KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng môi trường làng nghề hiệp hòa tỉnh bắc giang (Trang 50)

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Hiệp Hoà là huyện trung du, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang trên trục Quốc lộ 37, cách thành phố Bắc Giang 30 km; có diện tích tự nhiên 20305,98 ha, chiếm 5,26% diện tích toàn tỉnh và nằm trong toạ độ địa lý: Từ 105052’40” đến 106002’20” độ kinh Đông; từ 21013’20” đến 21026’10” vĩ độ Bắc.

Với ranh giới hành chính :

- Phía Bắc giáp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. - Phía Đông giáp huyện Tân Yên và Việt Yên. - Phía Nam giáp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

- Phía Tây giáp huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội và huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Huyện có 25 xã và 01 thị trấn với nhiều thôn xóm và điểm dân cư nằm dải rác theo các trục giao thông quan trọng. Hiệp Hoà cách Hà Nội gần 60 km theo đường Quốc lộ 1A và 40 km theo hướng Cầu Vát, mạng lưới giao thông chính của huyện khá hợp lý (01 tuyến Quốc lộ, 03 tuyến tỉnh lộ). Ngoài ra huyện còn có tuyến giao thông đường thuỷ trên Sông Cầu bao quanh khu vực phía Tây và phía Nam, là điều kiện thuận lợi cho huyện thông thương với các trung tâm kinh tế lớn ở đồng bằng Bắc Bộ và một số tỉnh miền núi phía Bắc.

Với vị trí khá thuận lợi, hệ thống giao thông hợp lý; đặc biệt từ khi khai thông cầu Vát sang khu công nghiệp Thăng Long - Nội Bài, Quốc lộ 1A (Hà Nội - Lạng Sơn), Quốc lộ 37 (đi Thái Nguyên) được nâng cấp đã góp phần nâng vị thế huyện Hiệp Hoà trong bối cảnh phát triển chung của nền kinh tế -

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 44

xã hội của tỉnh Bắc Giang, tạo tiền đề thuận lợi cho phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Tuy nhiên với nhu cầu chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường với nhiều thách thức đòi hỏi phải có những thay đổi trong quản lý, hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường đưa huyện trở thành một điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tương lai.

4.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Hiệp Hoà có địa hình đặc trưng là đồi thấp, xen kẽ đồng bằng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Đất đai của huyện phần lớn có độ dốc < 80, có thể phát triển cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp, trồng rừng, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị và các công trình xây dựng.

- Địa hình đồi thấp: Phân bổ rải rác ở tất các xã trong huyện, trong đó phân bố tập trung ở 13 xã miền núi. Địa hình này có độ chia cắt trung bình, địa hình lượn sóng, độ dốc bình quân khoảng 8 - 150 (cấp II), hướng độ dốc không ổn định. Độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 120 - 150 m. Loại địa hình này có diện tích khoảng 5.264 ha, chiếm 26,18% diện tích tự nhiên.

- Địa hình bằng: Dạng địa hình này khá bằng phẳng, lượn sóng nhẹ thường nằm ven các sông suối. Độ dốc bình quân khoảng 0 - 80, độ cao trung bình từ 10 - 20 m so với mực nước biển. Diện tích khoảng 14.834 ha, chiếm 73,82% diện tích tự nhiên. Phần lớn diện tích đã được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, khu dân cư...

4.1.1.3 Đặc điểm khí hậu

Hiệp Hoà nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng và miền núi Bắc Bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trên cơ sở số liệu khí tượng trạm Hiệp Hoà (toạ độ 1050 50’, 210 22’) có các chỉ số sau:

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 45

- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (tháng 7) là: 32,60C - Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng 1) là: 13,40C

- Biên độ nhiệt ngày đêm trung bình 6,20C (cao nhất 7,30C, thấp nhất 4,10C).

- Bức xạ nhiệt: Vùng có bức xạ trung bình so với vùng khí hậu nhiệt đới. Số giờ nắng trong ngày đạt 4,6 giờ, tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 9 (197,7 giờ).

- Lượng mưa: Xét theo chế độ mưa, vùng có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Tổng lượng mưa trung bình cao nhất là tháng 8 (294,1 mm), tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất là tháng 12.

- Bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm khoảng 1081,2 mm chiếm 68,94% lượng mưa cả năm. Lượng bốc hơi cao nhất xảy ra vào các tháng có nhiệt độ cao (từ tháng 5 đến tháng 7).

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình tương đối cao, khoảng 82%, độ ẩm trung bình thấp nhất 65%.

- Gió bão: Về mùa đông vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mùa hạ hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam. Tốc độ gió trung bình khoảng 2m/s. Huyện ít bị chịu ảnh hưởng của bão.

4.1.1.4 Thủy văn

Lãnh thổ của huyện nằm trong lưu vực của hệ thống sông Cầu (có 2 nhánh lớn là sông Công, sông Cà Lồ và 5 ngòi). Đây là mạng lưới sông suối quan trọng cung cấp nước tưới tiêu phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong huyện. Ngoài ra còn có nhiều hồ ao có khả năng điều tiết một phần nước mưa chống úng và trữ nước cho mùa khô. Nhìn chung, hệ thống sông Cầu có vai trò quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và hoạt động dân sinh của cả một khu vực rộng bao gồm các tỉnh Thái Nguyên, Bắc

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 46

Ninh, Bắc Giang, trong đó có huyện Hiệp Hoà. Tuy vậy trong những năm gần đây môi trường sông Cầu đang bị ô nhiễm nặng do chất thải công nghiệp và khai thác quá mức; chế độ thuỷ văn thất thường do nạn phá rừng thượng nguồn, xói lở bờ sông và mất đất canh tác…

Về mùa mưa nước sông Cầu thường dâng cao gây úng lụt ngập các vùng đất ngoài đê, cản trở đến việc tiêu nước nội đồng gây úng ngập cục bộ. Mùa khô, mực nước sông Cầu xuống thấp do giảm diện tích rừng ở thượng nguồn và nhu cầu khai thác ngày càng cao của một vùng ven sông, do vậy tình trạng thiếu nước phục vụ cho sản xuất nhất là đoạn cuối các kênh tưới ngày càng gia tăng.

4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của huyện như sau:

- Tài nguyên nước

Nguồn tài nguyên nước của huyện Hiệp Hòa khá dồi dào, nhưng phân bố không đồng đều theo các tháng trong năm, đặc biệt là giữa các vùng kinh tế của huyện, Vùng Hạ huyện vào mùa mưa ngập úng, vùng Thượng huyện thường bị thiếu nước.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng môi trường làng nghề hiệp hòa tỉnh bắc giang (Trang 50)