Hàm ý giải pháp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ảnh hưởng của các hình thực tổ chức học tập đến sự gắn kết và hiệu quả tổ chức của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu tại TPHCM (Trang 66)

Tổ chức học tập xây dựng và duy trì một hệ thống qua đó những tri thức (đƣợc dung nạp từ bên ngoài hoặc phát lộ từ bên trong qua mỗi cá nhân trong tổ chức) đƣợc chia sẻ, hoàn thiện và phát huy hiệu ứng lan tỏa. Những tri thức này cũng đƣợc thanh lọc theo thời gian và những gì còn lại trở thành giá trị vô hình cho tổ chức. Các bí quyết, kinh nghiệm quý tích lũy trở thành nguồn lực chung cho các thành viên trong tổ chức và có thể mang lại kết quả tổng hợp cho doanh nghiệp theo cấp số mũ.

Việc hình thành tổ chức học tập cần nhiều thời gian và nỗ lực. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thành công của các tổ chức học tập thì cần bắt đầu bằng những hoạt động cụ thể. Các khóa đào tạo nâng cao năng lực do chuyên gia bên ngoài thực hiện là hình thức tạo điều kiện cho các cá nhân tham gia dung nạp tri thức mới từ bên ngoài. Nếu đƣợc tổ chức tốt thì những tri thức của từng cá nhân cũng sẽ đƣợc chia sẻ trong phạm vi những ngƣời tham gia. Tuy nhiên, hạn chế phổ biến của các khóa đào tạo năng lực do chuyên gia bên ngoài thực hiện là chỉ cung cấp tri thức chiều rộng và thƣờng chỉ hiệu quả nhất với đối tƣợng là nhân viên cấp thừa hành. Trong khi đó, các chƣơng trình phát triển năng lực song hành với công việc nhƣ huấn luyện, kèm cặp và tƣ vấn riêng do chuyên gia nội bộ của tổ chức thực hiện đang trở thành những hoạt động hiệu quả cao với những đối tƣợng lãnh đạo, quản lý. Một hình thức khác bao gồm các hoạt động nhƣ mở rộng phạm vi công việc, nâng cấp mức độ chuyên sâu công việc, luân chuyển công việc, hoặc chế độ đặc phái viên là những hình thức tăng cƣờng sự trải nghiệm của từng cá nhân. Sự trải nghiệm ở nhiều vị trí, phạm vi công việc sẽ giúp cho từng cá nhân có cơ hội nhìn nhận năng lực tổ chức một cách toàn diện và có những chia sẻ, phản biện tốt cho kho tàng tri thức chung của tổ chức.

Nhìn chung, những yếu tố đảm bảo thành công cho việc xây dựng tổ chức học tập là: (1) lấy lãnh đạo cấp cao làm đòn bẩy quan trọng; (2) định hƣớng rõ nhu cầu tri thức phục vụ chiến lƣợc kinh doanh; (3) xây dựng cơ chế khuyến khích chia sẻ tri thức và phản biện; (4) nuôi dƣỡng kho tri thức sống và dần mở rộng cho cả các đối tƣợng bên ngoài tổ chức.

Nhƣ đã trình bày ở phần đánh giá chung, trong các hình thức tổ chức học tập thì “Khuyến khích cộng tác và học tập nhóm” (LOP3) có trọng số cao ảnh hƣởng lớn nhất đối với sự gắn kết và tính hiệu quả trong tổ chức. Vì vậy, các doanh nghiệp may xuất khẩu cần đƣa ra các chính sách phát triển nguồn nhân lực nhằm cổ vũ các cá nhân / đội nhóm cộng tác với nhau trong công việc và trong học tập. Một tổ chức muốn thành công thì mỗi nhân viên, mỗi phòng ban đều phải có tinh thần làm việc đồng đội, tận dụng sức lực, trí tuệ và kinh nghiệm của mỗi cá nhân riêng lẻ tạo nên sức mạnh chung cho tập thể. Khi mọi ngƣời có thể hợp tác vui vẻ với nhau, giúp nhau học tập, chỉ dẫn, chia sẻ kinh nghiệm với nhau, sẽ củng cố sự gắn kết giữa cá nhân với cá nhân, và giữa cá nhân với tập thể. Cụ thể, doanh nghiệp có thể tổ chức những buổi đào tạo kỹ năng, kiến thức với quy mô từ nhỏ đến lớn, hoặc các hoạt động xây dựng đội nhóm nhằm thắt chặt sự đoàn kết của các đội nhóm với nhau. Ban lãnh đạo cũng có thể tạo điều kiện và động viên, khuyến khích nhân viên tham gia các lớp học thêm về nghiệp vụ, ngoại ngữ, để nhân viên nâng cao trình độ của mình, từ đó đóng góp nhiều hơn cho thành công của doanh nghiệp.

Ngoài ra, để giúp tổ chức kết nối với môi trƣờng, các doanh nghiệp may xuất khẩu có thể xem xét và thực hiện những đề xuất sau đây:

- Doanh nghiệp hợp tác với các đối tác (khách hàng, nhà cung cấp, các cơ quan chủ quản,…) nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhau và phổ biến cho các thành viên trong tổ chức mình luôn nâng cao tinh thần hợp tác này.

- Công ty khuyến khích nhân viên tìm kiếm câu trả lời trong toàn tổ chức khi giải quyết vấn đề. Hành động không chỉ giúp nhân viên hiểu và nắm bắt vấn đề mà còn giúp phát triển kỹ năng làm việc nhóm và tinh thần hợp tác tập thể.

- Công ty khuyến khích suy nghĩ từ quan điểm toàn cầu. Chỉ có suy nghĩ từ quan điểm rộng lớn hơn thì con ngƣời mới nhìn nhận đƣợc vị thế hiện tại của mình và cần trau dồi thêm nữa để có thể hành động hiệu quả hơn nhằm hƣớng tới các chuẩn mực quốc tế, đang đƣợc yêu cầu bởi các khách hàng hiện nay. - Lãnh đạo hƣớng dẫn và đào tạo những ngƣời họ dẫn dắt nên đƣợc xem xét trở

thành truyền thống của doanh nghiệp. Sự chỉ bảo tận tình và phù hợp của lãnh đạo, những nhân viên cấp dƣới sẽ tiếp thu kiến thức nhanh hơn và vận dụng vào trong công việc hiệu quả hơn. Hơn nữa, truyền thống này sẽ phát huy sự gắn bó và đoàn kết của nhân viên với lãnh đạo và trong tổ chức với nhau. - Lãnh đạo phải không ngừng tìm kiếm cơ hội học tập cho công ty và sáng tạo

ra văn hóa học tập trong chính tổ chức của mình.

Một doanh nghiệp cũng có thể thúc đẩy khả năng học tập của nhân viên nếu có lãnh đạo làm gƣơng mẫu cho việc học tập. Văn hóa doanh nghiệp luôn khởi nguồn và bị ảnh hƣởng rất lớn bởi văn hóa của những ngƣời lãnh đạo. Doanh nghiệp chỉ có thể xây dựng khả năng tự học tốt khi lãnh đạo cần nhất là ngƣời sống với tinh thần “học tập suốt đời", không giấu dốt, không sợ sai, dám học cùng nhân viên. Chúng ta có thể nhận thấy rất nhiều cơ hội để học tập trong công việc hàng ngày nếu lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm và truyền tinh thần học tập đến quản lý cấp dƣới hoặc nhân viên. Những buổi giao ban, họp điều hành trong Ban Giám đốc không chỉ để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc, mà còn là lớp học để mọi thành viên tham dự học cách điều hành cuộc họp, cách trình bày vấn đề, tranh luận hoặc làm việc nhóm. Kinh nghiệm cho thấy, với tinh thần cùng học tập, công việc đƣợc chia sẻ và quá trình giải quyết sẽ thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ảnh hưởng của các hình thực tổ chức học tập đến sự gắn kết và hiệu quả tổ chức của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu tại TPHCM (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)