Nâng cao nhận thức về rác thải, bảo vệ môi trường chung

Một phần của tài liệu đánh giá nhận thức của người dân đối với dịch vụ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn tam bình huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 60)

- Thông qua việc khảo sát các đáp viên đã đưa ra các kênh thông tin mà theo họ là có hiệu quả nhất để tuyên truyền, cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, dễ hiểu và gần gũi với người dân. Trong đó, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức thông qua kênh tivi/ báo/ loa phát thanh được hầu hết các đáp viên đánh giá cao chiếm 56,7% và thông qua các tuyên truyền viên và tình nguyện viên chiếm khoảng 33,3%. Vì vậy, đây là các kênh thông tin cần được đầu tư đúng mức và thường xuyên nhằm nâng cao nhận thức của người dân về các vấn đề môi trường cũng như vận động họ có hành động tự giác ý thức và tham gia vào các hoạt động môi trường tại khu vực sống cũng như bảo vệ môi trường của nhân loại. Điển hình như việc tăng tần số và thời lượng phát sóng các chương trình về môi trường, các trang web, cơ quan thông tấn báo chí về môi trường cũng như việc tập huấn và tổ chức tuyên truyền cho các tuyên truyền viên/ tình nguyện viên đến người dân thường xuyên hơn. Và việc cung cấp thông tin và tuyên truyền vận động người dân thực hiện bảo vệ môi trường nên được thực hiện thường xuyên ở các khu vực không nên dừng lại ở dạng phong trào và sau đó thì bị lãng quên.

- Bên cạnh đó, việc nhắc nhở, khuyên ngăn hành vi vứt rác bừa bãi của những người xung quanh và tự mỗi người là tấm gương cho người khác noi theo. Vì thế, các cơ quan chức năng và lãnh đạo khu vực cần tổ chức hợp dân, hợp phố thường xuyên nhằm tuyên truyền về đường lối chính sách của chính quyền về bảo vệ môi trường liên quan đến rác thải. Có hình thức xử phạt, cảnh cáo ngăn đe đối với các hành vi vứt rác không đúng qui định. Từ đó có thể áp dụng đặt ra những nội quy giữ gìn vệ sinh chung góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường chung của xã hội.

- Xác định khối lượng rác thải theo chủ nguồn thải; thu phí vệ sinh dựa trên cơ sở khối lượng rác thải tùy theo đối tượng sử dụng, áp dụng theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả”

- Tổ chức chiến dịch dọn vệ sinh đặc biệt là thu gom và xử lý rác thải nhằm mục đích huy động sự tham gia và gắn kết trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường đồng thời góp phần thay đổi thái độ, hành vi của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường.

Chương trình giáo dục nhằm phổ cập các kiến thức cơ bản, các quy định về bảo vệ môi trường nói chung và thu gom, phân loại rác thải nói riêng. Đối tượng cho chương trình giáo dục là giáo viên, học sinh, sinh viên và cán bộ

49

các cấp, các ban, ngành, kể cả cán bộ khối mặt trận tổ quốc. Các chương trình giáo dục bao gồm:

Đưa chương trình giáo dục môi trường vào các cấp học, chương trình cần phải rất cụ thể, phù hợp với từng lứa tuổi.

Các trường học thường xuyên tổ chức các buổi học ngoại khóa về làm sạch môi trường mỗi năm ít nhất 2 lần.

Thường xuyên mở các lớp tập huấn dành cho cán bộ từ cấp ấp trở lên về công tác nhận thức, hành động và tuyên truyền. Phải coi kiến thức về công tác môi trường là một tiêu chí đánh giá năng lực cán bộ.

 Trong các buổi họp tổ, ấp dân phố chính quyền địa phương sẽ cung cấp thông tin, hướng dẫn cho người dân về việc phân loại rác thải, hướng dẫn phân loại đơn giản chỉ bao gồm rác vô cơ, rác hữu cơ và rác có thể tái chế để người dân biết cách tự phân loại và đựng rác hữu cơ, vô cơ bỏ đi thành 2 phần riêng biệt. Đưa ra những mặt lợi ích của phân loại rác tại nhà như: thu nhập thêm từ bán phế liệu, có thể tái sử dụng lại đồ nhựa tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó sẽ tổ chức 1 chuỗi các hoạt động thích hợp cho từng loạt nhóm rác thải bao gồm:

Đối với rác thải phế liệu có thể tái chế: Sau giai đoạn hướng dẫn cách thức phân loại rác, chính quyền địa phương khởi xướng, tổ chức chiến dịch thu gom, mua lại phế liệu cho rác tái chế vào những khoảng thời gian định kỳ. Cách thức thực hiện, thông qua liên kết chủ vựa phế liệu và các chương trình thanh niên, học sinh xung kích; chính quyền sẽ chịu chi phí thu mua, mức giá mua theo giá thị trường hoặc cao hơn không nhiều, sau đó bán lại cho các đơn vị thu mua.

Đối với rác hữu cơ: Ngoài việc giới thiệu đến người dân những mặt lợi ích cho gia đình và cho môi trường chung từ việc tham gia mô hình thu gom, xử lý rác thải, sẽ hướng dẫn những phương pháp xử lý rác phù hợp, đúng phương pháp. Đồng thời khuyến khích người dân tận dụng rác hữu cơ để làm phân hữu cơ để tiết kiệm chi phí phân từ phân hoặc tạo lợi ích trong mua bán phân hữu cơ.

Đối với rác vô cơ: Những loại rác khó phân hủy nhưng không thể tái chế. Một là hướng dẫn người dân tham gia mô hình thu gom, xử lý rác để được thu gom lượng rác vô cơ này, không cần lo lắng về phương pháp gia đình áp dụng đề tự xử lý. Hai là hướng dẫn hộ gia đình phương pháp xử lý rác phù hợp, đúng phương pháp tránh gây tình trạng ô nhiễm môi trường và khuyến khích gia đình nên tận dụng lại những vật dụng có thể để tránh phát sinh thêm lượng rác thải cũng như tiết kiệm chi phí cho gia đình.

50

Một phần của tài liệu đánh giá nhận thức của người dân đối với dịch vụ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn tam bình huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)