Vai trò của giới trong sử dụng, quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi tr−ờng.

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong sử dụng quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tại các vùng sinh thái đặc trưng (Trang 37 - 42)

- Phỏng vấn chị Bùi Thị Quy, Giao Lâm, Giao Thuỷ, Nam Định.

6.2.Vai trò của giới trong sử dụng, quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi tr−ờng.

6. Vấn đề giới trong sử dụng, quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi tr−ờng vùng nông thôn trung du.

6.2.Vai trò của giới trong sử dụng, quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi tr−ờng.

môi tr−ờng.

Sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên.

Quan niệm về giới trong quá trình tiến hành sản xuất t−ơng đối rõ ràng. Nam giới th−ờng đào hố để trồng cây, phát tỉa v−ờn, be bờ ruộng, làm chuồng lợn, phun thuốc sâu... Phụ nữ chủ yếu làm các công việc nấu cám lợn, cho lợn ăn, làm cỏ, bón phân và những việc lặt vặt gia đình khác nh− chăm sóc con cái, dọn nhà, dọn chuồng

lợn... Tuy nhiên các công việc th−ờng chiếm nhiều thời gian và có tần suất lặp đi lặp lại nhiều lần. Nh− vậy, ng−ời phụ nữ hầu nh− "đầu tắt mặt tối" không có lúc nào nghỉ ngơi. Mặc dù vậy, họ không hề phàn nàn vì việc này. Theo cách suy nghĩ của họ thì

"phụ nữ sinh ra để phụ giúp đàn ông".

Cũng vì những công việc mang tính lặt vặt cho nên ng−ời phụ nữ ở đây rất ít giao l−u với bên ngoài, ít có cơ hội tiếp xúc với các ch−ơng trình phát triển. Hơn nữa quan niệm nam giới phải làm chủ gia đình là "lẽ tất nhiên" và họ sẽ là ng−ời quyết định mọi việc còn phụ nữ chỉ lãnh trách nhiệm thực thi. Suy nghĩ này càng nâng cao giá trị công việc của nam giới và càng làm nặng gánh thêm đôi vai của ng−ời phụ nữ. Tuy nhiên, lối suy nghĩ của những cặp vợ chồng trẻ thoáng hơn, th−ờng ng−ời chồng hay giúp vợ làm những công việc vặt trong gia đình.

Phỏng vấn các hộ cho thấy tỷ lệ ng−ời phụ nữ thực hiện tiến hành sản xuất là chính chiếm 30%, tỷ lệ cả vợ và chồng cùng tiến hành sản xuất chiếm 70%. Nh− vậy, quá trình tiến hành sản xuất phụ nữ đóng vai trò chính (bảng 17).

Bảng 17. Phân công lao động trong kinh tế hộ, ở xã Ngọc Quan, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ (2003)

TT Loại công việc Chồng làm

là chính (%) Vợ làm là chính (%) Cả hai (%) 1 Tiến hành sản xuất 0 30 70 2 Lập kế hoạch sản xuất 60 20 20

3 Quản lý vốn, ngân sách gia đình 10 40 50

Ghi chú: Điều tra 100 hộ = 100%

Bảng 17 cho thấy giữ vai trò chính trong việc lập kế hoạch sản xuất là ng−ời chồng. Theo các chị phụ nữ thì nguời chồng là những ng−ời hiểu biết hơn họ và th−ờng tham gia nhiều hoạt động làng xóm nh− hội làm v−ờn, hội cựu chiến binh, hội nông dân - giao l−u nhiều với bên ngoài cho nên ng−ời chồng sẽ là ng−ời nhạy cảm và dễ dàng nắm đ−ợc những thay đổi hiện tại. Chính vì vậy họ sẽ là ng−ời ra những quyết định hợp lý, chắc chắn và đúng đắn hơn phụ nữ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình (Ô 12).

Ô - 12: Chồng tôi luôn luôn đúng.

Trong gia đình mình, mình chỉ góp ý thôi. Thực ra anh ấy đã quyết định rồi. Mình th−ờng nghĩ là anh ấy đúng. Có những kế hoạch mình cảm thấy anh ấy hơi liều thì mình gàn (phản đối). Nh−ng phần lớn là anh ấy đ−ợc.

Tuy nhiên, có một số gia đình phụ nữ đóng vai trò chính trong phát triển kinh tế hộ. Thông th−ờng là những hộ có phụ nữ tham gia các hoạt động đoàn thể (ở đây là hội phụ nữ) hoặc những gia đình chồng mất hoặc đi thoát ly.

Khoảng 50% số hộ gia đình phỏng vấn ở xã Ngọc quan đều nói rằng quản lý vốn, ngân sách gia đình là cả vợ và chồng. Khoảng 40% số hộ là do phụ nữ quản lý vốn, ngân sách. Số này cho rằng "chồng làm ra của cải thật đấy, nh−ng tiền vào túi các ông nh− gió vào nhà trống. Các ông lại mua thức ăn ngon, mua r−ợu hoặc sắm các đồ đạc trong gia đình nh− ti vi hoặc xemáy... Do vậy phụ nữ quản lý vốn gia đình là cực kỳ tốt vì họ có thể tiết kiệm để dòn vốn cho các ông chồng có kế hoạch sản xuất lớn hơn". Chỉ có 10% số hộ gia đình là các ông chồng quản lý vốn.

Ngoài hoạt động phát triển sản xuất tại địa ph−ơng, trong làng có một số ng−ời đang ở độ tuổi lao động sung sức đi làm thuê kiếm thêm tiền để phát triển sản xuất tại gia đình. Những công việc họ làm nh− bốc gỗ, đi xây, chạy chợ. Cũng có một số phụ nữ đi làm giúp việc cho các gia đình và nhà hàng, phần lớn là những bé gái. Tuy nhiên, con số này không nhiều... Th−ờng những gia đình có ng−ời đi làm thuê là những gia đình ít đất (không có đất đồi, đất rừng). Điều này đã và sẽ mang lại nhiều gánh nặng hơn cho ng−ời vợ vì chồng xa nhà. Và ng−ời mẹ sẽ càng gánh nặng hơn khi những đứa con có thể giúp họ đ−ợc việc nhất đi ra thành thị làm thêm. (Bảng 18).

Bảng 18. Vai trò của giới trong sử dụng quản lý tài nguyên bảo vệ môi tr−ờng xã Ngọc Quan.

No Lĩnh vực Chồng làm là chính (%) Vợ làm là chính (%) Cả hai (%)

1 Khai thác bảo vệ nguồn n−ớc sinh hoạt 100 0 0

2 Quản lý phân gia súc 0 50 50

3 Thu gom, xử lý rác sinh hoạt 0 100 0

4 Hái l−ợm cây thuốc 0 0 100

5 Lấy củi 0 0 100 6 Sử dụng hoá chất BVTV 97 3 0 7 Chăn nuôi 0 70 30 8 Làm ruộng 0 70 30 9 Phát triển ao 100 0 0 10 Các nghề thủ công dịch vụ 0 0 50

- Lấy củi

ở xã Ngọc Quan phụ nữ đảm nhận 95% công việc này. Mặc dù rừng đã đ−ợc giao cho các hộ gia đình quản lý và khai thác, nh−ng vẫn có những khoảng rừng nằm ở khe suối, ngóc ngách không có ng−ời quản lý. Ng−ời dân trong thôn th−ờng vào rừng lấy hoặc có thể xin những ng−ời quản lý rừng vào lấy lá hoặc lấy vỏ cây.

Chị Phó Chủ tịch Hội phụ nữ xã Ngọc Quan cho biết hồi tháng hai năm 2003 chị lấy khoảng 100 bó củi - đủ đun cho cả năm. Nguồn chất đốt chính trong gia đình là củi lấy từ rừng về, ngoài ra lấy xung quanh nhà, hay lấy trên v−ờn đồi của từng hộ gia đình. Phụ nữ chiếm vai trò chính trong việc tìm nguồn chất đốt cho gia đình. Thi thoảng có nam giới tham gia giúp phụ nữ chuyên chở củi về nhà.

- Hái l−ợm cây thuốc.

Ng−ời dân tộc thiểu số trung du có truyền thống chữa bệnh bằng một số cây thuốc nam đối với một số bệnh thông th−ờng nh− bệnh sốt, ho, đứt chân tay thậm chí cả bệnh gan, thận.... th−ờng cả phụ nữ và nam giới đều tham gia công việc hái l−ợm cây thuốc. Cây thuốc th−ờng có ngay trong v−ờn nhà, v−ờn đồi hay v−ờn rừng, cho nên quá trình hái l−ợm thuốc không gây ảnh h−ởng môi tr−ờng. Ng−ời mẹ không phân biệt trai hay gái để truyền bài thuốc cho mà họ chọn đứa con nào tâm huyết với nghề và biết nhiều về cây thuốc thì họ truyền nghề. Thu nhập kinh tế những hộ gia đình này chủ yếu là từ cây thuốc. Hiện nay rừng không còn nhiều cây thuốc, do rừng nguyên sinh ngày tr−ớc không còn nữa. Họ chỉ hái l−ợm những vị thuốc chính, các vị thuốc phụ th−ờng trồng đ−ợc hoặc thu mua thêm từ bên ngoài.

- Sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc phun thuốc trừ sâu chủ yếu do nam giới làm. Hiện t−ợng vỏ và bao bì HCBVTV sau khi sử dụng vứt ngay trên ruộng hay vứt tại v−ờn nhà thực sự cần phải quan tâm. Nh− vậy cần nâng cao nhận thức cho ng−ời dân, đặc biệt là nam giới, về những tác động gây nguy hại đến sức khoẻ và môi tr−ờng sống do việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật tràn lan và quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không hề có trang bị bảo hộ lao động (có chăng chỉ là một chiếc khăn bịt mặt và khoác một mảnh vải m−a), (Ô 12).

Ô 12: Tôi khoẻ hơn vợ

Cái bình thuốc quá to và quá nặng, bà nhà tôi vác làm sao đ−ợc. Với lại thuốc trừ sâu rất độc. Ngộ nhỡ thế nào thì chết. Tôi khoẻ hơn bà ấy mà.

Vấn đề giới trong bảo vệ môi trờng

- Thu gom, xử lý rác sinh hoạt.

Rác sinh hoạt th−ờng đ−ợc tự xử lý tại v−ờn - tự tiêu hoặc một số rác khó tiêu thì đốt, rồi lấp ở đâu đấy trong v−ờn nhà. Phụ nữ th−ờng làm những công việc lặt vặt này.

Về vệ sinh công cộng đ−ờng làng ngõ xóm, ng−ời dân th−ờng rất có ý thức, các hộ gia đình cử ng−ời ra làm vệ sinh chung và cũng th−ờng là phụ nữ tham gia hoạt động này. Đ−ờng làng, ngõ xóm th−ờng sạch sẽ.

- Khai thác và bảo vệ nguồn n−ớc sinh hoạt.

Các hộ gia đình trung du th−ờng sử dụng n−ớc giếng đào. Cứ mỗi năm làm sạch giếng một lần, th−ờng ng−ời chồng chỉ huy việc khơi trong và làm sạch n−ớc giếng và tạo nguồn n−ớc dồi dào hơn. N−ớc giếng ở một số hộ gia đình có màu đỏ của sắt. Các gia đình làm sạch n−ớc bằng cách đánh phèn.

Mặc dù vậy, các hộ gia đình ít khi kêu ca phàn nàn về chất l−ợng và số l−ợng nguồn n−ớc.

- Vệ sinh chuồng trại gia súc.

Việc chăn nuôi đại đa số là phụ nữ làm nh−ng việc quyết định mua giống gì, nuôi con gì và mở rộng quy mô sản xuất thì nam giới lại đóng vai trò chính. Ngoài ra, ng−ời phụ nữ chỉ đ−ợc quyết định bán gia cầm, còn khi bán gia súc nh− trâu, bò, lợn thì hoặc là cả hai cùng bàn bạc hoặc nam giới là ng−ời quyết định bán.

Về vấn đề chuồng trại, ng−ời nông dân cũng ch−a chú ý đến. Họ chỉ xây dựng chuồng trại sao cho thuận tiện quá trình sản xuất mà ch−a hề quan tâm đến sự ảnh h−ởng môi tr−ờng. Tuy nhiên, vệ sinh chuồng trại t−ơng đối sạch sẽ, chủ yếu do phụ nữ đảm nhiệm.

Ngoài việc sử dụng phân hoá học, phân hữu cơ tổng hợp, phân chuồng đóng vai trò là nguồn cung cấp chất dinh d−ỡng cho cây trồng chủ yếu ở trong thôn. Công việc sử dụng và ủ phân gia súc đều đ−ợc thực hiện bởi cả nam giới và nữ giới. Ai rỗi thì ng−ời đó làm.

Vấn đề giới trong việc lập quyết định về sử dụng tài nguyên.

Lãnh đạo làng xã trung du vẫn chủ yếu là nam giới (ví dụ xã Ngọc Quan: 72%). Nữ giới chủ yếu lãnh đạo phụ nữ (cán bộ Hội phụ nữ). Trình độ học vấn của nhân dân vùng trung du th−ờng cao, đa số tốt nghiệp trung học cơ sở. Nhân dân cũng ít phân biệt cho con trai hay con gái đi học, th−ờng con nào có khả năng học thì đ−ợc đi học (bảng 19).

Bảng 19. Vấn đề giới trong lãnh đạo và giáo dục - xã Ngọc Quan, Đoan Hùng, Phú Thọ

N0 Lĩnh vực quản lý Số nam % Số nữ %

1 Cán bộ lãnh đạo từ cấp thôn trở lên 8 72 3 28

2 Lao động phổ thông (từ 16 tuổi trở lên) 150 37,5 200 62,5

3 Lao động kỹ thuật 10 50 10 50

4 Số ng−ời mù chữ (từ 16 tuổi trở lên) 0 0 0 0

5 Số trẻ em (nhỏ hơn hay bằng 15 tuổi đang đi học)

40 50,63 39 49,37

6 Số trẻ em (nhỏ hơn hay bằng 15 tuổi không đi học)

0 0 0 0

7 Ng−ời già trên 60 tuổi 22 40,7 32 59,3

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong sử dụng quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tại các vùng sinh thái đặc trưng (Trang 37 - 42)