ph−ơng thức sản xuất hàng hoá và trang trại
Bắt đầu từ thời kỳ đổi mới (1996)
Hiện nay mới xuất hiện lẻ tẻ Bắt đầu từ khi khai phá (thế kỷ 17) 10 Đặc tính cộng đồng Cộng đồng bắt đầu mở rộng đi kèm ph−ơng thức sản xuất hàng hoá. Dân tộc: Kinh Chủ yếu là cộng đồng nhỏ, khép kín, quan hệ tông tộc mạnh mẽ Dân tộc: Kinh, Chăm
Cộng đồng mở Dân tộc: Kinh, Khơme, Hoa, Chăm
Các vùng nông thôn đồng bằng Việt Nam chủ yếu là vùng nông nghiệp trồng lúa. Những biến động tài nguyên lớn nhất trong những năm gần đây là biến động về đất đai do 2 quá trình chính:
- Chuyển đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu chế xuất. Quá trình này chủ yếu xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và một số nơi ở đồng bằng miền Trung.
- Tập trung đất đai để thành lập các trang trại nông nghiệp. Quá trình này chủ yếu xảy ra ở đồng bằng Nam Bộ.
Cả hai quá trình đều dẫn đến hiện t−ợng là ngày càng có nhiều nông dân thiếu hoặc không có đất sản xuất. Nhà n−ớc đã thực hiện nhiều chính sách chuyển đổi nghề nghiệp hoặc tái định c− để thay đổi chỗ ở hoặc nghề nghiệp cho nhóm nông dân này. Vấn đề là những ng−ời nông dân không có đất sản xuất nông nghiệp có thích ứng kịp thời với những thay đổi này hay không. Để thích ứng kịp, ng−ời nông dân cần 3 điều kiện:
1. Kinh phí để học nghề và tổ chức sản xuất tại chỗ ở nếu không xin đ−ợc việc làm mới.
2. Vốn học vấn đủ để học nghề và khả năng tiếp thu nghề mới.
3. Tổ chức nghiệp đoàn, hiệp hội nghề mới để giúp nhau làm ăn và tìm kiếm thị tr−ờng.
Điều kiện thứ nhất về cơ bản đ−ợc sự tài trợ khi nông dân chuyển quyền sử dụng đất cho Nhà n−ớc hoặc doanh nghiệp. 2 điều kiện sau chủ yếu phụ thuộc vào ng−ời nông dân chuyển đổi. Đây là hai vấn đề khó khăn, nhất là đối với các hộ nông dân không có nghề phụ, nhiều đời nay chỉ có mỗi kho kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp (bảng 15).
Những vấn đề giới trong sử dụng và quản lý tài nguyên, bảo vệ môi tr−ờng vùng nông thôn đồng bằng không thể không tính đến xu thế biến động này.
Bảng 15. Tình trạng diện tích đất nông nghiệp cả n−ớc trong thời gian 16 năm (1973 - 1999)
TT Tiêu chí Tình trạng
1 Quy mô đất nông nghiệp/1hộ Giảm 41%
2 Diện tích đất nông nghiệp/1 ng−ời Giảm 44,2%
3 Diện tích đất nông nghiệp bình quân/1 hộ (1999) Còn 4.143m2
4 Diện tích đất nông nghiệp bình quân/1 ng−ời (1999)
Riêng ĐB Bắc bộ và miền Trung
Còn 869m2
Còn 500m2
5 Số mảnh đất nông nghiệp/1 hộ 10 mảnh
6 Diện tích trung bình mỗi mảnh ở ĐB Bắc bộ 50 - 80m2
Bảng 15 cho thấy khi khởi đầu công nghiệp hoá, quỹ tài nguyên cơ bản (đất nông nghiệp) ở nông thôn đồng bằng n−ớc ta tiến đến cạn kiệt, ng−ời đông hơn, ruộng đất hẹp hơn, manh mún hơn (Hoàng Bá Thịnh, 2002 [10]).
5.2. Vấn đề giới trong sử dụng, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi tr−ờng nông thôn đồng bằng. thôn đồng bằng.
• Trong lĩnh vực sử dụng và quản lý tài nguyên
Tài nguyên cơ bản ở nông thôn là đất nông nghiệp (đất lúa, đất màu hoặc đất trồng cây ăn quả). Do đặc điểm lịch sử và văn hoá lâu đời ở n−ớc ta, phụ nữ nông thôn hiện nay vẫn giữ vai trò trụ cột trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do quỹ đất đai khác nhau giữa đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ, sự tham gia của mỗi giới vào lĩnh vực sử dụng tài nguyên nông thôn, bên cạnh những nét t−ơng đồng còn có những nét khác biệt giữa 2 khu vực.
- Những nét giống nhau: Phụ nữ tham gia chính ở các công việc đòi hỏi bền bỉ, khéo léo, tốn thời gian nh− cấy lúa, sạ, dặm, làm cỏ, thu hoạch, sau thu hoạch, chăn nuôi, bán sản phẩm. Nam giới tham gia chính ở các khâu độc hại và tốn sức nh− làm đất, phun thuốc bảo vệ thực vật và khâu thu hoạch, thời gian còn lại họ đầu t− sức lực vào sửa chữa nhà cửa, chăm bón cây ăn trái, đánh bắt thủy sản (một nghề t−ơng đ−ơng với nghề đi săn ở miền núi).
- Những nét khác nhau: ở đồng bằng Bắc bộ, do ruộng đất ít, thời gian nông nhàn nhiều, nên đàn ông th−ờng rời quê h−ơng đi làm ăn xa kiếm tiền, phụ nữ ở nhà hầu nh− phải lo toàn bộ công việc, kể cả những công việc do đàn ông bỏ lại nh− làm
đất, sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật. Trái lại, ở đồng bằng Nam bộ, do ruộng đất nhiều, đàn ông đa phần ở nhà sản xuất. Ngoài những công việc nh− làm đất hay phun thuốc bảo vệ thực vật, họ còn chia sẻ với vợ nhiều công việc đồng áng khác nh− thu hoạch, sau thu hoạch, chăm sóc cây ăn trái, nuôi tôm cá... (bảng 16).
Rõ ràng việc phân công lao động trong việc sử dụng tài nguyên và kinh tế hộ gia đình không phải là ý muốn của mỗi giới khiến cho phụ nữ bị đẩy vào chỗ đầu tắt mặt tối, mà chính là sự phân công sao cho mỗi giới đều đem lại hiệu quả cao nhất cho gia đình của họ.
Một số nghiên cứu [5, 9, 10, 17] cho rằng ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ, nam giới bỏ đi làm ăn xa, để lại toàn bộ công việc đồng áng nhà cửa cho vợ và coi đó là sự bất bình đẳng vô cùng tận. Phải nói rằng nhận xét đó là đúng khi không tính đến những nỗi vất vả cũng không kém của những bậc nam nhi phải tham gia vào chợ lao động tự do ở đầu đ−ờng tại các thành phố lớn, phải đi sơn tràng, thợ nề, thợ mộc, đào đãi vàng... cuộc sống gia đình đ−ợc xây dựng trên tình th−ơng yêu của 2 vợ chồng, chắc hẳn có rất ít ng−ời không muốn gánh vác sự khó nhọc để cho ng−ời mình th−ơng yêu đ−ợc chút ít nhàn hạ. Sự phân công lao động trong cảnh còn nghèo khó là sự phân công nghiệt ngã của cuộc sống mà phụ nữ hay nam giới nông thôn nghèo đều phải ăn cay uống đắng một cách bình đẳng.
Bảng 16. Phân công lao động trong kinh tế hộ ở đồng bằng Nam bộ
TT Loại công việc Số nam tham gia
(%) Số nữ tham gia Số nữ tham gia (%) 1 Làm đất 83,7 15,6 2 Cấy lúa, sạ, dặm 15,9 84,3 3 Làm cỏ 25,4 96,8 4 Phun thuốc BVTV 95,3 6,2 5 Thu hoạch 75,7 72,4
6 Sau thu hoạch 75,1 93,2
7 Chăn nuôi 24,5 87,6
8 Chăm bón cây ăn trái 19,5 72,4
9 Bán sản phẩm 24,2 65,5
ở đồng bằng Bắc bộ, khi con cái đã lớn hoặc thu xếp đ−ợc gia đình, khi nông nhàn, ngay phụ nữ nông thôn cũng ra thành phố bán hàng rong, làm thuê, giúp việc nhà... Họ lao động không chính thức với tiền công rẻ mạt, cuộc sống đạm bạc và tạm bợ, một số bị lợi dụng tình dục... Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về hiện t−ợng xã hội này với sự cảm th−ơng sâu sắc dành cho phụ nữ. Tuy vậy ch−a có công trình nào nghiên cứu và cũng ch−a có sự cảm th−ơng nào đúng tầm dành cho những nam nông dân cùng cảnh ngộ trên. Rõ ràng một số nghiên cứu xã hội học về giới ở nông thôn đã không có cái nhìn toàn diện và hợp lý, khi cố gắng hiểu về giới này thì lại bỏ qua giới kia. Trích dẫn sau đây là một ví dụ (Ô 10).
Ô 10: Lời than của thôn nữ
ở Giao Thịnh, lực l−ợng lao động nông nghiệp chủ yếu là phụ nữ. Một năm hai vụ lúa, hầu hết đều do phụ nữ lo toan. Nam giới bây giờ đi đãi vàng, hoặc làm thuê các nơi... Nói chung, chị em phải làm tới 90% công việc đồng áng. Phải chăng phụ nữ phải làm mọi việc vì đó là những công việc tốn thời gian lại ít thu nhập, đàn ông ngại làm, bỏ lại cho phụ nữ lo?
Phỏng vấn chị Nguyễn Thị T, cán bộ xã Giao Thịnh, huyện Giao Thuỷ, Nam Định. Nguồn: Nguyễn Thị Kim Hoa, 2000 [17]
Nông thôn Nam bộ có diện tích đất nông nghiệp trên đầu ng−ời gấp 3 lần đồng bằng Bắc bộ (1729m2 so với 591m2) [17]. Hiện t−ợng chuyển nh−ợng để tích tụ đất vào các trang trại nông nghiệp này càng phổ biến. Số hộ nông dân sản xuất hàng hoá ngày càng tăng. ở khu vực này, 3 nghề trồng lúa, trồng màu và làm v−ờn đều thu hút tỷ lệ lao động nam giới rất cao (lần l−ợt từng nghề trên là 63%, 67,56% và 58,62%) [17]. Đàn ông Nam bộ đảm nhận chính việc sản xuất nông nghiệp, phụ nữ tập trung lo việc nhà, phụ giúp nam giới hoặc ra đô thị làm thuê.
Phân công lao động trong sử dụng tài nguyên nông thôn là: Nam nông dân chủ yếu lo những việc có thể kiếm ra tiền và những việc nặng nhọc, nữ nông dân lo việc nhà cửa, gia đình, mua bán và làm phụ hoặc thay chồng trong toàn bộ công việc đồng áng nếu nh− những công việc này không cho thu nhập cao.
Vấn đề quản lý tài nguyên nông thôn liên quan đến 2 khía cạnh chủ yếu: Lập kế hoạch sản xuất và quyền quyết định về ngân sách gia đình.
Đối với ngân sách gia đình nông thôn Việt Nam, nhìn chung đều theo cách: phụ nữ là tay hòm chìa khoá, chịu trách nhiệm chi tiêu hàng ngày, nam giới có tiếng nói quyết định khi đầu t− hay chi tiêu những khoản tiền lớn (mặc dù trong khoản này có sự bàn bạc của cả hai vợ chồng). Đặc biệt, những lĩnh vực nh− sửa nhà, xây nhà, mua bán đất, thuê đất... phụ nữ ít khi tham gia (Hoàng Bá Thịnh, 2002 [10]).
ở đồng bằng Bắc bộ, do phụ nữ gắn với nông nghiệp và tỏ ra am hiểu (nhiều khi hơn cả chồng) trong lĩnh vực nông nghiệp, nên họ có tiếng nói quyết định trong các lĩnh vực chọn giống cây trồng, vật nuôi, thời vụ gieo trồng. Nghiên cứu của Hoàng Bá Thịnh [10] cho thấy ng−ời vợ có quyền quyết định cao gấp 3 lần chồng (80,5% so với 23,5%). ở Hoa L− (Ninh Bình), phụ nữ có quyền quyết định cao gấp gần 6 lần nam giới (75,5% so với 13,5%). Phụ nữ khi học vấn càng cao thì họ có quyền quyết định càng lớn (73,9% - cấp III; 17,2% - cấp II so với nam giới có tỷ lệ là 31,7% và 65,9%).
Tuy nhiên, tình hình trên sẽ khác hẳn khi hoạt động nông nghiệp hàng hoá hoặc phi nông nghiệp trong nền kinh tế thị tr−ờng dần dần phát triển trong khu vực nông thôn. Trong lĩnh vực chuyển đổi sản xuất (ví dụ từ trồng lúa sang nuôi cá, từ trồng màu sang trồng cây ăn quả...). ở mọi trình độ học vấn của cả chồng lẫn vợ, ng−ời chồng vẫn có quyết định chính trong sử dụng vốn để chuyển đổi hay mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Phụ nữ thừa nhận sự tham gia của chồng ở lĩnh vực này nhiều hơn họ. Điều này chứng tỏ trong cơ chế chuyển đôi sản xuất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, từ nông nghiệp tự túc sang nông nghiệp hàng hoá, nam nông dân tỏ ra năng động hơn, dám làm và làm hiệu quả hơn và đ−ợc vợ tín nhiệm hơn (Ô 11).
Ô 11: Tôi uỷ quyền cho chồng
Ng−ời quyết định chính trong mở rộng sản xuất kinh doanh là chồng tôi, anh ấy nhận định về giá cả thị tr−ờng sát và sáng tạo hơn tôi, lại cần cù chịu khó. Các quyết định của anh ấy lâu nay ch−a có gì sai phạm lớn nên tôi hoàn toàn uỷ quyền cho chồng tôi.