Nguyên nhân gây ra sự gia tăng rác thải và ô nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu đánh giá nhận thức của người dân đối với dịch vụ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn tam bình huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 44)

Nguồn: Từ kết quả điều tra thực tế 2014

Hình 4.6: Nguyên nhân gây ra sự gia tăng rác thải và ô nhiễm môi trường Sự thiếu thức của con người là nguyên nhân gây ra gia tăng rác thải từ đó dẫn đến ô nhiễm môi trường, qua cuộc điều tra 60 hộ gia đình thì đã có 28 hộ (chiếm 46,7%) nhận thấy rằng nguyên nhân lớn nhất gây ra sự gia tăng rác thải là sự kém ý thức của con người, đây cũng là nguyên nhân dễ thấy nhất từ hoạt động sống của con người xung quanh mỗi chúng ta. Kế tiếp là phát triển kinh tế chiếm 31,7%, nền kinh tế càng ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu của người dân ngày càng cao, vì vậy lượng rác thải thải ra ngày một nhiều. Vấn đề gia tăng dân số chiếm 13,3% trong tổng số mẫu quan sát, còn lại là sự phân bố dân cư chiếm tỷ trọng 8,3% và không ảnh hưởng nhiều.

33

4.2.3 Mức độ ảnh hưởng của rác thải đến môi trường và cảnh quan ở địa phương

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra thực tế 2014

Hình 4.7: Mức độ ảnh hưởng của rác thải đến môi trường cảnh quan ở địa phương

Kết quả điều tra thực tế thuộc 4 khóm của thị trấn Tam Bình thì hầu hết cảnh quan môi trường xung quanh đây tốt, mức độ ảnh hưởng của rác thải không nhiều. Mức độ ô nhiễm trầm trọng chỉ chiếm 1,7% trong tổng số và nguyên nhân là do ở khu vực gần trường học lượng rác xả thải hằng ngày tương đối nhiều gây mất vẻ mĩ quan và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Mức độ sạch và vừa phải chiếm tỉ trọng khá cao lần lượt là 53,3% và 45%. Nhìn chung thì môi trường cảnh quan ở khu vực này được người dân đánh giá khá cao và tương đối tốt.

4.2.4 Nhận thức của người dân về lợi ích của rác thải

Rác thải là những vật thừa thải nó có nhiều tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người và nguy hại hơn nữa là ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh con người chúng ta. Hàng ngày lượng rác thải sinh hoạt do người dân thải ra rất lớn nếu không thu gom xử lý thì mức ảnh hưởng còn nguy hiểm hơn nữa. Bên cạnh đó, ngoài những nguy hại của rác thải nếu chúng ta biết tận dụng chúng thì chúng sẽ trở nên có ích. Qua cuộc phỏng vấn đã có nhiều ý kiến khác nhau về lợi ích của rác thải mà đáp viên đã biết đến được minh họa bằng hình dưới đây:

34

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra thực tế 2014

Hình 4.8 : Nhận thức của người dân về lợi ích của rác thải Làm phân bón cho cây trồng là lợi ích từ rác thải mà đáp viên thường xuyên biết đến ở thị trấn Tam Bình (chiếm 46,67%), kế tiếp là phế phẩm được tái chế và sử dụng (chiếm 35%). Nhìn chung thì người dân hiểu và biết được những lợi ích của rác thải, góp phần cải thiện được môi trường, hạn chế lượng rác thải phát sinh.

4.2.5 Nhận thức của người dân về tác hại của rác thải

Rác thải gây ra tác hại lớn nhất là mất vẻ mĩ quan, mất vệ sinh môi trường xung quanh chiếm 48,3% trong tổng số quan sát, tiếp theo là phát sinh dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe con người chiếm 28,3%. Còn lại 11,7% là làm thay đổi khí hậu và thể hiện con người thiếu nếp sống văn hóa văn minh có tỷ trọng bằng nhau đều do rác thải gây ra.

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra thực tế 2014

35

4.2.6 Đánh giá mức độ quan trọng của việc thu gom và xử lý rác thải tại khu vực mà đáp viên đang sinh sống tại khu vực mà đáp viên đang sinh sống

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra thực tế 2014

Hình 4.10: Nhận thức của người dân về mức độ quan trọng của việc thu gom và xử lý rác thải

Ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt không phải là một đề tài mới được nêu ra để gây sự chú ý cho xã hội, mà nó là một vấn đề cần được sự quan tâm của cả cộng đồng về tình trạng xả rác bừa bãi, ảnh hưởng không chỉ đến môi trường, làm mất vẻ mỹ quan đô thị mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Qua cuộc khảo sát nhận thức của người dân thì hầu hết nhận thức của người dân ở nơi đây rất tốt, 55% hộ gia đình cho rằng việc thu gom và xử lý rác thải là rất quan trọng, 45% còn lại là quan trọng. Cuộc sống của người dân thuộc địa bàn thị trấn Tam Bình có ý thức rất tốt do người dân ở đây hàng ngày tiếp xúc thường xuyên với các ngành nghề buôn bán kinh doanh nên thấy rõ thành phần và khối lượng của rác thải từ các hoạt động sản xuất buôn bán thải ra, vì thế người dân nhìn nhận và ý thức rất tốt về việc này.

4.2.7 Sự cần thiết của việc xử lý rác thải sinh hoạt

65%

35% Rất cần thiết

Cần Thiết

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra 2014

Hình 4.11: Nhận thức của người dân về mức độ cần thiết xử lý rác thải Hình trên chúng ta thấy và khẳng định được rằng nhận thức của người dân về việc xử lý rác thải là rất tốt. Mức độ cần thiết và rất cần thiết chiếm tỉ trọng rất cao, và không có người nào cho rằng việc xử lý rác thải là không cần thiết

36

hoặc hoàn toàn không cần thiết. Tỉ lệ về mức độ rất cần thiết chiếm 65% như cho thấy rằng những người dân sống ở đây hầu hết đều quan tâm và hiểu biết rất rõ về sự nguy hại của rác thải.

Bên cạnh việc hiểu biết về mức độ cần thiết xử lý rác thải của người dân ở địa bàn thị trấn Tam Bình thì người dân ở đây cũng đề xuất rõ việc loại bỏ và xử lý rác thải ở mỗi gia đình rất cụ thể. Để góp phần bảo vệ môi trường đô thị ở thị trấn thì có 57 trong tổng số 60 hộ gia đình tự đưa ra biện pháp xử lý là cần có xe lấy rác ở mỗi gia đình sau đó tập trung đến nơi có phương tiện xử lý (chiếm tỉ trọng 95%). 3 hộ gia đình còn lại đưa ra biện pháp cần đào hố rác tự hoại ở mỗi gia đình (chiếm 5% còn lại). Việc đưa ra biện pháp xử lý rác thải của người dân đã thể hiện phần nào ý thức và trách nhiệm của con người trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thị trấn Tam Bình.

4.3 HOẠT ĐỘNG THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI CỦA NGƯỜI DÂN DÂN

4.3.1 Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt của người dân

Bảng 4.3: Cách xử lý rác thải sinh hoạt của đáp viên

Cách xử lý rác sinh hoạt hàng ngày Tần số Tỷ lệ (%) Để trước nhà, công nhân vệ sinh đến thu

gom 14 23,3

Để vào thùng rác công cộng 46 76,7

Tổng 60 100

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra 2014

Qua khảo sát từ thực tế, các hộ gia đình khi sử dụng rác thải sinh hoạt thì có 76,7% người dân để trước nhà công nhân vệ sinh đến thu gom và 23,3% người dân chịu khó mang ra để vào thùng rác công cộng. Qua đó thấy được người dân có ý thức trong vấn đề bảo vệ môi trường và có cách xử lý hợp lý để hạn chế rác thải bốc mùi hôi, đồng thời giúp cho hợp tác xã thu gom rác một cách dễ dàng để bảo vệ đô thị đạt vẻ mỹ quan hơn.

4.3.2 Tình hình thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Tam Bình thị trấn Tam Bình

Tiền phí dịch vụ thu gom

Bảng 4.4: Tiền phí dịch vụ thu gom

Tiền phí thu gom Tần số Tỷ lệ % 10.000 VNĐ 59 98,3 40.000 VNĐ 1 1,7

37

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra thực tế 2014

Trong Luật bảo vệ môi trường năm 2005 có qui định về phí bảo vệ môi trường và qui định về quỹ bảo vệ môi trường. Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong đó có các qui định về phí vệ sinh như sau:

+ Đối với các cá nhân, hộ gia đình, mức thu tối đa không quá 3.000 đồng/người/tháng hoặc không quá 20.000 đồng/hộ/tháng.

+ Đối với các hộ kinh doanh buôn bán nhỏ, trường học, nhà trẻ, trụ sở làm việc của các doanh nghiệp, cơ quan hành chính, sự nghiệp, mức thu tối đa không quá 100.000 đồng/đơn vị/tháng.

Kết quả khảo sát thực tế cho thấy tỉ lệ tiền phí thu gom rác thải 10.000 đồng/ tháng là 98,3% còn lại 1,7% là phải đóng 40.000 đồng/tháng do thuộc hộ kinh doanh sản xuất. Việc thu phí của từng khóm sẽ chi trả cho hợp tác xã sau mỗi tháng và dựa vào quy định của pháp luật để thu mức phí.

Số lần thu gom rác thải

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra 2014

Hình 4.12: Số lần định kỳ thu gom rác thải ở gia đình đáp viên Kết quả điều tra cho thấy trong tổng số 60 hộ gia đình được phỏng vấn thì có 54 hộ cho biết rằng thời gian thu gom của xe lấy rác là hàng ngày (chiếm 90%), còn lại 10% (6 hộ) được xe lấy rác lấy vào hàng tuần với số lần 2 lần/ tuần do ở những hộ này để rác vào thùng rác công cộng và đoạn đường hẹp nên xe tải lớn không tiện vào lấy rác ở mức độ hàng ngày.

38

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra 2014

Hình 4.13: Thời gian thu gom rác thải sinh hoạt của hộ gia đình Kết quả điều tra thực tế cho thấy thời gian thu gom rác thải chủ yếu là buổi sáng và buổi tối, xe lấy rác lấy vào buổi sáng chiếm 61,6%, lấy rác vào buổi tối chiếm 35%, còn lại 1,7% là tỉ lệ bằng nhau của buổi trưa và buổi chiều. Thời gian thu gom vào buổi sáng và buổi tối là thời gian hợp lý nhất bởi vì lấy rác vào hai buổi này thì không ảnh hưởng nhiều đến đời sống và hoạt động buôn bán của người dân. Theo ý kiến của người dân thì đa số cho rằng thời gian thu gom rác thải của các xe lấy rác là hợp lý.

Phương tiện thu gom rác thải sinh hoạt

Bảng 4.5: Phương tiện thu gom rác thải sinh hoạt

Phương tiện thu gom Tần số Tỉ lệ % Xe tải chuyên đựng

rác 56 93,3

Xe đẩy rác 4 6,7

Tổng 60 100

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra thực tế 2014

Phương tiện thu gom trong tổng số 60 quan sát chủ yếu là xe tải chuyên đựng rác chiếm tỉ trọng 93,3%, xe tải chuyên đựng rác của hợp tác xã lấy rác ở các tuyến đường lớn là chủ yếu còn các đường đal hoặc các tuyến lộ tẻ nhỏ xe không vào được thì hợp tác xã sẽ phân bố xe đẩy rác lấy ở các hộ gia đình và ở các thùng rác công cộng, vì vậy trong số 60 quan sát thì có 4 hộ thuộc khóm 3 nằm trong tuyến đường đal nhỏ nên xe lấy rác ở 4 hộ gia đình này là các xe đẩy rác (chiếm 6,7%).

39

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra thực tế 2014

Hình 4.14: Đánh giá của người dân về hiện trường sau khi thu gom Hiện trường sau khi thu gom được người dân ở đây đánh giá khá cao, sau khi thu gom rất sạch đạt mức 36,7% tỉ lệ, 58,3% được người dân đánh giá hiện trường sau thu gom đạt ở mức tương đối, vì hiện trường vẫn chưa sạch hẳn vẫn còn rơi vãi một vài thứ, còn nước thải ra từ các túi rác gây bốc mùi hôi ảnh hưởng đến người dân rất nhiều, 5% còn lại không sạch vì còn nhiều tuyến đường xe lấy rác đi qua vẫn còn rơi rất nhiều rác ở lại gây ảnh hưởng đến người dân. Nhìn chung mức độ thu gom của các xe lấy rác vẫn đảm bảo tương đối vệ sinh môi trường cho cảnh quan và cuộc sống của người dân nơi đây.

Thái độ của công nhân thu gom rác thải

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra thực tế 2014

Hình 4.15: Thái độ của công nhân thu gom rác thải

Kết quả điều tra thực tế của 60 hộ gia đình trên địa bàn thị trấn Tam Bình cho thấy thái độ cuả công nhân thu gom rác tương đối tốt, 73,3% người dân nhận thấy rằng thái độ của công nhân ở mức độ bình thường không có thái độ, cử chỉ hay hành động gì khiến người dân phiền lòng, 25% người dân đánh giá công nhân có thái độ vui vẻ, cởi mở và gần gũi, chỉ có 1,7% (1 hộ) trong tổng số 60 hộ gia đình cho rằng thái độ của công nhân không tốt vì chưa nhiệt tình trong công tác thu gom. Nhìn chung, đa số người dân đều hài lòng về thái độ của công nhân trong công việc và cử chỉ trong ứng xử, đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân về dịch vụ thu gom của hợp tác xã,

40

song bên cạnh đó hợp tác xã cũng cần đào tạo và huấn luyện công tác tư tưởng của công nhân thu gom để người dân được hài lòng tuyệt đối từ đó tạo nền tảng để công tác thu gom và người dân tham gia dịch vụ được dễ dàng và có hiệu quả hơn.

4.4 TÌNH HÌNH TIẾP CẬN THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN RÁC THẢI CỦA NGƯỜI DÂN CỦA NGƯỜI DÂN

4.4.1 Tình hình tiếp cận thông tin tuyên truyền về rác thải

Để nâng cao nhận thức của người dân về một vấn đề nào đó, thì họ cần được cung cấp đầy đủ thông tin và được hướng dẫn cách thức thực hiện. Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa như hiện nay thì vấn đề thông tin truyền thông ngày càng phát triển và nhanh chóng như tivi, báo đài, mạng, hàng xóm,… Về vấn đề tuyên truyền bảo vệ môi trường liên quan đến rác thải sinh hoạt, hiện nay cũng được phổ biến thông tin thường xuyên nên việc tuyên truyền này được người dân tiếp nhận, nắm bắt và vận dụng thông tin trong người dân khá cao.

Kết quả điều tra thực tế của 60 hộ gia đình có tham gia dịch vụ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Tam Bình thì 100% người dân đều có nhận được thông tin tuyên truyền liên quan đến rác thải, qua đó cho thấy ý thức của người dân rất tốt, biết tìm hiểu, lắng nghe và quan tâm đến những vấn đề góp phần bảo vệ môi trường.

Qua quá trình phỏng vấn thì các đáp viên cho rằng họ đã tiếp cận các thông tin từ nhiều kênh thông tin khác nhau. Sau đây là một số kênh thông tin được các đáp viên ghi nhận

Bảng 4.6: Nguồn thông tin tuyên tuyền mà đáp viên nhận được

Kênh thông tin Tần số Tỷ lệ (%) Hàng xóm/ bạn bè 2 3,3 Tuyên truyền viên/ tình nguyện viên 20 33,3 Tivi/ báo/ loa phát thanh 34 56,7 Hợp tác xã thương mại – dịch vụ Hoàn Thiện 4 6,7

Tổng 60 100

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra thực tế 2014

Từ cuộc khảo sát thực tế, thì có 34 đáp viên với tỷ lệ 56,7% cho thấy rằng tivi, báo, loa phát thanh là một trong những phương tiện truyền thông mà hộ gia đình nhận được vì hầu hết hộ gia đình nào cũng có ít nhất 1 cái tivi. Thông tin từ tuyên truyền viên, tình nguyện viên cũng được đánh giá khá cao chiếm tỉ lệ 33,3%. Trong khi đó nhận được thông tin tuyên truyền từ hàng xóm – bạn bè và hợp tác xã thương mại - dịch vụ Hoàn Thiện chiếm tỉ lệ tương ứng là 3,3% và 6,7%.

Như vậy, việc tiếp cận thông tin của các đáp viên phải thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau nên việc truyền đạt thông tin có thể được tiếp cận dễ

41

dàng, thường xuyên và tác động có hiệu quả đến mọi người là rất cần thiết. Vì

Một phần của tài liệu đánh giá nhận thức của người dân đối với dịch vụ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn tam bình huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)