sản lượng (tấn) tấn 41,9 65 57
8. Diện tích cây ăn quả cả năm Ha 1855 1893 1891
- Sản lượng tấn 9870 10590 10655
9. Diện tích dâu tằm cả năm Ha 238 219 200
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 53
- Sản lượng tấn 5998 5530 5060
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 54
Số liệu ở bảng trên cho thấy: năng suất và sản lượng các cây trồng chính đều có xu hướng tăng. Điển hình là:
+ Thâm canh cây lúa: Diện tích trồng lúa năm 2011, đạt 16.294 ha, năng suất đạt 55 tạ/ha, sản lượng thóc đạt được là 89.617 tấn, tăng 7,40% so với năm 2009. Trong thâm canh lúa, các địa phương trong huyện đã áp dụng nhiều giống lúa mới không chỉ cho năng suất cao, mà còn cho chất lượng gạo tốt, phù hợp với điều kiện đất đai, như: KD18, Hương Thơm, Bắc Thơm …Vì vậy giá thóc gạo trên thị trường cao hơn nhiều so với các năm trước. Hiện tại có gần 95 % diện tích lúa được cấy giống có chất lượng cao. Nhiều cánh đồng thâm canh lúa đã đạt trên 55 tạ/ha, như: ở xã Đoan Bái, Mai Trung, Hợp Thịnh… .
+ Thâm canh cây ngô: Ngoài cây lúa, cây ngô đóng vai trò rất quan trọng trên đồng đất huyện Hiệp Hòa. Ở đây cây ngô được gieo trồng chủ yếu vào vụ thu đông. Diện tích trồng ngô của huyện đạt 2414,0 ha năm 2011, tổng sản lượng ngô ước tính đạt 8.728 tấn. Các xã có diện tích trồng ngô nhiều, đó là: Mai Trung, Hợp Thịnh, Lương Phong, Ngọc Sơn, Đoan Bái. Những năm gần đây cũng như thâm canh lúa, nhiều loại giống ngô lai cho năng suất cao, chất lượng tốt được trồng ở huyện, như: LVN4, DK999, P60 ...
+ Thâm canh cây công nghiệp hàng năm ( Đậu tương, lạc, đậu xanh…): Một trong những ưu thế của huyện Hiệp Hòa là có điều kiện đất đai rất phù hợp cho thâm canh cây đậu tương, lạc, nhất là vùng Trung và Thượng huyện thuộc nhóm đất bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, tưới tiêu không chủ động. Loại hình sử dụng đất này không chỉ cho hiệu quả kinh tế cao, mà còn có tác dụng cải tạo đất rất tốt. Tổng diện tích gieo trồng đậu tương của toàn huyện năm 2011 đạt 488 ha, tổng sản lượng là 756 tấn. Giống đậu tương được trồng chủ yếu là: ĐT 84 , ĐT99 , ĐT 93 , ĐT72 . Cây đậu tương được trồng nhiều ở các xã: Ngọc Sơn, Đức Thắng, Danh Thắng, Thường Thắng, Đông
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 55
Lỗ, Mai Trung…Tổng diện tích gieo trồng lạc của toàn huyện năm 2011 đạt 2316,0 ha, tổng sản lượng là 4516 tấn. Giống lạc được trồng chủ yếu là: L14 , MD7, Sen lai...Cây lạc được trồng nhiều ở các xã: Ngọc Sơn, Đức Thắng, Danh Thắng, Thường Thắng, Đông Lỗ, Mai Trung…
+ Thâm canh cây ăn quả:
Thực hiện chủ chương của Tỉnh và Nghị quyết của huyện Ủy Hiệp Hòa về việc phát triển kinh tế vườn đồi, từ những năm 2000 chương trình cải tạo vườn tạp, vườn đồi để trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và cây trồng rừng đã phát triển rộng khắp các xã trên địa bàn toàn huyện. Trong đó các cây ăn quả chủ yếu là: vải thiều, nhãn, xoài, na dai và cây có giá trị kinh tế cao như: trám, sấu…Đưa tỷ trọng lâm nghiệp và cây ăn quả chiếm khoảng trên 4,0 % tổng giá trị sản phẩm toàn huyện.
Chỉ tính riêng diện tích trồng cây ăn quả năm 2011 toàn huyện có là 1.891,0 ha, tổng sản lượng đạt 10.655 tấn.
+Riêng với cây dâu tằm: Diện tích giảm chỉ còn 200,0 ha, sản lượng đạt 5060 tấn mặc dù đây là một nghề truyền thống của huyện Hiệp Hòa nhưng do nhiều nguyên nhân như thời tiết, tiêu thụ sản phẩm…làm diện tích giảm.
Nhận xét: Ngành trồng trọt của huyện Hiệp Hòa đã thay đổi, đóng góp những thành quả lớn không chỉ đảm bảo an ninh lương thực cho toàn huyện, mà còn tạo được nhiều hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng tại chỗ và xuất sang các đơn vị ngoài huyện. Làm cơ sở cho phát triển đa ngành thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên trong những năm tới cần cải tạo hệ thống thủy lợi để tăng diện tích tưới tiêu chủ động, quy hoạch vùng thâm canh tập chung để tạo nông sản lớn gắn với công nghiệp chế biến theo hướng hiệu quả và bền vững.