Định h−ớng cải thiện vấn đề giới trong lĩnh vực sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi tr−ờng nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong sử dụng quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tại các vùng sinh thái đặc trưng (Trang 45 - 49)

- Phỏng vấn chị Bùi Thị Quy, Giao Lâm, Giao Thuỷ, Nam Định.

4.Định h−ớng cải thiện vấn đề giới trong lĩnh vực sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi tr−ờng nông thôn Việt Nam

môi tr−ờng nông thôn Việt Nam

Các tiếp cận về chính sách sử dụng tài nguyên

- Tăng thêm quyền sử dụng đất đai cho phụ nữ, giúp họ có ph−ơng tiện sản xuất và địa vị kinh tế - xã hội vững vàng hơn nh− yêu cầu cả vợ và chồng đứng tên trong giấy chứng nhận sử dụng đất.

- Triển khai những ch−ơng trình tín dụng cho các phụ nữ nghèo với những điều kiện −u đãi nh− tăng thời hạn trả nợ từ 1-2 năm nh− hiện nay lên 3-5 năm, cung cấp các thông tin thị tr−ờng và đạo tạo kỹ thuật miễn phí, phối hợp chặt chẽ với Hội Liên hiệp phụ nữ để xác định đúng đối t−ợng cần đ−ợc vay vốn. Giải quyết vốn vay là khẳng định tiếng nói và vai trò của phụ nữ trong kinh tế hộ.

- Cải thiện các cơ sở hạ tầng ở nông thôn đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi vì phần lớn các công việc t−ới tiêu ở nông thôn do nữ giơí đảm nhiệm. Cần phân tích các kế hoạch sử dụng n−ớc của ng−ời dân để thiết kế một hệ thống thuỷ lợi phù hợp. Ngoài ra hệ thống cung cấp n−ớc sạch cũng là vấn đề rất nhạy cảm về giới và cần đ−ợc quan tâm nhiều hơn.

- Tăng c−ờng năng lực cho các cán bộ để nâng cao khả năng quản lý, giám sát về giới, đặc biệt là đối với các cán bộ cấp cơ sở nh− thôn, bản, xã, huyện. Nói chung vấn đề giới là vấn đề của mọi ng−ời nên cần đào tạo cho tất cả các cán bộ ở các cấp này những kiến thức về giới, giúp họ thấy đ−ợc những lợi ích của địa ph−ơng khi đáp ứng đ−ợc những nhu cầu và lợi ích giới. Điều này thực sự quan trọng giúp cho việc xoá bỏ nhanh các tàn d− của quan niệm phong kiến về giới.

- Xây dựng ch−ơng trình Quốc gia về giới trong những khoảng thời gian lâu dài cũng nh− những chiến l−ợc ngắn hạn, tăng c−ờng và mở rộng hoạt động của các cơ quan chuyên trách về giới. Tăng c−ờng l−ợng cán bộ nữ trong các cơ quan ra quyết định.

Các tiếp cận ở mức dự án:

- Trong kế hoạch hoạt động của dự án phải gắn kết với vấn đề giới, cần đ−a vấn đề giới vào mục tiêu và tất cả các hoạt động thực hiện dự án.

- Cần tiến hành những khoá đào tạo ngắn ngày về giới, có trao đổi "bàn tròn" và/hoặc đào tạo theo chuyên đề các vấn đề về giới có liên quan đến các hoạt động cụ thể của dự án (nhằm mục đích nâng cao tầm hiểu biết thực tế của mọi ng−ời về việc thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực giới).

- Tất cả các cuộc họp và/hoặc đào tạo do dự án tài trợ ở cấp địa ph−ơng (buôn/xã) đều phải cân đối về giới. Không những phải mời phụ nữ dự mà còn phải tích cực khuyến khích sự tham gia từng b−ớc của họ, dần dần xoá bỏ sự mặc cảm, tự ti ở phụ nữ.

- Mỗi một thôn, bản làm việc với dự án đều cần có một bản đồ nội bộ cộng đồng cho thấy rõ tất cả các hộ gia đình ở địa ph−ơng. Bản đồ này khi đó có thể đ−ợc sử dụng nh− một công cụ cho việc trao đổi/đàm thoại tích cực với ng−ời dân địa ph−ơng. Về vấn đề này, những hộ có chủ hộ là phụ nữ cần đ−ợc đánh dấu rõ trên bản đồ để đảm bảo rằng họ không bị bỏ ngoài các hoạt động có thể đem lại lợi ích cho họ.

Các tiếp cận ở cấp cộng đồng:

- Thực hiện các biện pháp tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của ng−ời dân về vấn đề giới.

- Cố gắng phát triển mạng l−ới các chuyên gia địa ph−ơng về vấn đề giới, kể cả nữ giới và tổ chức họ thỉnh thoảng thực hiện các hoạt động tình nguyện đ−ợc trả công để giúp đỡ những ng−ời dân khác trong vùng bằng kiến thức đ−ợc trang bị và những kinh nghiệm bản địa của họ.

- Xây dựng những mô hình thực tiễn ở địa ph−ơng để ng−ời dân học hỏi. Do không thể mong đợi ng−ời dân sẽ có thể thay đổi nhanh chóng hệ thống canh tác của họ, tất cả mọi cố gắng cần tập trung vào việc tìm ra những "thực tiễn" tốt nhất ở địa ph−ơng để ng−ời dân có thể học tập lẫn nhau. Điều này có thể dẫn đến các hoạt động có ích theo kiểu "thăm lẫn nhau" giữa các gia đình, trong đó ng−ời dân ở một vùng có thể thấy đ−ợc "những gì có thể làm đ−ợc" trong những điều kiện t−ơng tự (những "thực tiễn tốt nhất" ở địa ph−ơng cần đ−ợc tìm kiếm trong phạm vi xã và huyện). Tất nhiên phụ nữ cần phải đ−ợc tham gia và đóng vai trò chính của các hình mẫu trong những hoạt động nh− vậy.

Các tiếp cận về khoa học:

- Cần hoàn thiện các ph−ơng pháp phân tích giới, vấn đề giới không chỉ là vấn đề phụ nữ, không chỉ là vấn đề thời gian lao động mà còn cả những vấn đề của nam giới. Xã hội nông thôn là một hệ thống nhân văn hoàn chỉnh và có tính thích nghi cao.

Cần phân tích giới với quan điểm của ng−ời trong cuộc chứ không thể với cách nhìn ở một ng−ời ngoài cuộc, ở một trình độ kinh tế xã hội cao hơn và xa lạ với nông thôn Việt Nam.

- Cần ph−ơng Đông hoá, Việt Nam hoá các ph−ơng pháp phân tích giới du nhập từ các n−ớc công nghiệp ph−ơng Tây bằng cách bổ sung thêm các thành tựu của Văn hoá học, Dân tộc học, Tâm lý học. Có những vấn đề ẩn tàng đằng sau những sự kiện, có những quy luật ngầm phía d−ới những số liệu bề nổi. Vì lẽ đó ph−ơng pháp giới không chỉ chủ yếu dựa vào thống kê.

"Chàng ơi, đa bị em mang Đa niêu em xách, để chàng đi không"

Câu ca dao này đã đặt ng−ời phụ nữ Việt Nam lên đỉnh cao của sự yêu th−ơng và kính trọng vì nhân cách và vì sự hy sinh tần tảo của họ. Nh−ng nếu dùng ph−ơng pháp thống kê giờ lao động, chúng ta sẽ nhìn nhận phụ nữ nh− những ng−ời bị bóc lột.

"Chàng đi cho thiếp đi cùng Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam"

Một khi ch−a rõ gia đình, vợ chồng và con ng−ời Việt Nam có gì khác xã hội ph−ơng Tây thì những nghiên cứu về giới chỉ là một mốt mới mà thôi.

Tài liệu tham khảo

Các tài liệu tiếng Việt đã công bố

1. Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng. Phụ nữ, giới và phát triển. NXB phụ nữ, Hà Nội, 2000.

2. Trần Bình. Tập quán hoạt động kinh tế của một số dân tộc ở Tây Bắc Việt Nam. NXB văn hoá dân tộc, Hà Nội, 2001.

3. Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Xã hội học về giới và phát triển. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000.

4. Nguyễn Linh Khiếu. Nghiên cứu và đào tạo giới ở Việt Nam. NXB khoa học xã hội, Hà Nội. 1999.

5. Nguyễn Linh Khiếu. Gia đình và phụ nữ trong biến đổi văn hoá xã hội nông thôn. NXB khoa học và xã hội, Hà Nội 2001. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Mosor C.O.N, Kế hoạch hoá về giới và phát triển. NXB phụ nữ, Hà Nội, 1996. 7. Lê Thị Chiêu Nghi. Giới và dự án phát triển. NXB Thành phố Hồ Chí Minh,

2001.

8. Hà Huy Thành (Chủ biên). Một số vấn đề xã hội và nhân văn trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi tr−ờng ở Việt Nam.

9. Lê Thi. Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam. NXB phụ nữ, 1998. 10. Hoàng Bá Thịnh. Vai trò của ng−ời phụ nữ nông thôn trong công nghiệp hoá

nông nghiệp nông thôn. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.

11. Lê Ngọc Văn, Nguyễn Linh Khiếu, Đỗ Thị Bình. Số liệu điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam và ng−ời phụ nữ trong gia đình và thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (khu vực miền Bắc). NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 2002.

12. Nguyễn Bình Yên. ảnh h−ởng của t− t−ởng phong kiến đối với con ng−ời Việt Nam hiện nay. NXB khoa học và xã hội Hà Nội, 2002.

13. WB. Đ−a vấn đề giới vào phát triển. NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2001. 14. Giới, môi tr−ờng và phát triển ở Việt Nam. Viện nghiên cứu, dự báo chiến l−ợc

khoa học và công nghệ. NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.

15. Phụ nữ, sức khoẻ và môi tr−ờng. Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi tr−ờng trong phát triển. NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.

16. Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Viện khoa học Lâm nghiệp - NXB nông nghiệp, Hà Nội, 1998.

Các tài liệu l−u trữ tiếng Việt ch−a công bố

17. Nguyễn Thị Kim Hoa. Vị trí và vai trò xã hội của phụ nữ trong gia đình nông thôn đồng bằng bắc bộ hiện nay. Luận án TS XHH. Tr−ờng Đại học khoa học XHNV Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000.

18. Nguyễn Thị Thu Hiền. Nghiên cứu vấn đề giới trong phát triển bền vững nghề làm bún truyền thống thôn Phú Đô, Mễ Trì, Hà Nội. Khoa Môi tr−ờng, Đại học KHTN, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.

19. Chi Chí Thiết, Nguyễn Việt Nam, Phạm Thị Yến. Khía cạnh giới trong các hoạt động và kiểm soát nguồn lực ở khu vực dự án Hoàng Mai. Viện kinh tế và quy hoạch thuỷ sản, Hà Nội, 2002.

20. Nguyễn Thị Thu. Một số khía cạnh giới trong các nhóm nghề ở vùng đất ngập n−ớc triều Tiên Lãng. Viện Hải D−ơng học Hải Phòng, 2002.

21. Gebert R - Các vấn đề về giới trong dự án quản lý bền vững tài nguyên vùng hạ l−u sông Mê Kông, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam. MRC GTZ Dự án Quản lý bền vững Tài nguyên vùng hạ l−u sông Mê Kông. Hà Nội 1997.

22. Jordans E.H - Các vấn đề về giới trong dự án phát triển nông thôn Cao Bằng - Bắc Kạn. Dự án phát triển nông thôn Cao Bằng - Bắc Kạn. Hà Nội 2000.

23. Vũ Thị Ngọc Trâm - Nguyễn Thị Nguyệt Minh. Vấn đề giới trong lập kế hoạch phát triển thôn bản. Dự án phát triển lâm nghiệp xã hội Sông Đà. Hà Nội 1999.

Tài liệu tham khảo tiếng Anh

24. Turk Carrie - Vietnam, Voices of the Poor. Synthesis of Participatory Poverty Assessment - The World Bank and DFID (UK) in partnership with Action Aid Vietnam, Oxfam (GB), Save the Children (UK) and Vietnam. Sweden MRDP 11/1999.

25. Indicators for Common Country Assessment (CCA) - United Nations Development Assistance Framework for the Socialist Republic of Vietnam, 1998 - 2000.

26. Kirjavainen L.M - Gender Issues Viet Nam. Regional Environmental Technical Assistance 5771 - Poverty Reduction & Environmental Management in Remote Greater in Mekong Subregion (GMS) Watersheds (Phase I). Helsinki 1999. 27. Tran Bang Tam and Stefan Nachuk - Women and Microfinance: Projects,

Policies and Power. Component Eight of "Evaluating the Impact and Efficacy of Credit and Savings Programmes for Women in Viet Nam". Hanoi 5/1997.

28. Nguyen Nhat Tuyen. Women farmers and IPM Farmer Field School in Vietnam. ILEIA Newsletter Vol.13 No.4 12/1997.

29. Viet Nam Gender Briefing Kit - UNDP. Hanoi 1995. 30. Viet Nam Gender Briefing Kit - UNDP. Hanoi 2000.

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong sử dụng quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tại các vùng sinh thái đặc trưng (Trang 45 - 49)