- Nguồn nước mặt:
a. Thiết kế mô hình:
4.4.2. Mô hình thử nghiệm xử lý phế thải rắn hữu cơ
- Do đặc điểm các làng nghề Hiệp Hòa thường nằm xen kẽ trong khu dân cư nên rác thải làng nghề thường được người dân gom cùng rác thải sinh hoạt. Mặt khác kết quả điều tra cho thấy rác thải của huyện có chứa nhiều phế thải hữu cơ, dễ phân hủy nên phương pháp ủ có bổ sung thêm chế phẩm vi sinh là phù hợp, quá trình xử lý đơn giản, chi phí đầu tư thấp so với các công nghệ hiện nay.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 85
a. Quy trình xử lý
Bước 1: Thu gom và phân loại phế thải rắn
Bước 2: Phế thải rắn hữu cơ được đánh đống (mỗi lớp dày khoảng 30 cm được rắc phân gia súc, gia cầm và phụ gia… và tưới men vi sinh vật); Sau khi đã xử lý xong đống ủ được chát kín bằng bùn hoặc che phủ bằng một lớp bạt nilon .
Bước 3: Kiểm tra nhiệt độ hàng ngày, hàng tuần, đo theo giờ quy định. Ủ 4-5 tuần đem ra sử dụng bón cho cây trồng.
Theo quy trình trên, dự án đã chọn địa điểm xây dựng mô hình thử nghiệm là thôn Đồng Đạo xã Hợp Thịnh- đại diện cho vùng có đa số các hộ trồng dâu nuôi tằm. Đồng Đạo là thôn có sự thu gom rác thải với tần suất 10 ngày/lần. Rác thải sau khi thu gom được vận chuyển tới bãi rác
Thu gom và phân loại rác
Theo dõi diễn biến nhiệt độ
Đống ủ sau 30 - 35 ngày
Tái chế thành phân hữu cơ
Sử dụng
Bổ sung nước đảm bảo độ ẩm đống ủ từ 60 - 70%
Kiểm tra chất lượng
Kiểm tra chất lượng Đống ủ
Chế phẩm VSV Bổ sung chất phụ gia
Phân hữu cơ
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 86
của thôn, không có bất kỳ một hình thức xử lý nào nên nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Dự án đã sử dụng 1.800kg rác thải hữu cơ, 200kg phế thải của nghề nuôi tằm và sử dụng chế phẩm vi sinh vật do bộ môn vi sinh vật trường đại học, phụ gia như vôi bột, ure, super lân để xử lý… Chế phẩm vi sinh được pha với nước sạch (không mang các yếu tố ô nhiễm, pH trung tính) rồi phun đều vào đống ủ theo từng lớp (mỗi lớp 20 - 25 cm), độ ẩm khoảng 50 - 65%. Sau khi đã trộn đều chế phẩm với phế thải dùng bùn chát kín và che phủ bằng một lớp nilon. Đống ủ được duy trì ở trạng thái đó trong thời gian 35 ngày, kiểm tra chất lượng và đem tái chế thành phân hữu cơ bón cho diện tích gieo trồng.
b.Kết quả xử lý bằng chế phẩm vi sinh vật và tái chế thành phân hữu cơ
Bảng 4.16. Diễn biến nhiệt độ của đống ủ Thời gian ủ (ngày) Nhiệt độ không khí oC Nhiệt độ của đống ủ oC 0 22 22 1 22,5 30 2 23 38 3 22,5 47 4 24 55 5 24,5 61 6 23 67 7 24 59 15 26 47 22 24,5 37 30 26 32 35 28 28
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 87
Kết quả diễn biến nhiệt độ trong đống ủ cho thấy:
- Nhiệt độ đống ủ ít chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ không khí. Trong suốt quá trình ủ nhiệt độ không khí đạt từ 22 - 280C (tại thời điểm đo) nhưng nhiệt độ đống ủ lại biến động tăng dần và đạt cực đại tại thời điểm 6 ngày sau ủ. Sau 5 tuần ủ nhiệt độ đống ủ ổn định và tương đương nhiệt độ không khí, chứng tỏ quá trình phân giải đã hoàn tất. Sản phẩm sau ủ có màu nâu, đen khá tơi và xốp có thể sử dụng để bón cho cây trồng như một loại phân bón hữu cơ, vì chất lượng sản phẩm sau ủ có các chỉ tiêu đạt TCVN về phân hữu cơ vi sinh.
Bảng 4.17. Kết quả phân tích đống ủ sau 35 ngày.
Chỉ tiêu Chất lượng sản phẩm ủ TCVN 7185-2002 Độ hoai cần thiết Tốt Tốt pH 6,6 6-8 OM% 23,2 >22 N% 2,71 >2,5 P2O5% 2,65 >2,5 K2O% 1,98 >1,5
Nguồn:Kết quả của DA xử lý RTSH huyện Hiệp Hòa năm 2011 c. Hiệu quả của mô hình
Bảng 4.18. Hiệu quả kinh tế khi xử lý phế thải hữu cơ
Chi phí sản xuất(đ) Khối lượng phế thải mang ủ (tấn) Men VSV Chất phụ gia Công lao động Tổng chi Chi phí (đ/tấn) Khối lượng phân hữu cơ tạo ra Đơn giá (đ/tấn) Tổng thu (đ) Lãi (đ/tấn) 2 100.000 50.000 200.000 350.000 175.000 1,3 1.000.000 1.300.000 475.000
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 88
Với giá thành là 1.000đ/kg phân tái chế, khi xử lý 1 tấn phế thải hữu cơ sẽ thu được 650kg phân thành phẩm, có lãi 475.000 đồng. Điều này góp phần tăng thu nhập cho nông hộ; tăng nguồn phân hữu cơ phục vụ cho thâm canh, trả lại chất hữu cơ cho đất, giải quyết lao động nông nhàn và đặc biệt làm sạch môi trường.
4.5 Đánh giá, dự báo xu thế môi trường các làng nghề huyện Hiệp Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
a. Đánh giá các tác động đến môi trường
* Ô nhiễm không khí: Ô nhiễm không khí tại các khu vực xung quanh các làng nghề huyện sẽ ngày càng gia tăng do hoạt động phát triển về số lượng đi kèm hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và hoạt động vận tải tăng mạnh mẽ. Nhiều trục đường chính, các tuyến đường tại khu vực làng nghề đang trong giai đoạn xây dựng hoặc nâng cấp. Ô nhiễm bụi là vấn đề nghiêm trọng. Mặt khác hệ thống cây xanh 2 bên đường dẫn tới các cơ sở sản xuất hay làng nghề chưa phát triển nên không có tác dụng giảm bụi. Mật độ xe gia tăng (phương tiện giao thông cá nhân và công cộng tăng, phương tiện chở nguyên vật liệu …) càng làm tăng thêm mức độ ô nhiễm (khí thải giao thông).
* Ô nhiễm nguồn nước mặt: Mức độ ô nhiễm các nguồn nước mặt tại các làng nghề trên địa bàn huyện sẽ ngày càng gia tăng do biện pháp thoát nước chủ yếu là thoát tự nhiên ra sông, ao, hồ, hệ thống thoát nước hầu hết sử dụng kênh hở hoặc cống bê tông có nắp đậy. Do đặc điểm các làng nghề có xu hướng tăng về số lượng, mở rộng quy mô nên lượng nước thải hàng ngày đổ vào hệ thống thoát nước chung là rất lớn. Cùng với nước thải sản xuất thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm các nguồn nước mặt, lượng nước thải sinh hoạt của người dân tại các làng nghề là một trong các vấn đề đáng quan tâm trong tương lai.
* Nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên nước ngầm do gia tăng khai thác nước ngầm phục vụ sản xuất tại các làng nghề và nước sinh hoạt. Phần lớn
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 89
nguồn nước cấp hiện nay trên địa bàn huyện là nước ngầm thông qua các trạm cấp nước hoặc giếng khoan nên mức khai thác khó kiểm soát. Mặt khác lượng nước bổ sung cho nguồn nước ngầm từ nước mưa ngày càng ít do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa sẽ làm mất dần bề mặt thấm nước do đất nông nghiệp chuyển thành đất phi nông nghiệp.
* Ô nhiễm đất: Trong những năm gần đây, ngành tiểu thủ công nghiệp
huyện Hiệp Hòa có những bước phát triển mạnh. Làng nghề được hình thành và phát triển. Điều này gắn liền với việc san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, bến bãi, kho làm cho địa hình mặt đất mất đi đường nét tự nhiên, mất tính cân bằng vốn có để chuyển sang thế cân bằng mới. Chất thải sinh hoạt, phế thải làng nghề không được xử lý triệt để tiềm ẩn các chất thải nguy hại như kim loại nặng, dầu nhớt, hóa chất có nhiều độc tính nên vấn đề ô nhiễm đất là rất cần được quan tâm.
b. Dự báo xu thế diễn biến môi trường
* Xu hướng biến đổi của môi trường không khí
- Môi trường không khí bị tại khu vực làng nghề của huyện bị ô nhiễm bởi hai nguồn chính đó là hoạt động sản xuất và hoạt động giao thông vận tải. Để thực hiện việc giảm thiểu ô nhiễm do làng nghề gây ra, nhà nước đã có nhiều chính sách cũng như thể chế bắt buộc đối với các làng nghề như: chỉ cho phép đầu tư các ngành sản xuất sạch hoặc ít chất thải, chỉ cho phép các cơ sở sản đi vào hoạt động khi có các giải pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu do các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các cơ sở nằm trong khu dân cư thì khuyến khích hiện đại hoá công nghệ sản xuất, không cấp giấy phép cho các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường mà không có khả năng xử lý. Trên địa bàn huyện nếu thực hiện nghiêm túc các giải pháp trên, ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động sản xuất của các làng nghề sẽ được hạn chế. Ngoài ra sự ô nhiễm không khí do giao thông sẽ ngày càng tăng nhất là tại các trục được giao thông chính và tại các nút giao thông. Mật độ dân số và mức
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 90
sống tăng sẽ kéo theo sự gia tăng nhanh chóng của phương tiện giao thông tư nhân như ô tô, xe máy, xe tải nên vấn đề ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải là không tránh khỏi nhất là ô nhiễm về bụi.
* Xu hướng biến đổi của môi trường nước mặt
Hiệp Hòa có sông Cầu và hệ thống sông ngòi, kênh rạch, ao hồ lớn. Lượng mưa trung bình hàng năm khá lớn nên nguồn dự trữ nước tương đối lớn. Chất lượng nước mặt huyện Hiệp Hòa hiện nay đang bị cảnh báo ô nhiễm bởi nước thải, rác thải rắn từ các khu vực dân sinh và các làng nghề ven sông Cầu.
* Xu hướng biến đổi của môi trường nước dưới đất
Trên thực tế hiện nay, việc khai thác nước dưới đất với quy mô lớn phục vụ sản xuất và sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến nhiều vấn đề. Vì vậy, để thỏa mãn các nhu cầu về cấp nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong tương lai cần phải xây dựng các nhà máy nước khai thác nguồn nước mặt là chính. Nước dưới đất chỉ có thể khai thác ở mức độ nhỏ lẻ mới đảm bảo an toàn về chất lượng và số lượng. Môi trường nước dưới đất sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của lượng nước thải sinh hoạt và nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp và làng nghề.
* Xu hướng biến đổi của môi trường đất
Theo xu hướng chung quỹ đất sản xuất nông nghiệp sẽ bị giảm do việc phát triển công nghiệp, làng nghề và các mục đích phi nông nghiệp khác. Sự gia tăng dân số trên địa bàn sẽ làm gia tăng các tác động đến môi trường đất do khối lượng chất thải (nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại) tăng lên. Ngoài ra việc gia tăng lượng nước thải, phế thải của các cơ sở SX và làng nghề còn làm gia tăng tải lượng các chất ô nhiễm nguy hại (như dầu mỡ, kim loại nặng....) sẽ tác động lớn đến môi trường đất trong huyện.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 91
c. Dự báo những vấn đề môi trường bức xúc tại khu vực làng nghề của huyện.
- Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, nước thải, bụi thải, tiếng ồn luôn vượt ngưỡng cho phép.
- Ô nhiễm nước mặt do chất thải rắn, nước thải không được xử lý xả trực tiếp ra sông ngòi, ao hồ.
- Ô nhiễm chất thải rắn làng nghề, chất thải rắn sinh hoạt do không được thu gom tạo nên các nguy cơ gây ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm không khí do mùi, bụi
- Ô nhiễm chất thải rắn xây dựng do việc đập phá, cải tạo các công trình cũ với khối lượng lớn, đào đắp nền móng, vận chuyển tập kết vật liệu, san lấp mặt bằng gây nên bụi, khói, biến đổi hiện trạng đa dạng sinh học tự nhiên.