Nghiên cứu đƣợc thực hiện thông qua bảng khảo sát đƣợc phỏng vấn trực tiếp từng đối tƣợng đƣợc chọn lấy mẫu và điều tra, thông qua bảng câu hỏi đƣợc tạo ra dựa trên các thang đo và nghiên cứu định tính đã thực hiện trƣớc đó. Phƣơng pháp thu thập thông tin này tạo cơ hội cho ngƣời phỏng vấn giải thích giúp ngƣời đƣợc phỏng vấn hiểu rõ hơn về các câu hỏi từ đó đem lại kết quả trả lời chính xác hơn.
Đề tài chọn mẫu theo phƣơng pháp phi xác suất, trong đó kết hợp cả 2 loại phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện kết hợp với chọn mẫu theo chỉ tiêu (theo quota) của phƣơng pháp phi xác xuất. Chọn mẫu phi xác suất thuận tiện là phƣơng pháp chọn mẫu mà các đơn vị trong tổng thể chung không có khả năng ngang nhau để đƣợc chọn vào mẫu nghiên cứu. Ƣu điểm của chọn mẫu phi xác xuất thuận tiện là dễ tiếp cận, dễ lấy thông tin, kích thƣớc mẫu đƣợc lựa chọn theo quyết định chủ quan.
Kích thƣớc của mẫu áp dụng trong nghiên cứu dựa theo yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi qui đa biến: (1) đối với nhân tố khám phá EFA thì cỡ mẫu gấp 5 lần số biến quan sát (Hair và cộng sự, 1998) và (2) đối với phân tích hồi qui đa biến cỡ mẫu tối thiểu cần khảo sát đƣợc tính theo công thức là 50 + 8*m (m: số biến quan sát) (Tabachnick & Fidell, 1996).
Đối tƣợng khảo sát là các nhân viên làm việc tại các công ty may xuất khẩu tại TPHCM, gồm cả nam và nữ, có độ tuổi từ 18 tuổi đến 55 tuổi.
Tóm tắt chƣơng 3
Chƣơng này đã trình bày phƣơng pháp nghiên cứu thực hiện trong đề tài nhằm xây dựng và đánh giá các thang đo và mô hình lý thuyết. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc thực hiện qua hai giai đoạn chính: nghiên cứu sơ bộ (nghiên cứu định) và nghiên cứu chính thức (định lƣợng). Nghiên cứu định tính đƣợc thực hiện bằng cách thảo luận chuyên gia trong đó có các nhân viên làm việc trong các công ty thuộc ngành may xuất khẩu để điều chỉnh và hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát. Nghiên cứu chính thức (định lƣợng) đƣợc tiến hàng bằng khảo sát tại 21 công ty với kích cỡ mẫu n = 259. Các hình thức tổ chức học tập đƣợc đo lƣờng thông qua 7 thành phần gồm 24 biến quan sát; gắn kết tổ chức đƣợc đo thông qua 3 thành phần với 9 biến quan sát; và để đo lƣờng hiệu quả tổ chức sử dụng 3 thành phần gồm 19 biến quan sát. Dữ liệu sau khi thu thập sẽ đƣợc tiến hành mã hóa, nhập dữ liệu vào chƣơng trình phân tích số liệu thống kê SPSS phiên bản 18.0 để phân tích thông tin và kết quả nghiên cứu.
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong chƣơng trƣớc, nghiên cứu đã trình bày phƣơng pháp thực hiện nghiên cứu nhằm xây dựng, đánh giá thang đo và mô hình nghiên cứu. Trong chƣơng này sẽ trình bày thông tin về mẫu khảo sát và kiểm định các thang đo đo lƣờng các khái niệm nghiên cứu. Sau đó, nghiên cứu sẽ kiểm định mô hình lý thuyết, phân tích các ảnh hƣởng của các hình thức tổ chức học tập đến sự gắn kết và hiệu quả của tổ chức.