Dự báo biến động về vai trò giới trong sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi tr−ờng

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong sử dụng quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tại các vùng sinh thái đặc trưng (Trang 44 - 45)

- Phỏng vấn chị Bùi Thị Quy, Giao Lâm, Giao Thuỷ, Nam Định.

3.Dự báo biến động về vai trò giới trong sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi tr−ờng

Hiện nay 70% ng−ời dân nông thôn sống dựa vào nông nghiệp và lao động trong nông nghiệp chiếm 72% là lực l−ợng lao động nữ (Nguyễn Nhật Tuyên, 1997 [28]). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ ở nông thôn Việt Nam tr−ớc đây nhiều khi không đ−ợc nhìn nhận nh− những ng−ời nông dân và chỉ có ng−ời đàn ông trong gia đình là nông dân thực thụ vì phụ nữ chỉ làm những việc nhẹ trong khi nam giới phải làm hết các việc nặng. Thời kỳ kinh tế tập thể và hợp tác xã sau chiến tranh đã góp phần làm quan niệm này trở nên phổ biến hơn. Sau khi hộ gia đình đ−ợc thừa nhận nh−

một thành phần kinh tế thì lao động của phụ nữ trong nông nghiệp càng tăng lên.

Tuy vậy trong lĩnh vực nông nghiệp, sự vắng mặt của phụ nữ trong các chính sách nông nghiệp ở quy mô toàn quốc hay địa ph−ơng đều vẫn còn phổ biến (UNDP, 1995 [29]). Những cải tiến trong nông nghiệp hầu nh− chỉ đ−ợc giới thiệu cho nam giới vì họ là ng−ời đại diện cho gia đình đi dự các khoá tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi do Nhà n−ớc tổ chức. Những kiến thức của phụ nữ chủ yếu là học hỏi từ hàng xóm, chồng và những ng−ời khác trong gia đình và rất ít đ−ợc học từ các lớp tập huấn. Tỷ lệ biết chữ của phụ nữ cũng thấp hơn của nam giới. Nh− vậy nam giới có đ−ợc nhiều thông tin mới và có khả năng quyết định về các vấn đề nh− con giống, thời vụ, phân công lao động...

Thực chất vấn đề giới ở nông thôn Việt Nam đồng thời bị quyết định bởi 2 yếu tố cơ bản:

- Trình độ phát triển kinh tế hộ gia đình và cộng đồng. Theo đà công nghiệp hoá và đô thị hoá, vấn đề giới sẽ tự điều chỉnh theo h−ớng nâng cao vai trò và vị thế của ng−ời phụ nữ. Một khi số l−ợng con sinh ra ít hơn, điều kiện sống đỡ cực nhọc hơn, phụ nữ sẽ có điều kiện hơn trong học tập, giao tiếp và thể hiện khả năng trong cộng đồng và xã hội. Quá trình tự thân này sẽ nhanh hơn vì chính sách của nhà n−ớc về bình đẳng giới sẽ đi vào cuộc sống dễ dàng hơn.

- Tàn d− của t− t−ởng phong kiến trong nhận thức, hành vi, lối sống của con ng−ời và cộng đồng. Nơi nào mà những tàn d− này đ−ợc nhận diện thì những quan niệm lạc hậu coi nam hơn nữ sẽ bị loại bỏ để thay bằng cách ứng xử dân chủ và bình đẳng.

N−ớc ta về cơ bản sẽ trở thành một n−ớc công nghiệp vào năm 2020 (tinh thần của Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX). Công nghiệp hoá, hiện đại hóa, xoá đói giảm nghèo là cơ sở cơ bản để cải thiện vấn đề giới. Nơi nào 3 quá trình kinh tế-xã hội trên có tốc độ cao hơn, nơi đó sẽ bình đẳng giới nhanh hơn. Nói cách khác, bình đẳng giới vừa là hệ quả, vừa là nguyên nhân của cuộc cách mạng xã hội theo h−ớng xoá đói nghèo, công nghiệp hoá và hiện đại hóa. Nơi nào còn nghèo đói, còn sử dụng tài nguyên ở dạng đơn giản của một không gian nông nghiệp năng suất thấp thì không thể có bình đẳng giới.

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong sử dụng quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tại các vùng sinh thái đặc trưng (Trang 44 - 45)