Nâng cao chất lƣợng nguyên liệu cũng nhƣ sản phẩm may mặc xuất khẩu

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của công ty tnhh dacotex đà nẵng (Trang 85)

KHẨU CỦA CÔNG TY

5.2.1 Nâng cao chất lƣợng nguyên liệu cũng nhƣ sản phẩm may mặc xuất khẩu xuất khẩu

Trong điều kiện hiện tại để tháo gỡ khó khăn về nguyên liệu Công ty cần

nội địa hóa nguồn nguyên liệu cho riêng mình để hạn chế rủi ro về thiếu nguyên liệu trong tƣơng lai; hạn chế đƣợc những bất lợi khi gia nhập TPP (vải cho ngành may phải có nguồn gốc từ sợi đƣợc làm tại các quốc gia TPP); khắc phục đƣợc tình trạng phụ thuộc tới 80% nguyên liệu Trung Quốc. Trƣớc tình hình khan hiếm về nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất ngày càng nghiêm trọng và có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Do vậy giải pháp xây dựng vùng nguyên liệu cho công ty là hết sức cấp thiết, đây đƣợc xem là giải pháp mang tính chiến lƣợc có tầm ảnh hƣởng quyết định đến hiệu quả của hoạt động xuất khẩu cũng nhƣ hoạt động kinh doanh của Công ty trong tƣơng lai.

Củng cố và tạo dựng mối quan hệ tốt với nhà cung cấp nguyên liệu: Công ty sau nhiều năm hoạt động đã tạo dựng đƣợc mối quan hệ tốt với nhiều đại lý cung cấp nguyên liệu cho Công ty nên trong thời gian sắp tới Công ty cần duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp truyền thống này, bên cạnh việc áp dụng chính sách giá cả hợp lý Công ty cần ký kết hợp đồng lâu dài với các nhà cung cấp này và có thể hỗ trợ về mặt tài chính cho các nhà cung cấp này khi họ gặp khó khăn về vốn trong hoạt động thu mua nguyên liệu. Để giữ vững và tăng cƣờng mối quan hệ này theo chiều sâu Công ty nên thành lập phòng tƣ vấn nguồn cung tại nội địa mà công ty đã xây dựng. Một mặt để để giúp hoạt động sản xuất trong nƣớc phát triển nhằm tạo mối quan hệ thân thiết với nhà cung

cấp, mặt khác các phòng tƣ vấn này sẽ phục vụ trực tiếp cho các nhà cung ứng nguyên liệu của công ty.

5.2.2 Hoàn thiện công tác Marketing

Chính sách sản phẩm:

Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Trong những năm gần đây do xu hƣớng cạnh tranh gay gắt về thị trƣờng xuất khẩu, do đó các mặt hàng mới đa dạng về mẫu mã và đảm bảo chất lƣợng sẽ đƣợc khách hàng ƣa chuộng hơn. Do đó công ty cần phát triển hơn nữa sáu mặt hàng chủ lực, bên cạnh đó tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu của từng thị trƣờng để có những chiến lƣợc phát triển sản phẩm mới cho phù hợp.

Mặt khác, thƣờng xuyên theo dõi và lập hồ sơ ghi chép các chƣơng trình quản lý chất lƣợng sản phẩm làm cơ sở thuyết phục khách hàng về độ tin cậy đối với sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó cải tiến chất lƣợng về bao bì mẫu mã, đóng gói sản phẩm, thay đổi màu sắc, hình dáng, hình ảnh,… để phù hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng.

Chính sách về giá:

Đối với ngành may mặc giá cả biến động và không tuân theo một quy luật cụ thể nào. Nó phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố nhất là yếu tố đầu vào. Do đó để xây dựng một mức giá cạnh tranh công ty phải xem xét các yếu tố tác động trực tiếp đến việc định giá nhƣ giảm chi phí sản xuất, phí vận chuyển.

-Đối với chi phí sản xuất:

+ Tiết kiệm bao bì đóng gói trong quá trình sản xuất giảm thiểu tình trạng hao hụt hoặc thất thoát. Rà xoát lại tất cả giá cả của nhà cung ứng từ đó chọn nhà cung ứng có giá cạnh tranh nhất, đồng thời phải đảm bảo chất lƣợng.

+ Tiết kiệm điện, nguyên liệu nhuộm trong sản xuất để tránh tình trạng lãng phí.

+ Bảo trì thƣờng xuyên máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất để tránh tình trạng hƣ hỏng làm phát sinh chi phí sửa chữa.

- Đối với chi phí vận chuyển:

+ Tiến hành kí hợp đồng dài hạn với các hãng tàu để đƣợc giá hợp đồng cạnh tranh.

+ Giảm bớt phần trăm lợi nhuận nhằm tạo ra giá cạnh tranh so với đối thủ khác.

Ngoài ra Công ty cần cố gắng nắm bắt những thông tin về giá cả trên thị trƣờng lớn nhƣ Pháp, Bỉ căn cứ vào đó để đƣa ra mức giá cho sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, Công ty nên dựa vào tập quán tiêu dùng trên thị trƣờng, thời gian nào thì nhu cầu ở thị trƣờng nào cao mà định giá hợp lý và luôn nghiên cứu đổi mới trang thiết bị thu hồi thành phẩm, giảm thiểu tỷ lệ phế phẩm cũng giúp cho việc giảm thiểu chi phí chế biến và cũng góp phần giảm giá thành sản phẩm.

Thành lập bộ phận Marketing- thiết kế chuyên biệt:

Công ty cần đào tạo đội ngũ nhân viên hoặc tuyển dụng nhân viên chuyên nghiên cứu về thị trƣờng, thiết kế sản phẩm tiện lợi, phù hợp với nhu cầu của từng thị trƣờng, cùng với nhân viên marketing có đủ kinh nghiệm và dành một chi phí nhất định cho hoạt động này. Lãnh đạo công ty phải tổ chức phối hợp đồng bộ giữa bộ phận marketing, thiết kế và bộ phận kinh doanh. Mô hình tổ chức marketing đƣợc thực hiện theo chức năng: là bộ phận nghiên cứu thị trƣờng, xúc tiến bán hàng và thực hiện công tác chiêu thị.

Đội ngũ nhân viên này cần tìm hiểu rõ những văn hóa của từng thị trƣờng có ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu, chẳng hạn nhƣ cử chỉ, điệu bộ trong giao tiếp, quy tắc trong ký kết hợp đồng, màu sắc, hình dáng sản phẩm, hay những điều kiêng kị liên quan đến tôn giáo… Bên cạnh đó, đƣa ra những chiến lƣợc marketing phù hợp để thâm nhập thị trƣờng. Cập nhật thƣờng xuyên những thay đổi trong quy định nhập khẩu của từng thị trƣờng để kịp thời ứng phó để tránh ảnh hƣởng đến những lô hàng xuất khẩu sang đó, tránh thiệt hại cho công ty.

Ngoài ra, cần phát triển hơn nữa wesite của công ty, quảng bá hình ảnh, sản phẩm rộng rãi bằng cách tham gia quảng bá hình ảnh công ty trên các tạp chí, internet,... để sản phẩm đến gần hơn với khách hàng.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của công ty tnhh dacotex đà nẵng (Trang 85)