Về phân công lao động, sử dụng và khai thác tài nguyên.

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong sử dụng quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tại các vùng sinh thái đặc trưng (Trang 43)

- Phỏng vấn chị Bùi Thị Quy, Giao Lâm, Giao Thuỷ, Nam Định.

1.Về phân công lao động, sử dụng và khai thác tài nguyên.

Mặc dù kinh tế nông thôn Việt Nam đang tăng tr−ởng liên tục qua mỗi năm, nh−ng vấn đề nghèo đói vẫn còn là một thách thức. Với nhiều vùng nông thôn rộng lớn của chúng ta, năng suất thấp, còn phụ thuộc vào thiên nhiên, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn cao khiến cho xoá đói giảm nghèo là mục tiêu tối th−ợng của kinh tế hộ. Trong bối cảnh đó, phân công lao động theo giới nhằm phát huy cao độ hiệu quả đóng góp mỗi giới trong kinh tế hộ gia đình. Sự phân công này không xuất phát từ việc muốn hay không muốn của mỗi giới mà đó là thực tại khách quan. Nhìn chung, sự phân công th−ờng là: nam giới đảm nhiệm các công việc nặng nhọc, độc hại, các công việc của cộng đồng hay làng xã; nữ giới đảm nhiệm các việc đòi hỏi cần mẫn, tốn thời gian, các công việc của gia đình, chăm sóc con cái và ng−ời già. Phụ nữ gây ảnh h−ởng lên quyết định xã hội của chồng phía sau hậu tr−ờng chứ ít khi thích quyết định trực tiếp. "Buông rèm nhiếp chính" là chiều sâu trong hệ thống chính trị làng xã mà các nghiên cứu xã hội học về giới ch−a bao giờ làm rõ.

Trong thực tại đó chúng ta vẫn phát hiện đ−ợc những bất hợp lý:

- Bất hợp lý do ảnh h−ởng của t− t−ởng của thời phong kiến - một ph−ơng thức sản xuất lạc hậu - còn tồn tại dai dẳng ở các làng bản Việt Nam. Nơi nào chịu ảnh h−ởng nặng của Nho giáo, nơi đó còn tiếp tục ràng buộc phụ nữ vào vị thế phụ thuộc nam giới: trong quyền sử dụng tài nguyên (đất, rừng), trong quyết định ngân sách gia đình, trong quyền sở hữu những tài sản và công cụ sản xuất có giá trị, trong quyết định các công việc của cộng đồng làng xã, trong việc đ−ợc học hành đào tạo...

- Bất hợp lý khi mà nền kinh tế nông thôn đang chuyển dần sang sản xuất hàng hoá và phi nông nghiệp, ph−ơng thức sản xuất mới đã xuất hiện, đòi hỏi phụ nữ cần phải tham gia quản lý sản xuất, quản lý xã hội nhiều hơn thì phụ nữ lại ch−a thực sự sẵn sàng do thiếu năng lực, do thiếu tự tin và do tập quán. Những hộ gia đình có chồng công tác xa, goá chồng hoặc độc thân, phụ nữ hoàn toàn có thể phát huy khả năng của mình không thua kém gì nam giới.

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong sử dụng quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tại các vùng sinh thái đặc trưng (Trang 43)