Nhận xét b−ớc đầu và định h−ớng cải thiện vấn đề giới trong sử dụng, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi tr−ờng khu vực nông thôn miền núi.

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong sử dụng quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tại các vùng sinh thái đặc trưng (Trang 26 - 27)

tài nguyên và bảo vệ môi tr−ờng khu vực nông thôn miền núi.

• Cuộc sống của đại bộ phận dân c− miền núi, mặc dù đã đ−ợc cải thiện nhiều trong mấy năm gần đây, nh−ng vẫn xoay quanh ng−ỡng nghèo đói. Trong hoàn cảnh sản xuất nông nghiệp vẫn còn năng suất thấp và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, cả 2 giới đều phải gồng mình lên để đảm bảo cuộc sống. Sự phân công vai trò theo giới là sản phẩm của một thiết chế kinh tế xã hội từ lâu đời, lấy sự ổn định của cuộc sống gia đình và cộng đồng làm mục tiêu tối th−ợng. Khi vẫn ch−a thoát khỏi đói nghèo thì sự thay đổi vai trò truyền thống của mỗi giới là điều không thể. Không thể tách ly các mục tiêu về giới với mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Bình đẳng trong lĩnh vực vai trò giới là vấn đề của xã hội phát triển, việc đặt các tiêu chí bình đẳng giới phải đi cùng với phát triển, nếu tách rời, chỉ còn là hình thức. Những ph−ơng pháp nghiên cứu xã hội học sử dụng cho phân tích giới ở nông thôn miền núi hiện nay là không chính xác, nó chỉ phản ánh thời gian lao động mà không phản ánh c−ờng độ lao động, nó chỉ phản ánh quyền lực bề nổi ngoài xã hội mà không phản ánh quyền lực thực tế. Để có đợc cái nhìn về giới đúng đắn hơn, cần phải sử dụng thêm các phơng pháp nghiên cứu dân tộc học, văn hoá học và tâm lý học.

Phụ nữ nông dân miền núi cũng nh− phụ nữ của mọi dân tộc Việt Nam th−ờng là ng−ời giữ gìn truyền thống và văn hoá dân tộc, nhất là khi họ làm vợ và làm mẹ, họ th−ờng thích sự ổn định. Sự ổn định của các hộ gia đình và cộng đồng miền núi dựa trên chính sự "−a ổn định của phụ nữ".

• Bùng nổ dân số, xáo trộn lối sống do di dân và những thay đổi khác liên quan đến chuyển đổi nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá, dịch vụ, đô thị hoá và công

nghiệp hoá đang là sức ép lên vai trò giới truyền thống của các cộng đồng nông dân miền núi. Trong trào l−u chuyển đổi này, với việc ít đ−ợc học hành hơn nam giới, quen sống quẩn quanh trong buôn, bản và ở nhà, phụ nữ nông dân miền núi (trừ các dân tộc mẫu quyền) th−ờng khó theo kịp những đòi hỏi của một xã hội phát triển; và chính điều này càng ngày càng làm họ thua kém và thiệt thòi hơn nam giới nếu nh− không có chính sách phù hợp.

Vì thế, chiến l−ợc tạo quyền cho phụ nữ miền núi còn phải định hớng vào tăng cơ hội đợc giáo dục đào tạo cho phụ nữ, và gắn giáo dục và đào tạo với phát triển kinh tế hộ và cộng đồng. ở xã hội nông thôn miền núi, những kiến thức và lối sống mới vẫn phải đặt trên cơ sở phát triển kinh tế hộ gia đình, theo h−ớng tiếp tục duy trì bản sắc văn hoá và lối sống đẹp trong truyền thống, cái đ−ợc gọi là các "mỹ tục" của các dân tộc. Việc giáo dục, đào tạo và tăng cờng tạo quyền còn thiếu cho mỗi giới phải đi đôi với duy trì bản sắc dân tộc. Chúng ta không mong đợi phát triển sẽ làm cho ng−ời Thái giống nh− ng−ời Kinh hoặc ng−ợc lại. Tuy sự nhất thể hoá có thể làm cho công việc quản lý xã hội đơn giản hơn, cả n−ớc nói một thứ tiếng dễ quản lý hơn nói mấy chục thứ tiếng, tuy nhiên một xã hội lành mạnh và giàu tiềm năng cần phải là một xã hội đa dạng văn hoá, loại tài nguyên quý giá mà chúng ta đang có. Đối với lĩnh vực sử dụng, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi tr−ờng miền núi, vì vậy, cần phát hiện, chọn lọc, sử dụng và bảo tồn đợc nguồn kiến thức bản địa, nhất là nhóm kiến thức phù hợp sinh thái.

Một phần của tài liệu Vấn đề giới trong sử dụng quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tại các vùng sinh thái đặc trưng (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)