Sự cần thiết phải có can thiệp của Nhà nước vào giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong các làng nghề ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng môi trường làng nghề hiệp hòa tỉnh bắc giang (Trang 26)

2.1.3.1 Ô nhiễm môi trường là khuyết tật của kinh tế thị trường

Nền kinh tế thị trường tự bản thân nó không thể khắc phục những khuyết tật mang tính bản chất như tình trạng độc quyền, lạm phát, bất ổn kinh tế, thất nghiệp và ONMT. Xét về bản chất ONMT là một dạng ngoại ứng tiêu cực và trong khi mọi chủ thể trong nền kinh tế thị trường đều chạy theo mục tiêu “lợi nhuận” thì vấn đề BVMT sẽ bị bỏ quên. Lý thuyết kinh tế hiện đại chỉ ra rằng chỉ với “bàn tay vô hình” của thị trường thì không thể điều tiết và khắc phục những thất bại mà cần phải có “bàn tay hữu hình” của Nhà nước. Nhà nước với các công cụ quản lý của mình, can thiệp vào thị trường để điều tiết sản xuất, khắc phục những thất bại do kinh tế thị trường gây ra.

2.1.3.2 Thực trạng và những thách thức đối với môi trường Việt Nam

Hiện trạng môi trường nước ta trong những năm vừa qua cho thấy ONMT đang ngày một gia tăng, môi trương đất, môi trường nước và môi trường không

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 20

khí ngày càng xuống cấp, sự đa dạng hoá sinh học bị xâm phạm nghiêm trọng. Tình trạng ONMT diễn ra ở cả khu vực thành thị lẫn khu vực nông thôn và miền núi ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ của người dân. Bên cạnh đó,ONMT đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình thực hiện phát triển bền vững, đó là:

- ONMT ảnh hưởng trực tiếp đến tính ổn định và bền vững của sự phát triển KTXH. Phát triển KTXH là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân cũng như của cả loài người trong quá trình phát triển. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: môi trường là địa bàn và là đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.

Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ONMT tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến phát triển KTXH thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng của hoạt động phát triển hoặc gây ra thảm hoạ, thiên tai đối với các hoạt động KTXH trong khu vực.

- ONMT là một trở ngại to lớn trong sự phát triển của đất nước và làm nguy hại đến tương lai của các thế hệ sau.

ONMT càng cao đòi hỏi chúng ta phải bỏ ra những chi phí càng lớn để khắc phục tình trạng ô nhiễm và duy trì chất lượng môi trường. Việc này không chỉ làm cạn kiệt nguồn lực của nền kinh tế mà còn ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận những cơ hội cho sự phát triển. Nhằm giảm thiểu ONMT chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường chính là để giúp cho sự phát triển kinh tế cũng như xã hội được bền vững. BVMT là việc làm không chỉ có ý nghĩa hiện tại mà quan trọng hơn, cao cả hơn là nó có ý nghĩa cho tương lai

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 21

[9]. Nếu một sự phát triển có mang lại những lợi ích kinh tế trước mắt mà khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, huỷ hoại môi trường, làm cho các thế hệ sau không còn điều kiện để phát triển mọi mặt (cả về kinh tế, xã hội, thể chất, trí tuệ con người…), thì sự phát triển đó không có ích gì. Nếu hôm nay thế hệ chúng ta không quan tâm và không làm tốt công tác bảo vệ môi trường, làm cho môi trường bị huỷ hoại thì trong tương lai, con cháu chúng ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả tồi tệ.

2.1.3.3 Mục tiêu và những thách thức về môi trường quốc gia

Phấn đấu để có môi trường trong sạch và bền vững là mục tiêu của tất cả các quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh BVMT là nhiệm vụ mang tính toàn cầu thì tại nước ta, vấn đề môi trường cũng đang được quan tâm đặc biệt. BVMT được đặt ra trong hầu hết các chính sách phát triển KTXH. Hơn thế nữa vấn đề BVMT còn được xây dựng thành Chiến lược và những chương trình hành động cụ thể như: Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam-Việt Nam Agendar 21 (VA21), Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Những mục tiêu về môi trường quốc gia này đã và đang đặt ra những nhiệm vụ đòi hỏi Nhà nước cần có những biện pháp cụ thể nhằm quản lý tình trạng ONMT, đặc biệt là đối với môi trường các làng nghề.

Ngoài ra, chúng ta còn phải đối mặt với nhứng thách thức về môi trường trong những năm tới như:

- Tình trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị BVMT thấp kém, lạc hậu, ONMT ngày một gia tăng, trong khi đó khả năng đầu tư cho môi trường của Nhà nước cũng như các doanh nghiệp đều bị hạn chế.

- Sự gia tăng dân số, di dân tự do và đói nghèo tiếp tục gây ra những áp lực lớn đối với tài nguyên và môi trường.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 22

- Nhận thức về môi trường và phát triển bền vững chưa đẩy đủ, ý thức BVMT trong xã hội còn thấp.

- Tổ chức và năng lực quản lý môi trường chưa đáp ứng yêu cầu.

- Thách thức trong việc lựa chọn các lợi ích trước mắt về kinh tế và lâu dài về môi trường và phát triển bền vững.

- Những mặt trái của hội nhập quốc tế và tự do hoá thương mại toàn cầu nhất là sắp tới Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO gây ra nhiều tác động phức tạp về mặt môi trường.

- Tác động của những vấn đề môi trường toàn cầu, môi trường khu vực ngày càng mạnh và phức tạp hơn. Nhằm chủ động đối phó với những thách thức và thực hiện các mục tiêu đặt ra cần phải tăng cường công tác quản lý nhà nước vào giải quyết vấn đề ONMT nói chung và ONMT các làng nghề nói riêng.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 23

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng môi trường làng nghề hiệp hòa tỉnh bắc giang (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)