- Nguồn nước mặt:
4.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hộ
4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Kiên trì thực hiện đường lối đổi mới phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, chống quan liêu bao cấp, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Hiệp Hòa đã chỉ đạo một cách có hiệu quả phát triển kinh tế trong những năm vừa qua. Nền kinh tế của huyện có những bước tăng trưởng khá, giai đoạn 2001 - 2005 mức tăng trưởng kinh tế bình quân được cải thiện nhưng cũng chỉ đạt 7,80 %/năm và đến giai đoạn 2005- 2010 mức tăng trưởng của huyện đã có sự bứt phá rõ rệt với 11,38%/năm, vượt mức bình quân chung của tỉnh (8,7%/năm) và năm 2011 là 14,00%.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 51
Thành tựu này trước hết thuộc về người dân lao động huyện Hiệp Hòa với Nghị quyết đúng đắn của Đảng bộ huyện và dưới sự chỉ đạo có hiệu quả của UBND huyện Hiệp Hòa. Là huyện trung du mặc dù có nhiều khó khăn nhưng Hiệp Hòa cũng có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế toàn diện, tỷ trọng phát triển giữa các ngành tuy đã thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Theo niêm giám thống kê, cho thấy tốc độ tăng trưởng của ngành Nông - lâm nghiệp và thủy sản 4,37%/năm; công nghiệp - xây dựng 23,63%/năm; thương mại - dịch vụ tăng 21.02%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông - lâm, thủy sản giảm từ 75,3% năm 2005 xuống còn 26,90%; công nghiệp - xây dựng tăng từ 8,9% năm 2005 lên 34,56%; dịch vụ tăng từ 15,8% năm 2005 lên 38,54%. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 11,7 triệu đồng/năm. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2011 đạt 81.000 tấn, tăng gấp 0.82 lần so với năm 2005.
Biểu đồ 4.1: Tỷ trọng so sánh 3 năm 2009, 2010, 2011
4.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 52