Đặc điểm chung về tài nguyên thiên nhiên và môi tr−ờng vùng nông thôn trung du.

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong sử dụng quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tại các vùng sinh thái đặc trưng (Trang 35 - 37)

- Phỏng vấn chị Bùi Thị Quy, Giao Lâm, Giao Thuỷ, Nam Định.

6.1.Đặc điểm chung về tài nguyên thiên nhiên và môi tr−ờng vùng nông thôn trung du.

6. Vấn đề giới trong sử dụng, quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi tr−ờng vùng nông thôn trung du.

6.1.Đặc điểm chung về tài nguyên thiên nhiên và môi tr−ờng vùng nông thôn trung du.

bảo vệ môi tr−ờng vùng nông thôn trung du.

6.1. Đặc điểm chung về tài nguyên thiên nhiên và môi tr−ờng vùng nông thôn trung du. trung du.

Trung du (midland) là vùng chủ yếu có địa hình đồi chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng về mọi mặt: địa hình, tài nguyên đất, rừng, nớc, khí hậu, văn hoá, kinh tế x hội, ngành nghề và cả về cơ cấu dân tộc. Chúng ta thấy ở trung du có cả hình ảnh và tính chất của đồng bằng và miền núi.

Tuy nhiên, do lịch sử địa chất quyết định, vùng trung du thực thụ và có ranh giới t−ơng đối rõ nét chỉ gặp ở ven rìa đồng bằng Bắc bộ. ở Nam bộ, trung du là một bề mặt bán bình nguyên rộng rãi bao chiếm toàn bộ miền Đông Nam bộ, chúng chuyển tiếp xuống biển qua các dải đồng bằng biển hẹp về phía Đông nam, còn về phía Tây nam chúng tiếp xúc thẳng với đồng bằng Nam bộ qua một bậc sụt gần trùng với đứt gãy sông Sài Gòn. ở ven biển miền Trung, trung du không định hình rõ rệt, nhiều dãy núi ăn thẳng ra biển với những dải đồng bằng hẹp có nguồn gốc biển hoặc thung lũng sông nhỏ. Với điều kiện nh− vậy, vùng trung du miền Trung th−ờng manh mún, phân cắt, xen kẽ hoặc với vùng núi hoặc với vùng đồng bằng phù sa. Tính manh mún này không tạo ra một thiết chế kinh tế xã hội riêng ngang hàng với vùng núi hay vùng đồng bằng. Tất cả những đặc điểm này làm cho khi nói đến trung du, ng−ời ta th−ờng nghĩ về trung du Bắc bộ, nơi phân bố một phần diện tích của các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải D−ơng, Thái Nguyên, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Hoà Bình.

Mặc dù vậy, trung du Bắc bộ vẫn có những đặc điểm riêng của nó về mặt tài nguyên môi tr−ờng.

- Trung du Bắc bộ là vùng đất đ−ợc khai phá lâu đời, bởi vì đồng bằng Bắc bộ là một đồng bằng trẻ, chỉ đ−ợc hình thành dần dần nhờ đợt biển lùi bắt đầu từ khoảng 2000 năm qua. Do đó tài nguyên đất trung du th−ờng là loại đất "có vấn đề": đất trống trọc và laterit hoá rất phát triển, đang từng b−ớc đ−ợc phục hồi trong thời gian gần đây nhờ ch−ơng trình 5 triệu ha rừng và áp dụng mô hình RVAC.

- C− dân trung du là cộng đồng có truyền thống nông nghiệp lâu đời (ít nhất là từ thời kỳ Hùng V−ơng, khoảng 4000 năm trở lại). Kiến thức bản địa trong nông nghiệp trung du là kho tàng vô giá. Trên 4000 năm sinh sống trên cùng một địa điểm,

nông nghiệp truyềng thống ở trung du Bắc bộ là một nền nông nghiệp sinh thái và bền vững, để lại nhiều mô hình và bài học kinh nghiệm cho các quần c− nông nghiệp ở các vùng khác của Việt Nam.

Biến đổi tài nguyên cơ bản của vùng trung du trong thời gian 5 năm qua.

- Tài nguyên đất

Đối với mỗi gia đình nông dân vùng trung du, đất là một giá trị sở hữu quan trọng, đất là ph−ơng tiện sản xuất, là nguồn thu nhập chính và ổn định nhất. Đất không sinh sôi mà số ng−ời thì ngày càng nhiều thêm. Đây là một vấn đề đang gây áp lực cho kinh tế hộ gia đình ở đây dẫn đến một số ng−ời phải đi làm thuê vì thiếu đất và quan trọng hơn là ng−ời ta bắt đầu chú ý đến tăng giá trị sử dụng đất. Các ch−ơng trình phát triển nông thôn đang thâm nhập vào đời sống đã h−ớng dẫn việc sử dụng đất một cách hiệu quả. Bên cạnh đó vai trò của các ch−ơng trình khuyến nông của đài truyền hình Việt Nam cũng đang có một vai trò quan trọng không kém.

Đất v−ờn nhà cách đây 5 năm th−ờng trồng các loại cây tạp gồm: hoa màu, cây ăn quả địa ph−ơng, ch−a mang lại hiệu quả cho kinh tế hộ gia đình. Nay đã bắt đầu mang lại nguồn thu do việc thay đổi cơ cấu cây trồng hợp lý nh− trồng một số cây có giá trị kinh tế trên thị tr−ờng nh− b−ởi, nhãn, vải, soài... Tuy nhiên, khi cả thôn cùng trồng một số loại cây thì đầu ra cho các vụ thu hoạch sắp tới sẽ là một vấn đề nan giải. Mặc dù vậy, diện tích v−ờn nhà của mỗi hộ chiếm không nhiều.

Đất đồi so với những năm tr−ớc không có gì thay đổi do các ch−ơng trình phát triển đã thâm nhập vào đời sống kinh tế từ những năm 1994. Họ đã thực hiện cơ cấu cây trồng khá hợp lý, trồng bạch đàn, trồng chè hoặc trồng xen với một số loài cây bản địa nh− ràng ràng, lim, lát, trám và trồng thêm một số cây cải tạo đất nh− keo, thậm chí trồng xen với cả đỗ, lạc, lấy ngắn nuôi dài... kỹ thuật trồng hầu hết đang áp dụng trồng theo các đ−ờng đồng mức. Tuy nhiên vẫn còn một số hộ gia đình ch−a đầu t− đúng kỹ thuật và đúng mức, nguyên nhân chủ yếu do ch−a đủ kinh tế để đầu t− v−ờn đồi có quy mô.

Tr−ớc đó vài năm vẫn còn một số hộ gia đình chỉ trồng độc canh sắn. ng−ời ta cho biết rằng trồng độc canh sắn làm cho đất xấu hơn, các vụ sau phải bón phân nhiều hơn. Thêm vào đó là đất dễ bị rửa trôi. Sau đó họ nhận thức rằng trồng chè ít phải bón phân, tán rộng, chịu bóng thu hoạch nhiều lần trong năm (một năm thu hái khoảng 8 tháng). Bởi vậy đất không nhanh bị xấu do quá trình rửa trôi ít hơn trồng sắn. Mặt khác, chè có thể trồng xen với cây ăn quả (nhãn, vải) hoặc chồng xen với sắn, trồng xen với cây công nghiệp (mỡ, bồ đề, bạch đàn, xoan...); chè xen với keo lá chàm... Hơn nữa, chè cũng đang đ−ợc −a chuộng trên thị tr−ờng (theo giá trên thị tr−ờng 1 sào chè thu hoạch một năm khoảng 363 nghìn đồng).

V−ờn rừng: V−ờn rừng nằm rải rác ở các thôn, trên các ngọn đồi thấp xen với khu dân c−. V−ờn rừng cách đây 5 năm trồng các loại bạch đàn, chủ yếu bạch đàn

trắng... gây hại cho đất đặc biệt là hiện t−ợng cảm nhiễm. Hiện nay v−ờn rừng bắt đầu chuyển đổi sang trồng luồng, bạch đàn nuôi cấy mô (bạch đàn đỏ) xen kẽ các loài cây bản địa ràng ràng, lim, lát và một số cây cải tạo đất (keo)... Ng−ời dân ở đây cho biết, trồng cây luồng rất tốt, tất cả mọi thành phần của cây luồng đều bán đ−ợc hết (mắt trên các đốt thân luồng bán cho nhà máy giấy, thân luồng tuỳ theo bán làm vật liệu xây dựng hoặc chặt từng khúc cũng bán cho nhà máy giấy, lá luồng bán cho Đài Loan - làm vật liệu gói bánh...). V−ờn rừng đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế hộ rõ rệt cho những ng−ời dân ở đây. Tuy nhiên v−ờn rừng ch−a đ−ợc tận dụng, khai thác thật sự bền vững. Hiện tại ng−ời dân vẫn chạy theo lợi ích kinh tế hơn là sử dụng bền vững tài nguyên. Một phần do kiến thức về đất, cây thực sự ch−a đ−ợc hiểu biết trọn vẹn, phần khác do kinh tế mới chỉ thay đổi phần nào ch−a đáp ứng đ−ợc nhu cầu hiện tại.

Đất n−ơng theo ng−ời dân tr−ớc đây là đất không có chủ, tự mình khai thác đ−ợc bao nhiêu thì đ−ợc. Tuy nhiên hiện nay, đất đã đ−ợc giao cho từng hộ gia đình và đ−ợc cấp bìa đỏ - rừng đầu nguồn trên núi do các lâm tr−ờng quản lý đã đ−ợc phân cho từng hộ gia đình chăm sóc quản lý cho nên khái niệm về làm n−ơng rẫy không còn nữa.

Đất ruộng, trồng thêm vụ vụ thứ ba cho thêm thu nhập (chủ yếu là tăng thu nhập do chăn nuôi).

- Nguồn n−ớc.

Nguồn n−ớc trung du th−ờng đủ cung cấp sinh hoạt cho 100% hộ gia đình ở dạng giếng đào. Nguồn n−ớc dồi dào, thậm chí các hộ gia đình nằm trên gò đồi cũng không bao giờ thiếu n−ớc. Mỗi năm, mỗi hộ gia đình lại làm sạch n−ớc giếng một lần - tát cạn, lấy lá, rác d−ới đáy giếng. Tuy nhiên n−ớc giếng đã dùng th−ờng có pH thấp, giàu sắt và ma giê.

- Rừng.

Rừng đầu nguồn đã giao cho từng hộ gia đình chăm sóc quản lý. Rừng trồng loại cây bản địa nh− lim, lát, trám, ràng ràng, luồng và một số loài cây nhập nh− keo,... Ch−ơng trình 327 cung cấp cây cho các hộ gia đình quản lý, chăm sóc rừng. So với mấy năm tr−ớc, độ phủ rừng ở trung du đã tăng lên rất nhiều.

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong sử dụng quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tại các vùng sinh thái đặc trưng (Trang 35 - 37)