Tác động của những hình thức tổ chức học tập lên gắn kết tổ chức

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ảnh hưởng của các hình thực tổ chức học tập đến sự gắn kết và hiệu quả tổ chức của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu tại TPHCM (Trang 26)

Bảng câu hỏi gắn kết tổ chức - Organizational Commitment Questionaire (OCQ) - (Mowday và cộng sự, 1979) đƣợc dùng để đo lƣờng sự gắn kết tổ chức trong bối cảnh các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu tại Tp.HCM. Gắn kết tổ chức đƣợc cho thấy là có liên quan đến các hình thức học tập tổ chức ở 3 khía cạnh.

Đầu tiên là ảnh hƣởng đến sự sẵn sàng nỗ lực vì lợi ích của tổ chức. Các hình thức tổ chức học tập không chỉ phát triển nhân viên và cải thiện các kỹ năng và năng lực của họ, mà còn tăng cƣờng sự sẵn sàng nỗ lực trong công việc và sự gắn kết của họ với tổ chức (Harel & Tzafrir, 1999; Paul & Anatharaman, 2004).

Thứ hai là ảnh hƣởng đến mức độ phù hợp giữa mục tiêu và giá trị với tổ chức. Theo Pedler và cộng sự (1991), các hình thức tổ chức học tập củng cố cho việc học tập của tất cả thành viên tổ chức và liên tục biến đổi tổ chức nhằm đạt đƣợc các mục tiêu và gắn kết tổ chức. Vì thế, xây dựng năng lực thực hiện tổ chức học tập dẫn đến đến gắn kết tổ chức (Ulrich, Jick, & Von Glinnow, 1993).

Cuối cùng là ảnh hƣởng đến mong muốn duy trì tƣ cách thành viên. Mowday và cộng sự (1979) chỉ ra sự gắn kết đƣợc thể hiện không chỉ từ sự bày tỏ niềm tin và ý kiến của con ngƣời, mà còn từ mong muốn và hành động của họ. Định hƣớng học tập của tổ chức hình thành trong bối cảnh giúp đỡ nhân viên gắn kết và mong muốn duy trì tƣ cách thành viên trong tổ chức (Sayeed, 2001).

Giả thuyết H1: Những hình thức tổ chức học tập có tác động trực tiếp và tích cực lên sự gắn kết tổ chức

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ảnh hưởng của các hình thực tổ chức học tập đến sự gắn kết và hiệu quả tổ chức của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu tại TPHCM (Trang 26)