- Nguồn nước mặt:
b. Ngành chăn nuôi:
4.3.3 Hiện trạng môitrường của 5 nhóm làng nghề nghiên cứu
4.3.3.1 Hiện trạng môi trường đất làng nghề
Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp, ngoài ra đất còn được con người sử dụng cho nhiều mục đích khác như: nơi ở, đường giao thông, kho tàng và mặt bằng sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
Kết quả phân tích chất lượng đất của khu vực làng nghề của huyện Hiệp Hòa được trình bày tại bảng 4.8.
Kết quả phân tích đất tại các điểm lấy mẫu xung quanh các cơ sở sản xuất TTCN và tại các làng nghề đều có pH từ 4,98- 5,85 ( chua đến ít chua); hàm lượng các chất dinh dưỡng từ nghèo đến trung bình, cụ thể: OM% từ 2,10 đến 4,24% ( từ thấp đến trung bình, P2O5% từ 0,04 đến 0,10% ( từ nghèo đến trung bình), N% từ 0,04 đến 0,21% ( từ rất thấp đến trung bình).
Với các chỉ tiêu kim loại nặng 100% mẫu có kết quả đạt quy chuẩn QCVN 03:2008/BTNMT. Như vậy, tính đến tháng 10 năm 2010 đất nông nghiệp của Hiệp Hòa chưa có biểu hiện bị ô nhiễm kim loại nặng. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc canh tác, phát triển nông nghiệp của các hộ nông dân trong huyện.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 72
Bảng 4.8. Kết quả quan trắc chất lượng đất khu vực làng nghề huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang năm 2011
Kết quả phân tích Địa điểm lấy mẫu
pH OM N% P2O5 % Pb (mg/kg) Zn (mg/kg) Cd (mg/kg) As (mg/kg)
Đất vườn thôn Đồng Đạo-
Hợp Thịnh 5.21 3.24 0.21 0.06 3.8 27 0.38 6.1 Đất ruộng Đồng Ren Hợp
Thịnh 5.32 2.50 0.08 0.05 11.3 23 0.38 6.5 Đất vườn thôn Trung
Hưng- Mai trung 5.55 2.60 0.08 0.1 5.2 28 0.53 6.3 Đất vườn thôn Cẩm Trang-
Mai Trung 5.13 2.12 0.04 0.06 7.8 17 0.34 6.4 Đất vườn thôn Cẩm Bào-
Mai Trung 5.67 2.36 0.06 0.04 6.5 31 0.33 7.2 Đất vườn thôn Cẩm Trung-
Xuân Cẩm 5.17 2.76 0.08 0.05 9.6 21 0.34 6.5 Đất vườn thôn Quế sơn-
Thái sơn 5.08 2.10 0.06 0.05 12.3 24 0.44 4.5 Đất vườn thôn Tiên Hưng-
Đức thắng 4.98 4.15 0.13 0.05 12.1 32 0.51 7.2 Đất vườn thôn Mai
Thượng- Mai Đình 5.85 4.24 0.21 0.06 5.2 29 0.73 6.3 QCVN 03:2008/BTNMT
( Đất nông nghiệp) - - - 70 200 2 12
Nguồn: Kết quả phân tích đất làng nghề huyện Hiệp Hòa DA Môi trường 2011
4.3.3.2 Hiện trạng môi trường nước làng nghề huyện Hiệp Hòa. a. Hiện trạng các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
* Nguồn thải từ hoạt động dân sinh
- Do nước thải trong khu dân cư: Hầu hết các điểm dân cư trên địa bàn huyện đều không có hệ thống thoát nước. Nước thải sinh hoạt và nước mưa chủ yếu là tự thấm, phần còn lại chảy theo các rãnh hở, hoặc có nắp đậy, chảy cục bộ từng đoạn rồi xả xuống các khu vực trũng, ao, hồ, sông. Khu vực nông thôn huyện Hiệp Hòa có cơ sở hạ tầng ở mức trung bình đến kém, trình độ dân trí và nếp sống văn hoá còn hạn chế, việc quản lý các nguồn chất thải chưa tốt gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 73
- Do hoạt động chăn nuôi: các hộ gia đình hầu hết chưa có hệ thống thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi phù hợp, thường xả trực tiếp vào hệ thống thoát nước chung của thôn xóm cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước.
- Các hoạt động thâm canh nông nghiệp: Huyện có khoảng 80% dân số sống chủ yếu bằng nghề nông. Để đảm bảo điều kiện canh tác hàng năm người dân đã phải sử dụng lượng phân bón các loại (như phân chuồng, phân đạm, lân, ka li…) và thuốc bảo vệ thực vật rất lớn. Theo ước tính của tổ chức lương thực thế giới FAO về sử dụng phân bón, huyện có diện tích 11.604 ha đất sản xuất nông nghiệp với mức bón 0,12 -0,15 kg/m2 (gieo trồng 2 vụ) đã sử dụng khoảng 13.000 - 17.000 tấn phân các loại trong đó chủ yếu phân hóa học. Vấn đề sử dụng không hợp lý phân bón và lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường nước và sức khoẻ cộng đồng.
* Do tiểu thủ công nghiệp và làng nghề
Hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề với nhiều loại hình sản xuất đa dạng, phong phú như: chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, thủ công mỹ nghệ, sản xuất dây thừng, tái chế nhựa.... Chất thải của các cơ sở này hầu như chưa được thu gom và xử lý nên cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước của huyện.
b.Hiện trạng môi trường nước mặt huyện Hiệp Hòa
Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt của huyện tháng 8 năm 2010 cho thấy:
- Chất lượng nguồn nước trong khu vực nói chung thoả mãn yêu cầu chất lượng dùng cho tưới tiêu.
- Nước mặt chưa có biểu hiện bị ô nhiễm kim loại nặng, các chỉ tiêu như đồng, chì, kẽm và cadimi trong các mẫu phân tích đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT.
- Các chỉ tiêu như COD, BOD5, SS, Coliform ở hầu hết các mẫu đều vượt quá QCVN 08:2008/BTNMT, ví dụ COD vượt quá từ 1,1-2,5 lần, BOD5
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 74
Bảng 4.9. Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt khu vực làng nghề huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang năm 2011
Kết quả phân tích
pH COD BOD5 SS NH4+ NO3- Cu Zn Pb Fe Cd Coliform
Địa điểm lấy mẫu
mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l MPN/100ml
Ao thôn Đa Hội- Hợp Thịnh 7.02 74 32 86 5.035 4.0 0.01 - - 1.4 0.01 12000
Ao thôn Ninh Tào-Hợp Thịnh 7.13 70 37 99 1.082 15.3 0.03 0.01 - 1.9 0.01 19000
Ao thôn Trung Hưng- Mai trung 7.35 43 24 80 2.011 5.5 - 0.006 0.01 2.0 0.01 7500
Ao thôn Xuân Giang- Mai trung 7.09 71 35 34 2.035 12.4 - 0.011 - 2.4 0.01 15000
Ao thôn Cẩm Trang- Mai trung 7.13 44 23 40 2.182 18.9 - 0.009 0.01 1.8 - 19000
Ao thôn Xuân Biểu- Xuân Cẩm 7.18 56 26 85 1.023 13.1 - 0.005 - 1.9 - 5050
Ao thôn Cẩm Trung- Xuân Cẩm 7.33 54 39 88 1.813 14.2 0.02 0.012 0.01 2.3 0.01 7500
Ao thôn Quế sơn- Thái sơn 7.15 45 25 80 4.042 14.2 - - - 1.8 0.01 33500
Nước sông Cầu tại Hợp Thịnh 7.22 32 20 86 4.015 7.5 0.01 0.005 0.01 1.6 - 5000
Nước sông Cầu tại Mai Đình 7.04 36 21 96 2.126 7.9 0.01 0.006 0.01 1.8 0.01 90 000
QCVN 08:2008/BTNMT cột B1 5.5-9 30 15 50 0.5 10 0.5 1.5 0.05 1.5 0.01 7500
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 75
c.Hiện trạng môi trường nước ngầm huyện Hiệp Hòa
Bảng 4.10. Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm khu vực làng nghề huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang năm 2011
Kết quả phân tích
pH COD BOD5 SS Amoni Nitrat Cu Zn Pb Fe As Coliform
Địa điểm lấy mẫu
mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l MPN/100ml
Nước giếng thôn Trung Hưng- Mai trung 6.97 3.1 1.5 13 2.125 0.20 0.04 0.20 - 2.5 0,035 0
Nước giếng thôn Cẩm Trang- Mai trung 7.12 2.6 1.3 13 1.543 0.23 0.02 0.03 - 2.3 0,025 0
Nước giếng thôn Cẩm Bào- Xuân Cẩm 6.89 2.8 1.6 15 4.021 0.25 0.06 0.15 - 2.6 0,017 0
Nước giếng thôn Cẩm Trung- Xuân Cẩm 6.93 4.5 2.1 9 2.769 0.43 0.03 0.21 - 3.1 0,027 0
Nước giếng thôn Đại Mão-Đại Thành 6.87 3.5 1.7 8 2.077 0.45 0.06 0.20 0.01 2.7 0,040 0
Nước giếng thôn Mai thượng- Mai Đình 7.12 3.5 2.1 9.5 4.125 0.43 0.04 0.20 0.01 2.6 0,042 0
Nước giếng thôn An Khánh- Hòa Sơn 7.05 3.5 1.5 9 3.765 0.31 0.04 0.02 - 2.5 0,020 0
QCVN 09:2008/BTNMT 5,5-8,5 4 - - 0.1 15 1 5 0,01 5 0.05 3
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 76
Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm vào tháng 8 năm 2010 cho thấy đã có một số mẫu có biểu hiện bị ô nhiễm do có một số chỉ tiêu vượt quá QCVN như amoni vượt từ 15-40 lần, Pb xấp xỉ QCVN…
4.3.3.3 Hiện trạng môi trường không khí làng nghề huyện Hiệp Hòa
Trong các loại tài nguyên, không khí là tài nguyên vô giá, quyết định sự sống còn và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người và các loài sinh vật. Ô nhiễm không khí được định nghĩa là sự có mặt trong không khí tự nhiên của một hoặc nhiều chất với nồng độ và trong khoảng thời gian có thể gây nguy hại tới con người, thực vật, động vật, các hệ sinh thái, các vật liệu hoặc công trình xây dựng.
Các chất ô nhiễm không khí thông thường bao gồm SO2, NOx, CO, bụi... Hiện trạng môi trường không khí huyện Hiệp Hòa được đánh giá thông qua kết quả quan trắc môi trường không khí tháng 6 năm 2011.
Bảng 4.11. Kết quả quan trắc chất lượng không khí làng nghề huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang năm 2011
Nhiệt
độ Độ ồn
Bụi
TS CO Mùi
Địa điểm lấy mẫu
oC dBA mg/m3 mg/m3
CS nuôi tằm Mai Thượng, Mai Đình 29.3 3.5 0.13 1.10 Không
CS nuôi tằm Đồng Đạo, Hợp Thịnh 28.9 2.4 0.10 1.88 Không
CS mây tre đan Cẩm Bào, Mai Trung 29.1 56.8 0.34 1.6 Không
CS mây tre đan Cẩm Trung, Xuân Cẩm 29.3 54.2 0.32 1.1 Không
Cơ sở SX gạch Chùa Hiên, Hương Lâm 31.6 66.9 0.35 1.44x102 -
Cơ sở SX gạch Đồng Mèo, Đông Lỗ 32.1 75.1 0.30 1.67x102 -
CS tái chế bao bì Đồng Đạo, Hợp Thịnh 33.1 67 0.29 1.43x102 Khét
Cơ sở SX dây thừng Trung Hưng 31.2 71 0.31 2.45x102 Khét
CS chăn nuôi Ngọc Sơn 32.1 67 0.31 1.76 Mùi thối
CS chăn nuôi Xuân Biều, Xuân Cẩm 31.2 62 0.34 2.76 Mùi thối
QCVN 05 : 2009, 26:2010/BTNMT - 70 0,3 30
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 77
Theo kết quả quan trắc môi trường không khí trong toàn bộ khu vực Hiệp Hòa nhìn chung là tương đối tốt. Tuy nhiên, do tính chất lao động làng nghề nên môi trường không khí cũng chịu những tác động nhất định và mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm. Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy nguồn gây ra ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu từ các cơ sở: tái chế nhựa, các lò đốt gạch thủ công, xưởng tái chế dầu và các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi.
Bảng 4.11 cho thấy:
- Làng nghề Mai Thượng và các cơ sở trồng dâu nuôi tằm tại Hiệp Hòa có chất lượng không khí khá tốt, các chỉ tiêu quan trắc đều cho kết quả đạt QCVN.
- Các cơ sở sản xuất gạch có hai chỉ tiêu là bụi tổng số và khí CO vượt quá trong đó bụi tổng số gấp 1,03-1,13 lần QCVN, CO gấp 3,6-5,6 lần QCVN.
- Tại cơ sở tái chế nhựa có các chỉ tiêu mùi và CO vượt quá TCVN từ 1,1-1,3 lần, chỉ tiêu tiếng ồn đều ở ngưỡng xấp xỉ QCVN nên nguy cơ ô nhiễm do tiếng ồn là rất lớn. Bụi bẩn, tiếng ồn từ các máy nghiền phế liệu vượt quá quy chuẩn cho phép làm ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động ở trong xưởng. Ngoài ra nguyên liệu thu mua từ khắp nơi được tập kết ngay trong nhà, ảnh hưởng đến mỹ quan trong khu vực. Thực tế cho thấy người lao động chưa có bảo hộ đảm bảo an toàn. Các cơ sở sản xuất nằm trong khu dân cư nên ảnh hưởng đến các hộ lân cận.
Tóm lại: Môi trường không khí đã có biểu hiện bị ô nhiễm tại nơi sản xuất, điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của người sản xuất cũng như cộng đồng dân cư. Chất lượng môi trường không khí ở các làng nghề của huyện có thể sơ bộ đánh giá phân loại như sau:
- Làng nghề chưa có biểu hiện ô nhiễm không khí gồm: nuôi tằm ươm tơ, mây tre đan.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 78
- Làng nghề gây ô nhiễm không khí trung bình: gồm chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất dây thừng, các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, các trang trại chăn nuôi.
- Làng nghề gây ô nhiễm không khí cao gồm : tái chế nhựa ,tái chế dầu và sản xuất gạch thủ công.
4.3.3.4 Hiện trạng rác thải làng nghề tại khu vực nghiên cứu
Nguồn phát thải chất thải rắn từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, TTCN, sinh hoạt... ngày càng gia tăng, trong khi đó quản lý, xử lý chất thải rắn chưa đạt tiêu chuẩn. Rác thải ở nông thôn ngày càng nhiều, phần lớn chưa được tổ chức thu gom, chủ yếu do người dân tự xử lý (đốt, ủ làm phân bón hoặc đổ trong vườn, ngoài ngõ, nơi đất trống và các ao làng…). Đây là nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường
a.Tình hình phát sinh, khối lượng thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Kết quả điều tra tổng khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh của huyện Hiệp Hòa là 88,929 tấn/ngày tương đương 32.044 tấn/năm, trong đó khối lượng thu gom được là 11.121 tấn/năm tương đương với tỷ lệ thu gom bình quân là 55%.
Bảng 4.12. Hiện trạng phát sinh CTRSH trên địa bàn Hiệp Hòa năm 2011
TT Nguồn thải Số hộ Khối lượng rác thải (Kg/ngày/hộ) Khối lượng rác thải phát sinh (Tấn/ngày) 1 Từ hộ gia đình 49.036 1,1 53,939
2 Từ cơ quan, trường học 67 5,0 33,500
3 Từ nơi công cộng
(đường phố, chợ…) 1,490 1,490
Tổng toàn huyện 88,929
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 79
Thành phần chất thải rắn tại các điểm dân cư nông thôn của huyện phụ thuộc vào mức sống của dân cư trong khu vực. Các chất thải phát sinh từ hộ gia đình có thành phần hỗn tạp (từ các chất hữu cơ đến hợp chất kim loại, da, vải vụn..); chất thải rắn phát sinh từ chợ bao gồm các loại như rau, cây củ và các loại bao bì, gói hàng. Chất thải đường phố bao gồm chất thải từ các hộ gia đình, phế thải xây dựng và cành, lá cây… Nhìn chung tại các điểm dân cư nông thôn huyện Hiệp Hòa có tỷ lệ chất hữu cơ khá cao khoảng 70%, tỷ lệ các chất có thể tái sử dụng (giấy, gỗ, nhựa, thuỷ tinh, kim loại…) khoảng 6%. Các chất trơ còn lại chiếm tỷ lệ 14%.
Bảng 4.13. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt trong khu vực nghiên cứu
TT Thành phần chất thải Tỷ lệ (%)
1 Rác hữu cơ 70
2 Rác vô cơ 10
3 Nhựa và chất dẻo 6
4 Các chất khác 14
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra b. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất và làng nghề trên địa bàn huyện Hiệp Hòa
Bảng 4.14. Khối lượng phế thải rắn tại các làng nghề Hiệp Hòa
TT Cơ sở sản xuất Số cơ sở ( số hộ) Khối lượng rác thải trung bình (Kg/ngày) Tổng lượng phế thải (tấn/ ngày)
1 Nuôi tằm ươm tơ 1902 5,5 10,46
2 Sản xuất VLXD 611 250 15,28
3 Tái chế phế liệu 27 30 0,81
4 Thủ công mỹ nghệ 1027 0,7 0,72
5 Chế biến lương thực 328 7,5 2,46
Tổng toàn huyện 29,53
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 80
- Nghề nuôi tằm: chất thải rắn phát sinh chủ yếu ở thời kỳ ăn rỗi( 6-7 ngày), trung bình mỗi ngày thải 25-30 kg phế thải gồm phân tằm và thức ăn