Quản lý nhà nước đối với BVMT hiện nay được nhiều quốc gia và địa phương trong nước thực hiện thành công. Từ những kết quả này, ta có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm quý giá cho Bắc Ninh trong việc tăng cường quản lý nhà nước đối với vấn đề BVMT. Dưới đây Luận văn đi sâu tìm hiểu những kinh nghiệm BVMT của một số nước điển hình và một số địa phương trong cả nước đã có những thành công trong công tác quản lý nhà nước đối với vấn đề BVMT. Những kinh nghiệm này có thể là kinh nghiệm về quản lý môi trường nói chung và trong một số trường hợp lại mang tính đặc thù đối với BVMT các làng nghề nói riêng, nhưng tựu chung lại đều rất có ý nghĩa cho Bắc Ninh tham khảo và vận dụng nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu nhất trong việc bảo vệ môi trường các làng nghề.
2.2.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Là một quốc gia đông dân nhất thế giới (trên 1,3 tỷ người), diện tích đứng thứ 2 sau Liên bang Nga, nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với nước ta về văn hoá, thể chế chính trị và đặc biệt là cũng có nhiều làng nghề ở khu vực nông thôn. Trong những năm qua, sự nghiệp BVMT của Trung Quốc đã thu được thành tựu khiến cả thế giới phải công nhận. Nhìn chung, ONMT bị xấu đi của Trung Quốc đã được kiểm soát về cơ bản, chất lượng môi trường ở một số thành phố và khu vực nông thôn có phần được cải thiện, góp phần vào việc thực thi chiến lược phát triển bền vững.
Bắt đầu từ năm 1997, chính phủ Trung Quốc đã 7 năm liền tổ chức “toạ đàm” về vấn đề môi trường và bố trí công tác BVMT. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng, BVMT là việc lớn, làm cho dân giàu, nước mạnh, đất nước ổn định và liên quan tới an ninh môi trường của nhà nước. Thực chất của việc BVMT tức là bảo vệ sản xuất. Phải thiết lập, hoàn thiện cơ chế quyết sách tổng hợp về
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 24
môi trường và phát triển, cán bộ địa phương phải đích thân nắm bắt và chịu trách nhiệm về vấn đề môi trường. Tăng cường việc giám sát và quản lý thống nhất môi trường, tăng thêm vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường, khuyến khích công chúng tham gia công tác BVMT. Phải kiên trì song song phòng chống việc gây ô nhiễm và bảo vệ sinh thái.
Kinh nghiệm từ thực tế kiểm soát nạn ONMT cho thấy: Chính quyền Trung Quốc đã có những biện pháp cứng rắn và kiên quyết đối với những cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng, những năm gần đây, Trung Quốc đã đóng cửa và xoá sổ hơn 84.000 doanh nghiệp nhỏ gây ô nhiễm nghiêm trọng. Trên 90% trong số 238 nghìn doanh nghiệp gây ô nhiễm đã đạt tiêu chuẩn chất thải chủ yếu. Đối với các doanh nghiệp, xí nghiệp đăng ký mới, luật pháp Trung Quốc yêu cầu phải giải trình về các biện pháp chống ONMT. Một ví dụ điển hình là trong Luật Xí nghiệp hương trấn nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa tại điều 36 ghi rõ: “ Xí nghiệp hương trấn phải nghiêm túc chấp hành mọi chế độ giải trình vấn đề ONMT khi xây dựng những hạng mục có liên quan đến môi trường. Trong hạng mục xây dựng xí nghiệp hương trấn biện pháp phòng chống ô nhiễm phải đồng thời thiết kế, đồng thời thi công, đồng thời đưa vào sử dụng cùng với công trình chủ thể. Biện pháp phòng chống phải được đồng bộ, ngành chủ quản hành chính bảo vệ môi trường nghiệm thu quy cách, sau đó hạng mục xây dựng mới được đưa vào sản xuất hoặc sử dụng. Xí nghiệp hương trấn không được áp dụng hoặc sử dụng những công nghệ và thiết bị gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường bị Nhà nước cấm. Chất thải ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn Nhà nước quy định, địa phương phải đề ra thời gian xử lý, xí nghiệp hương trấn nào chưa hoàn thành xong công việc xử lý chất thải theo pháp luật phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động hoặc chuyển hướng sản xuất kinh doanh. Nghiêm cấm các xí nghiệp hương trấn tiến hành sản xuất gạch, luyện cốc, lọc dầu bằng phương pháp thủ công, sản xuất H2SO4, quặng sắt và các phế thải ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.”. Như vậy, doanh nghiệp, xí nghiệp nào muốn đi vào hoạt động đều phải đảm bảo về an toàn
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 25
môi trường theo quy định. Biện pháp này đã có tác dụng ngăn chặn từ đầu những hành vi gây ô nhiễm và tổn hại đến môi trường đồng thời giúp cho cơ quan quản lý dễ dàng hơn, thuận tiện hơn trong việc kiểm soát ô nhiễm.
Đối với hệ thống văn bản pháp luật về BVMT: hiện nay, Trung Quốc đã ban hành 6 bộ luật về BVMT, 10 văn bản pháp luật về tài nguyên và hơn 30 đạo luật BVMT, công bố hơn 90 quy tắc BVMT, ấn định 430 tiêu chuẩn bảo vệ môi trường quốc gia, 1020 văn bản pháp quy bảo vệ môi trường địa phương. Như vậy, hệ thống văn bản pháp luật về BVMT của Trung Quốc đã khá hoàn chỉnh, trong đó có những văn bản hết sức cụ thể và nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm như “Luật Bảo vệ động vật hoang dã”, theo đó mọi hoạt động tội phạm phá hoại tài nguyên động vật hoang dã sẽ bị xử phạt, nặng nhất là tử hình.
Đối với công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về môi trường: giáo dục BVMT ở Trung Quốc đã được đưa vào nội dung giáo dục nghĩa vụ 9 năm, hoạt động xây dựng nhà trường xanh và cộng đồng chung cư xanh đã có ảnh hưởng xã hội ngày càng to lớn. Trung Quốc khuyến khích công chúng tham gia BVMT, đặt đường dây điện thoại tố giác những người có hành vi xâm phạm môi trường mang số 12369. Tăng cường việc công bố thông tin môi trường, lần lượt dự báo và công bố chất lượng không khí mỗi ngày của 47 thành phố quan trọng, mỗi tuần thông báo về chất lượng nước mặt sông, ra thông báo về tình hình chất lượng môi trường cả nước trong một năm nhân Ngày Môi trường thế giới 5 tháng 6 hàng năm (Nguồn: Đỗ Thị Ánh Tuyết, Trung Quôc tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, Tạp chí Du lịch Việt Nam số 12, năm 2005).
2.2.1.2 Kinh nghiệm của các nước trong nhóm G8
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong nhóm các nước công nghiệp phát triển (Group 8, gồm: Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Nhật, Italia, Canada và Nga) cho thấy họ phải sử dụng một hệ thống tổng thể các chính sách, biện pháp và các công cụ rất đa dạng để thực hiện xử lý rác thải để bảo BVMT, nhưng nhìn chung được
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 26
phân thành các nhóm: Nhóm các biện pháp hành chính kết hợp với giáo dục và truyền thông môi trường, nhóm các biện pháp kinh tế-tài chính. Trong đó, thuế và phí là hai công cụ quan trọng.
Kinh nghiệm thực tiễn áp dụng thuế, phí bảo vệ môi trường của nhóm G8 đã chỉ ra rằng không có riêng một loại thuế bảo vệ môi trường để áp dụng cho chung đối với tất cả các loại chất thải (rắn, lỏng, khí). Để xử lý đối với từng loại chất thải, cần sử dụng các công cụ phù hợp, cụ thể như sau:
Đối với các chất thải rắn và chất thải lỏng, thường là dễ xác định đối tượng phát thải (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp), địa điểm phát thải và thu gom. Bằng các quy định hành chính, buộc các đối tượng phát thải phải xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường. Vì thế, đối với các chất thải rắn, chất thải lỏng, hiện nay các nước nhóm G8 đều áp dụng thu phí nhằm bì đắp trực tiếp chi phí BVMT.
Đối với chất thải khí do đặc điểm các nguồn phát thải di động hoặc khó xác định được lượng khí thải, nồng độ các chất độc hại, vì thế việc xác định cụ thể các đối tượng và căn cứ thu phí là rất khó. Hiện nay, chưa thể tính toán xác định được các chi phí cho việc xử lý khắc phục các chất thải khí, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến khắc phục các tác hại của khí thải tới môi trường và sức khoẻ con người. Vì vậy, không thể quy định mức thu phí để bù đắp chi phí xử lý đối với khí thải, mà chỉ có thể áp dụng thu thuế nhằm tác động đến ý thức và hành vi của đối tượng phát thải, từ đó ngăn ngừa và hạn chế lượng khí thải ô nhiễm môi trường không khí. Từ lý do này, các nước G8 đã xây dựng và áp dụng thuế BVMT không khí đối với khí thải được gọi là “thuế các bon”.
Thuế BVMT không khí – “thuế các bon” được áp dụng để giảm thiểu lượng khí thải CO2, các loại khí thải từ sử dụng các thiết bị điện lạnh (điều hoà, tủ lạnh...) và các chất bụi không khí gây hiệu ứng nhà kính, làm trái đất nóng lên. Thuế các bon là một bộ phận cấu thành lên giá bán nhiên liệu xăng dầu, than, các nhiên liệu chất đốt khác, các thiết bị điện lạnh nên đã có tác dụng ngăn ngừa và
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 27
hạn chế lượng khí thải vào môi trường không khí, thông qua việc khuyến khích ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nhiên liệu chất đốt, sử dụng các dạng năng lượng “sạch” khác như thuỷ điện, năng lượng mặt trời, năng lượng gió tự nhiên, năng lượng nguyên tử ( Nguồn : http://www.g8.unoronto.ca/envirnment )