Thách thức

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của công ty tnhh dacotex đà nẵng (Trang 84)

- Nguồn nguyên liệu là một yếu tố rất quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động sản xuất cũng nhƣ xuất khẩu của Công ty. Nguồn nguyên liệu đầy đủ, đạt chất lƣợng mới có khả năng tạo ra sản phẩm chất lƣợng với sản lƣợng cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng nhƣ ngƣời tiêu dùng. Tuy nhiên, sự cạnh tranh trong nhập khẩu nguyên liệu với các doanh nghiệp trong nƣớc, làm cho tình hình nguyên liệu của công ty thiếu hụt, làm ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất cũng nhƣ sản lƣợng xuất khẩu. Bên cạnh đó, hiện nay ở nƣớc ta việc tạo ra nguyên liệu không đủ đáp ứng cho sản xuất. Mặt khác, đa phần nguyên phụ liệu của toàn ngành may mặc phải nhập khẩu, con số này chiếm gần 90% năm 2013, mặc dù nƣớc ta đã chủ động đƣợc trong việc nội địa hóa nguyên phụ liệu hàng dệt may. Trong đó Dacotex Đà Nẵng rơi vào tình trạng khó khăn do khan hiếm nguyên liệu.

- Các rào cản thƣơng mại, kỹ thuật: Trong các rào cản thƣơng mại, yếu tố rào cản thuế quan và phi thuế quan đƣợc cho là có tác động nhiều nhất đến kết quả hoạt động xuất khẩu của Công ty mà chính phủ ở các nƣớc nhập khẩu luôn tìm cách để bảo vệ cho các doanh nghiệp và ngành sản xuất trong nƣớc bằng cách lập ra hàng loạt các rào cản thuế quan và phi thuế quan để hạn chế các nhà xuất khẩu nƣớc ngoài.

- Việc nhập khẩu nguồn nguyên phụ liệu nƣớc ngoài là thách thức lớn khi Việt Nam gia nhập vào TPP. Bới muốn đƣợc hƣởng thuế suất 0% từ TPP, dệt may phải thoả mãn yêu cầu xuất xứ bằng công thức "Yarn Forward" (từ sợi trở đi), Do các đại diện đàm phán của Mỹ đòi hỏi nguyên vật liệu phải đƣợc làm trong nƣớc, hoặc nhập từ các nƣớc thành viên TPP, nghĩa là vải cho ngành may phải có nguồn gốc từ sợi đƣợc làm tại các quốc gia TPP. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đối với ngành may của Việt Nam, vì vải sử dụng cho ngành may hiện nay phải nhập gần 80%, đa phần trong đó không từ các quốc gia TPP.

- Thảo luận về Thỏa thuận thƣơng mại tự do (FTA) song phƣơng sẽ không còn thuế đánh vào hàng hóa của Việt Nam. Hàng hóa Việt Nam sẽ đƣợc thâm nhập tự do vào thị trƣờng EU. Tuy nhiên, khi những cơ hội mở ra thì khó khăn cũng nhiều không kém. Theo đề xuất, FTA hai bên sẽ gỡ bỏ thuế quan với 90% hàng hoá Việt Nam và cắt thuế nhập khẩu trung bình xuống 10 – 20% so với mức hiện tại cho 10% số hàng hoá còn lại – trong đó có những mặt hàng đang phải trả mức thuế nhập khẩu vào EU cao nhƣ thuỷ sản (10,8%),

giày dép (12,4%), may mặc (11,7%). Tuy nhiên, chính hàng hoá EU nhập vào thị trƣờng Việt Nam cũng sẽ đƣợc hƣởng nhiều ƣu đãi từ FTA này. Hơn nữa, với quy định khắt khe về nguồn gốc sản phẩm, trong đó có quy định về toàn bộ chuỗi quy trình sản xuất ra sản phẩm phải nguyên gốc, cả về nguyên vật liệu đầu vào thì những mặt hàng nhƣ hàng may mặc, giày dép… phụ thuộc tới 80% nguyên liệu Trung Quốc sẽ gặp khó khăn lớn.

Nếu Dacotex Đà Nẵng không nhận ra tình trạng khẩn cấp về việc phải thay đổi này, không đầu tƣ vào công nghệ và quản trị, đổi mới và sáng tạo sản phẩm, thay đổi cách thức tiếp cận ngƣời tiêu dùng, và đặc biệt là xem xét lại vấn đề nguồn gốc nguyên vật liệu… thì thậm chí sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của công ty tnhh dacotex đà nẵng (Trang 84)