Nhận xét b−ớc đầu và định h−ớng cải thiện vấn đề giới trong sử dụng, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi tr−ờng vùng nông thôn đồng bằng.

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong sử dụng quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tại các vùng sinh thái đặc trưng (Trang 34 - 35)

- Phỏng vấn chị Bùi Thị Quy, Giao Lâm, Giao Thuỷ, Nam Định.

5.3.Nhận xét b−ớc đầu và định h−ớng cải thiện vấn đề giới trong sử dụng, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi tr−ờng vùng nông thôn đồng bằng.

tài nguyên và bảo vệ môi tr−ờng vùng nông thôn đồng bằng.

• Sự phân công lao động theo giới ở các khu vực nông thôn đồng bằng Việt Nam là kết quả tất yếu của một ph−ơng thức sản xuất từ lâu đời, ph−ơng thức đó đảm bảo mỗi giới phát huy tốt vai trò của mình trong quá trình chung l−ng đấu cật chịu th−ơng chịu khó để đảm bảo sự bền vững của gia đình và cộng đồng. Đó là một sự phân công khách quan và tất yếu của lịch sử sinh tồn: nữ nông dân có vai trò lớn trong công việc đồng áng, quản lý gia đình, chăm sóc con cái, đảm nhiệm các việc c−ờng độ lao động thấp nh−ng đòi hỏi thời gian dài. Nam nông dân có vai trò lớn trong các hoạt động phi nông nghiệp, các quyết định đầu t− chuyển đổi, mở rộng sản xuất kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị tr−ờng, đảm nhiệm các công việc nặng nhọc và độc hại và quan trọng là phải kiếm ra tiền cho chi dùng của gia đình. Trong cuộc chiến đấu để sinh tồn theo mẫu hình văn hoá, truyền thống mà cộng đồng đã lựa chọn, không có giới nào là vất vả hơn giới nào.

Tuy nhiên, vai trò quy định của mỗi giới chỉ có thể là sự mặc định khi phù hợp với ph−ơng thức sản xuất và chế độ xã hội. Trong xã hội nông thôn đồng bằng, còn rất nhiều tàn d− của t− t−ởng phong kiến tồn tại trong lệ làng, trong tập quán bất thành văn, và chính t− t−ởng này quyết định những gì bất bình đẳng trong lĩnh vực sử dụng, quản lý tài nguyên và môi tr−ờng nông thôn. Đó là t− t−ởng trọng nam, khinh nữ trong lĩnh vực sở hữu nhà cửa, đất đai, công cụ sản xuất đắt tiền; đó là sự tự ti của phụ nữ và vai trò hạn chế của họ trong cộng việc làng xã hoặc hoạch định kế hoạch sản xuất, là trình độ học vấn thấp hơn nam giới...

Khi nền kinh tế nông thôn chuyển đổi do quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá, khi vai trò của khoa học - công nghệ dần dần nâng cao trong nông nghiệp, thì vai trò giới vốn phù hợp với môi tr−ờng sản xuất nông nghiệp năng suất thấp, sẽ lại trở thành lạc hậu khi sản xuất hàng hoá chất l−ợng cao và thành phẩm kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn tăng lên. Những khác việt về vai trò giới trong nông thôn ở đồng bằng Nam bộ - nơi có nền nông nghiệp hàng hoá từ thế kỷ 17 - so với đồng bằng Bắc bộ đã chứng minh cho điều này.

• Rõ ràng, với vai trò lớn trong sản xuất nông nghiệp và chăm sóc gia đình, vai trò phụ nữ nông dân trong bảo vệ môi tr−ờng nông thôn đồng bằng là rất lớn và nhiều nơi mang tính chất quyết định. Vì thế, tăng c−ờng năng lực cho phụ nữ nông dân và tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia vào bảo vệ môi tr−ờng là giải pháp hữu hiệu nhất trong bảo vệ môi tr−ờng nông thôn, đặc biệt là khi công nghiệp hoá và đô thị hoá nông thôn đang tăng tốc trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong sử dụng quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tại các vùng sinh thái đặc trưng (Trang 34 - 35)