2.1.6.1 Một số quy định, tiêu chuẩn quốc tế
Ngƣời tiêu dùng trên thế giới hiện nay ngày càng hƣớng tới sử dụng các sản phẩm an toàn, đƣợc sản xuất bền vững và đáp ứng các yếu tố về môi trƣờng cũng nhƣ xã hội. Đảm bảo các yêu cầu của các thị trƣờng nhập khẩu Việt Nam, mức tối thiểu cần đáp ứng để đƣợc cho phép xuất khẩu vào các thị trƣờng: Liên minh Châu Âu (EU), Hoa Kỳ, Trung Quốc … đƣợc cho là cần phải đáp ứng yêu cầu cứng của thƣơng hiệu.
Tiêu chuẩn ISO 9001
ISO 9001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lƣợng do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO - International Organization for Standardization) ban hành, có thể áp dụng trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cho mọi quy mô hoạt động.
ISO 9001 đƣa ra các chuẩn mực cho hệ thống quản lý chất lƣợng, không phải là tiêu chuẩn cho sản phẩm. Việc áp dụng ISO 9001 vào doanh nghiệp đã tạo đƣợc cách làm việc khoa học, tạo ra sự nhất quán trong công việc, chuẩn hóa các quy trình hoạt động, loại bỏ đƣợc nhiều thủ tục không cần thiết, rút ngắn thời gian và giảm chi phí phát sinh do xảy ra những sai lỗi hoặc sai sót trong công việc, đồng thời làm cho năng lực trách nhiệm cũng nhƣ ý thức của cán bộ công nhân viên nâng lên rõ rệt.
Các Tiêu chuẩn Quốc tế mà ISO đã ban hành rất hữu ích cho nền công nghiệp, các tổ chức kinh tế, các chính phủ, các tổ chức thƣơng mại, các cơ sở kinh doanh quốc hữu và tƣ nhân và cuối cùng là cho con ngƣời bao gồm cả
ngƣời cung cấp và ngƣời sử dụng. Các Tiêu chuẩn của ISO đảm bảo cho các sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho con ngƣời đƣợc an toàn, sạch sẽ và hiệu quả, đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh trong thƣơng mại giữa các nƣớc với nhau.
Bên cạnh các tiêu chuẩn khắt khe về thành phần sản phẩm, qui định cũng yêu cầu việc kê khai thông tin đầy đủ trên nhãn mác nhằm giúp truy xuất nguồn gốc. Sản phẩm vi phạm bị tiến hành tiêu hủy thay vì đƣợc tái xuất nhƣ trƣớc. Doanh nghiệp cũng có thể bị phạt tới 15 triệu đô la Mỹ cho mỗi vụ vi phạm. Ngoài ra, sẽ có một cơ sở dữ liệu về những vi phạm và các phàn nàn từ khách hàng. Theo qui định của CPSIA, lƣợng chì cho phép trong sản phẩm bị hạ thấp và gần nhƣ bằng 0; chất phthalate cũng bị cấm sử dụng. Ngoài ra, quy định yêu cầu tất cả các sản phải đƣợc kiểm tra và có chứng nhận.
Tất cả các sản phẩm trẻ em sẽ phải đƣợc bên thứ ba độc lập (phòng xét nghiệm độc lập) có chứng nhận của CPSC tiến hành kiểm nghiệm. Trong đó, quy định về kiểm nghiệm hàng hóa từ bên thứ ba có chứng nhận của CPSC cho tất cả đồ ngủ của trẻ em.
Đối với EU
Các quy định pháp lý
Có rất nhiều qui định pháp lý đối với hàng dệt may nói chung tại thị trƣờng EU nói chung và Pháp, Bỉ, Brasil nói riêng.
-Chỉ thị số 2003/53/EC: tại chỉ thị này, EU đã đặt ra những quy định hạn chế đối với việc sử dụng những hóa chất dễ gây nguy hiểm, trong đó có nonyl phenols (NP) và nonyl phenol ethoxylates (NPEs) là những hóa chất có ảnh hƣởng đến tuyến nội tiết nếu đƣợc sử dụng trong các sản phẩm dệt may. Chỉ thị này đã đƣợc áp dụng hài hòa tại Pháp.
-Chỉ thị số 2002/61/EC (sửa đổi từ Chỉ thị số 2004/21/EC) hạn chế việc sử dụng thuốc nhuộm Azo trong các sản phẩm dệt ở Khu vực Kinh tế Châu Âu (EURpean Economic Area - (EEA)). Pháp, Bỉ, Brasil thực thi chỉ thị này bằng việc đã ban hành văn bản pháp luật liên quan.
- Chỉ thị số 76/769/EEC (sửa đổi từ Chỉ thị số 83/264/EEC) hạn chế việc sử dụng các chất có khả năng gây hại đến con ngƣời và môi trƣờng, trong đó cấm việc marketing và sử dụng những sản phẩm dệt tiếp xúc với da nếu những sản phẩm này chứa các chất làm chậm khả năng bắt cháy bao gồm:
+ Tri-(2,3,-dibromopropyl)-phosphate (TRIS) + Tris-(aziridinyl)-phosphineoxide (TEPA)
+ Polybromobiphenyles (PBB).
Ngoài ra, Chỉ thị số 76/769 /EEC hạn chế việc sử dụng chất PFOS (Perfluorooctane sulfonates) trong nguyên liệu vải để sản xuất các sản phẩm dệt may tiêu thụ ở EU. Pháp, Bỉ, Brasil thực thi Chỉ thị này bằng việc đã ban hành Quyết định số 2007-1496ngày 18/10/2007 sửa đổi luật môi trƣờng của Pháp. Điều này có nghĩa luật pháp của Pháp đã đặt ra những quy định giống nhƣ Chỉ thị nêu trên của EU. Theo quy định, PFOS không đƣợc tiêu thụ trên thị trƣờng hoặc sử dụng trong sản phẩm với hàm lƣợng vƣợt quá 0,005%.
-Thành phần sợi dệt và nhãn mác sản phẩm dệt nhằm bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin cho ngƣời tiêu dùng và ngăn chặn những sự khác biệt giữa các quy định liên quan ở cấp thành viên. Chỉ thị số 96/74/EC về tên sản phẩm đƣa ra những quy định dán nhãn đối với sản phẩm dệt. Theo chỉ thị này, các sản phẩm dệt dự định đƣợc nhập khẩu vào EU phải đƣợc dán nhãn. Trên nhãn phải thể hiện tên sản phẩm, mô tả sản phẩm, chi tiết về hàm lƣợng sợi dệt của sản phẩm. Pháp, Bỉ, Brasil đã thực thi Chỉ thị này bằng cách ban hành Nghị định liên quan ban hành ngày 24/6/1998.
Quy định phi luật định
Nhà nhập khẩu EU có thể đặt ra một số yêu cầu đối với nhà cung cấp từ các nƣớc đang phát triển liên quan đến các vấn đề về sức khoẻ nghề nghiệp, an toàn đối với môi trƣờng và xã hội... Nhiều khách hàng EU đòi hỏi các sản phẩm phải đƣợc sản xuất trong những điều kiện lao động có thể chấp nhận với mức tiền công hợp lý, trong đó cơ sở sản xuất hàng may mặc phải áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro, phòng tránh tai nạn lao động trong quá trình sản xuất; giữ gìn vệ sinh khu vực sản xuất; áp dụng đúng quy trình quản lý lƣu kho, v.v...
Bao gói, ký mã hiệu và nhãn mác
Cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý dán nhãn mác hàng may mặc ở EU là Cofreet (Uỷ ban chăm sóc nhãn hiệu sợi của Pháp), thành viên của Ginetext, chủ sở hữu của nhiều nhãn hiệu quốc tế.
Mặc dù không bắt buộc, một nhãn hiệu hàng may mặc phải chỉ rõ tỷ lệ thành phần sợi dệt may bằng tiếng nƣớc nhập. Bên cạnh đó, tuy không có qui định bắt buộc về việc đề cập nguồn gốc của nƣớc xuất xứ sản phẩm nhƣng nhà xuất hàng may mặc sang EU nên làm việc này để giúp ngƣời tiêu dùng Pháp hiểu rõ về nguồn gốc thực của sản phẩm. Hai nhãn mác thể hiện việc sản phẩm áo khoác thân thiện với môi trƣờng ở Pháp là: Eco-label và Oeko-Tex (www.intracen.org/ep/packaging/packit.htm).
Trong năm 2008, Hoa Kỳ và EU đã có đề xuất trong khuôn khổ của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) dự thảo thỏa thuận quy định về nhãn mác đối với hàng dệt may, giày dép và hàng du lịch. Theo đó, hàng dệt may xuất khẩu cần phải có nhãn mác nêu rõ xuất xứ hàng hóa, thành phần vải và hƣớng dẫn sử dụng. Với đề xuất này, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần nghiên cứu kỹ và chuẩn bị cho việc nhận đơn hàng và lên kế hoạch sản xuất của mình cho phù hợp.
Thuế suất và hạn ngạch
Mức thuế hải quan khác nhau tùy thuộc vào sản phẩm nhập khẩu. EU áp dụng mức thuế nhập khẩu trung bình đối với hàng dệt may xuất xứ từ các nƣớc đang phát triển là 12%. Nguyên liệu thông thƣờng từ 8-10% và nguyên liệu thô là 0% ( http://export-help.cec.eu.int/).
Ngoài thuế hải quan, hàng dệt may nhập khẩu vào EU cũng phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT). Nhà nhập khẩu hàng dệt may phải trả VAT ở mức 19,6% trên giá CIF (giá thành, bảo hiểm, phí vận tải) đối với hàng nhập khẩu. Một số nguyên liệu thô cơ bản, bao gồm cotton và len đƣợc miễn VAT.
2.1.6.2 Những chính sách, quy định trong nước
* Hàng hóa xuất nhập khẩu phải thực hiện kiểm tra
Ngày 20 tháng 11 năm 2013, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 187/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thƣơng mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nƣớc ngoài.
Quy định tại Điều 7 về việc hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện kiểm tra về an toàn, kiểm tra chất lƣợng và quy định cửa khẩu. Theo đó, hàng hóa xuất khẩu phải đƣợc kiểm tra trƣớc khi thông quan theo quy định của pháp luật. Căn cứ quy định của pháp luật về chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm và các quy định khác của pháp luật có liên quan, các Bộ, cơ quan ngang Bộ theo chức năng quản lý công bố Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra việc bảo đảm chất lƣợng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn trƣớc khi thông quan và hƣớng dẫn cụ thể việc kiểm tra, xác nhận chất lƣợng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.