Kinh nghiệm xử lý ô nhiễm làng nghề ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng môi trường làng nghề hiệp hòa tỉnh bắc giang (Trang 34)

Ô nhiễm làng nghề ở nước ta hiện nay vẫn đang là vấn đề nổi cộm. Trong những năm qua do sự phát triển mang tính tự phát lại thiếu quy hoạch, không có các giải pháp kỹ thuật về môi trường nên tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề rất phổ biến.

Về mặt quản lý, Nhà nước đã ban hành các văn bản để bảo vệ môi trường làng nghề như:

- Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, sửa đổi năm 2005.

- Quyết định 132/2000/QĐ – TTg ngày 21/11/2000 của thủ tướng chính phủ về các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn gắn với việc bảo vệ môi trường.

- Nghị quyết số 41 – NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010. - Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam.

- Nghị định số 66/2006/NĐ – CP ngày 07/07/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

- Thông tư số 113/ TT – BTC ngày 28/12/2006 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP, trong đó có quy định một trong các nội dung được hưởng hỗ trợ bao gồm “ Đầu tư xây

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 28

dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường cho các làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn...”

- Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 của Bộ Tài nguyên Môi trường quy định về bảo vệ môi trường làng nghề.

- Quyết định số 58/2006/QĐ-UBND ngày 19/9/2006 cảu UBND tỉnh Bắc Giang về quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, trong đó có quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp – làng nghề đến năm 2020.

Và một số văn bản khác.

Ở Việt Nam, nước ta đã đưa ra nhiều phương pháp chính sách để giảm thiều ô nhiễm môi trường làng nghề như:

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường làng nghề Có thể nói, thời gian qua, hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về môi trường ở Trung ương tới địa phương đã được xây dựng và triển khai, song trong quá trình triển khai tại các địa phương, nhất là ở cấp huyện, xã còn nhiều hạn chế. Trong khi, đây chính là lực lượng nòng cốt để thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác BVMT làng nghề, phù hợp với chủ trương xã hội hóa trong công tác BVMT mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

- Phát triển mạng lưới tố chức phi chinh phủ về BVMT làng nghề Trên thực tế, hệ thống tổ chức quản lý môi trường làng nghề tiểu thủ công nghiệp cần phải phát triển các mạng lưới sâu rộng thì công tác BVMT làng nghề mới thực sự phát huy hiệu quả. Hiện nay, ở một số làng nghề đã có những tổ chức thu gom và xử lý chất thải, hoạt động trên cơ sở tự quản, tự hạch toán với nhiều mô hình hoạt động rất thành công như Hợp tác xã (HTX) Vệ sinh môi trường Hiệp Hòa (Bắc Giang); HTX Vệ sinh môi trường Thanh Ba (Phú Thọ)... Trong đó, Bắc Ninh là một tỉnh có hơn 60 làng nghề, hầu hết các làng nghề ở Bắc Ninh đều có các tổ hợp tác, HTX Vệ sinh môi trường

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 29

hoạt động khá hiệu quả. Ngoài ra, nhiều địa phương cũng đang khuyến khích, kêu gọi thành lập các tổ chức như vậy. Rõ ràng, hoạt động BVMT muốn triển khai tốt cần có sư phối hợp và tham gia đông đảo của người dân.

Muốn phát triển mô hình này, cần ban hành hệ thống các văn bản, chính sách đầy đủ nhằm khuyến khích, hỗ trợ xây dựng mạng lưới các tổ hợp tác, HTX ở làng nghề để tổ chức thu gom, xử lý chất thải.

- Quy hoạch môi trường làng nghề

Trong công tác quản lý môi trường làng nghề không thể không nhắc tới vấn đề quy hoạch. Cho đến nay, các giải pháp quy hoạch mới chỉ quan tâm đến việc quy hoạch không gian sản xuất, quy hoạch công nghiệp mà chưa quan tâm tới công tác quy hoạch môi trường làng nghề. Những năm qua, nước ta đã có một số dự án quy hoạch không gian sản xuất, quy hoạch cụm công nghiệp nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, trong khi phần lớn các cơ sở sản xuất ở các làng nghề mang tính tự phát, với quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, manh mún. Ở một số địa phương cũng đã có những khu công nghiệp tập trung, nhưng việc quy hoạch tổ chức khu vực làng nghề với đặc điểm phân bố rải rác trên cả nước lại chưa được quan tâm đúng mức.

Nhìn chung, việc quy hoạch công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở một số địa phương đang tồn tại những bất cập. Đặc biệt, tình trạng phổ biến tại làng nghề hiện nay là các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp nằm trong khu vực dân cư gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí, tiếng ồn, ảnh hưởng đến sức khỏe của nguôi dân như các làng nghề tái chế giấy, chế biến thực phẩm, làng nghề mạ kim loại và làng nghề gốm sứ... Tại một số làng nghề, nhiều cơ sở sản xuất đã lấn chiếm những diện tích đất công như ao, hồ, đường giao thông để tập kết nguyên vật liệu... Thêm vào đó, nhiều làng nghề không có khu quy hoạch các công trình xử lý, tiêu thoát nước thải, xử lý chất thải rắn và các công trình cơ sở hạ tầng. Mặc dù, các địa phương có làng nghề

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 30

đã xây dựng các dự án quy hoạch cụm công nghiệp tập trung, bao gồm cả quy hoạch về môi trường, trong đó, một vài dự án đã được phê duyệt và triển khai như tại Bắc Ninh, Nam Định, Hải Phòng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã gặp các trở ngại về chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng, vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, xây dựng các công trình xử lý chất thải, BVMT. Mặc dù, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhưng các cơ sở này cũng mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương, giải quyết nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Vì thế, việc đưa ra các chính sách quy hoạch một cách tổng thể trên cơ sở cân nhắc các khía cạnh kinh tế -xã hội và môi trường đang là một yêu cầu cấp bách. Tuy nhiên, việc quy hoạch phát triển làng nghề nói chung và quy hoạch môi trường làng nghề nói riêng phải gắn liền với nhau và phải thực hiện đồng thời, phù hợp với quy hoạch phát triển vùng nông thôn, khu dân cư. Ngoài ra, vấn đề quy hoạch môi trường làng nghề cũng như quy hoạch phát triển làng nghề phải được đặt trong khung quy hoạch phát triển của tỉnh, vùng và đặc biệt, phải chú ý đến tính lâu dài để tránh những rủi ro trong khi di dôi địa điểm các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp của làng nghề.

- Phát triển các mô hình quản lý, xử lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm Nhằm thực hiện chương trình phối hợp hành động giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Liên minh HTX Việt Nam trong công tác BVMT giai đoạn 2006 -2010 và giai đoạn 2011 - 2015, nhiều mô hình HTX về BVMT làng nghề đã được hình thành. Theo số liệu điều tra, tính đến tháng 12/2010, cả nước có 274 HTX dịch vụ BVMT, trong đó, có 154 HTX chuyên về môi trường (123 HTX thu gom rác thải, 2 HTX mai táng, 29 HTX cung cấp nước sạch, 120 HTX tham gia hoạt động BVMT). Việc phát triển các mô hình HTX này đã góp phần tích cực cải thiện môi trường xanh, sạch,

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 31

đẹp, giảm thiểu đáng kể ô nhiễm môi trường. Nhằm mục tiêu phát triển bền vững các làng nghề, các giải pháp về công tác quản lý, xử lý chất thải ở các làng nghề cần được triển khai một cách đồng bộ. Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra là các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và xử lý chất thải, cải thiện môi trường làng nghề cần được thực hiện sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. Dưới đây là 1 số mô hình của Liên minh HTX phục vụ công tác BVMT tại các làng nghề của nước ta.

*Mô hình xử lý mức cấp nhiễm Asen

Làng nghề tráng bánh đa, xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam chuyên sản xuất bánh đa nem, cung cấp cho nhu cầu trong nước và phục vụ xuất khẩu. Theo kết quả khảo sát của Liên minh HTX Việt Nam, năm 2010, nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của làng nghề này có hàm lượng Asen, vượt tiêu chuẩn cho phép từ 11 - 15 lần. Trong giai đoạn 2009 -2011, Liên minh HTX Việt Nam đã triển khai thí điểm 20 bể xử lý nước cấp nhiễm Asen quy mô hộ gia đình tại làng nghề này nhằm đảm bảo nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép, từ đó, tập huấn kỹ thuật để nhân rộng mô hình, giúp các hộ sản xuất của làng nghề đảm bảo chất lượng sản phẩm, phục vụ đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư.

*Mô hình xử lý nước thải làng nghề

Làng nghề Triều Khúc, xã Tân Triều, Hà Nội chuyên thu gom, tái chế nhựa với 80% các hộ trong làng tham gia sản xuất. Giống như nhiều làng nghề trong cả nước, nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt được đổ thẳng ra cống thải chung của làng. Giải pháp đưa ra phù hợp với điều kiện làng nghề là xử lý theo cụm gồm 6 - 7 hộ sản xuất. Liên minh HTX Việt Nam đã xây dựng thành công mô hình thí điểm xử lý nước thải tái chế nhựa có công suất 30 m3/ngày đêm. Phương án lựa chọn để áp dụng cho làng nghề này dựa trên phương pháp vi sinh là chủ yếu, hóa chất chỉ là hỗ trợ. Đối với làng nghề

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 32

Triều Khúc, nước thải có chứa các hóa chất hoạt động bề mặt và hàm lượng kiềm cao do các chất tẩy rửa mang lại. Vì vậy, để tạo điều kiện cho xử lý vi sinh cần phải nâng điều chỉnh pH đến nồng độ thích hợp và loại bỏ các chất hoạt động bề mặt có trong nước thải. Liên minh HTX Việt Nam đã phối hợp với UBND xã Tân Triều, HTX công nghiệp, HTX nông nghiệp Triều Khúc trong quá trình chuyển giao công nghệ.

*Mô hình tái sử dụng chát thải chăn nuôi trong BVMT làng nghề và phát triền kinh tế - xã hội

Làng nghề chăn nuôi bò sữa, bò thịt Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội có quy mô chăn nuôi khoảng 3.000 con bò/năm. Trung bình, mỗi con bò thải khoảng 20 - 25 kg phân/ngày. Trong nhiều năm qua, lượng phân thải là vấn đề bức xúc đặt ra với chính quyền địa phương. Liên minh HTX Việt Nam đã phối hợp với HTX nông nghiệp Phù Đổng thành lập Tổ hợp tác thu gom xử lý chất thải chăn nuôi (phân bò) để nuôi giun. Giun thành phẩm được sử dụng trong mô hình nuôi ba ba, cá quả, lươn, gà, vịt... và bán cho các địa phương. Phân giun được sử dụng để trồng cây cảnh, trồng rau sạch trong và ngoài địa bàn. Hiện nay, mô hình này đang được hoàn thiện và tuyên truyền nhân rộng với mục tiêu phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho các hộ xã viên, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề.

*Mô hình sản xuất sạch hơn

Làng nghề làm bún thôn Tiền Trong và thôn Tiền Ngoài, xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du, Bắc Ninh; làng nghề rượu Đại Lâm, xã Tam Đa, huyện Yên Phong, Bắc Ninh là các làng nghề chế biến thực phẩm. Lượng nước thải sản xuất và hàm lượng ô nhiễm hữu cơ cao, chất thải rắn của các làng nghề này là vấn đề cấp thiết đặt ra đối với chính quyền địa phương. Liên minh HTX Việt Nam đã triển khai nghiên cứu về giải pháp sản xuất sạch hơn đối với các làng nghề này, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề như tận dụng bã thải rắn làm chất đốt, tận dụng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 33

bã thải rắn làm thức ăn gia súc, góp phần tiết kiệm nhiên liệu, thay thế nguyên liệu ít độc hại, giảm tiếng ồn và nhiệt độ, tái sử dụng nước.

*Mô hình xử lý khí thải làng nghê tái chê kim loại màu

Nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, năm 2009, với nguồn vốn hỗ trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản, Dự án "Hỗ trợ 6 mô hình trình diễn về xử lý ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề tái chế kim loại màu" đã được triển khai tại 6 HTX tái chế kim loại màu ở 3 xã Văn Môn (Yên Phong), Đại Bái (Gia Bình), Quảng Bố (Lương Tài). Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, công nghệ xử lý khí thải được áp dụng trong các mô hình này là công nghệ xử lý khí bằng phương pháp hấp thụ và khuếch tán tuần hoàn với thiết bị lọc bụi kiểu ướt. Toàn bộ khí thải trong quá trình sản xuất bao gồm các thành phần bụi, hơi nước, kim loại nặng và hỗn hợp khí CO2, SO2... được hút theo tháp dẫn nhờ sự chênh lệch áp suất tự nhiên và trên nóc của hệ thống tháp được lắp đặt quả cầu hút. Sau khi qua tháp, kim loại nặng, khí độc sẽ lắng xuống đáy bể có chứa dung dịch tuần hoàn, khí thoát ra môi trường là khí sạch. Dung dịch hấp phụ được bom vận chuyển tuần hoàn trong tháp, sau chu kỳ 2 tháng, hoạt động lượng bùn ở đáy bể sẽ được tháo ra ngoài.

Theo phân tích, thành phần các chất trong cặn thải ra gồm CaCO3, CaSO4

và các hợp chất có chứa Nitơ... không gây độc hại cho môi trường, có thể trộn lẫn với xỉ than để làm gạch ép không nung hoặc các sản phẩm khác.

2.2.2.1 Tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống nhất khu vực duyên hải miền Trung. Hiện nay, toàn tỉnh có 51 làng nghề truyền thống đang hoạt động với hơn 6.800 cơ sở sản xuất nghành nghề CN-TTCN. Trong những năm qua, việc khôi phục và phát triển các làng nghề đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, từng bước

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 34

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đối với công tác BVMT chung và môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh từng bước được chú trọng và bước đầu có hiệu quả. Một kinh nghiệm đáng chú ý được rút ra trong công tác BVMT của Quảng Nam đó là việc đầu tư ngân sách cho phát triển và giải quyết những vấn đề môi trường bức xúc trong các làng nghề, đồng thời xây dựng mô hình làng nghề gắn với phát triển du lịch và dịch vụ. Tổng vốn đầu tư hiện nay đã lên tới trên 20 tỷ đồng. Nguồn vốn này được hỗ trợ cho các làng nghề mở rộng phát triển sản xuất và áp dụng các biện pháp cải thiện môi trường. Nhờ đó mà nhiều cơ sở sản xuất ở các làng nghề đã chủ động đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạn chế phát thải vào môi trường. Hiện tại, toàn tỉnh có 19/51 làng nghề được công nhận đạt tiêu chuẩn về môi trường, trong đó có 3 làng nghề mộc Kim Bồng (Hội An), ươm tơ dệt lụa Mã Châu (Duy Xuyên) và đúc đồng Phước Kiều (Điện

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng môi trường làng nghề hiệp hòa tỉnh bắc giang (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)