Tình hình thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn thị trấn

Một phần của tài liệu đánh giá nhận thức của người dân đối với dịch vụ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn tam bình huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 38)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

27

Việc thu gom rác thải được phân công cho các đội sản xuất chuyên trách. Các loại phế thải sinh hoạt từ chợ, đường phố, cơ quan, xí nghiệp, hộ gia đình được công nhân thu gom lại bằng xe đẩy tay. Tiếp đó rác thải được các đoàn xe cơ giới thu và vận chuyển đến bãi chôn lấp Hoà Phú. Bãi rác Hòa Phú ở huyện Long Hồ (tỉnh Vĩnh Long) rộng 2,4 ha cũng đang ở giai đoạn quá tải và cũng nằm trong danh sách 52 bãi rác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của cả nước. Sau hơn 13 năm đưa vào khai thác, phần lớn diện tích bãi rác Hòa Phú đã được lấp đầy với tổng khối lượng rác trên 250.000 tấn. Mặc dù chiều cao của “núi rác” đã gần 10 mét nhưng hiện tại, bình quân mỗi ngày bãi rác này phải “gồng mình” gánh thêm gần 100 tấn rác ở 8 huyện, thành phố trong tỉnh. Hiện, việc tìm ra các giải pháp để khắc phục tình trạng quá tải và ô nhiễm tại bãi rác này là vấn đề đang được các ngành chức năng quan tâm thực hiện.

3.3.3 Tình hình tham gia dịch vụ thu gom rác thải trên địa bàn thị trấn

Thị trấn Tam Bình với tổng dân số 5160 người với mật độ dân số là 3053 người/ km2. Toàn thị trấn có 1474 hộ gia đình, trong đó chỉ có 690 hộ gia đình có tham gia vào dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt do Ủy ban nhân dân thị trấn Tam Bình quản lý và giao nhiệm vụ cho hợp tác xã thương mại dịch vụ Hoàn Thiện thực hiện kế hoạch đề ra. Qua kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ hộ gia đình tham gia vào dịch vụ này còn thấp chỉ chiếm 46,8% trong tổng số hộ gia đình của cả thị trấn.

28

CHƯƠNG 4

ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN

THỊ TRẤN TAM BÌNH

4.1 MÔ TẢ ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN

Giới tính

Đối tượng phỏng vấn là người dân sống tại địa bàn thị trấn Tam Bình có sử dụng dịch vụ thu gom và xử lý rác thải của HTX thương mại – dịch vụ Hoàn Thiện. Qua thống kê số liệu thu thập được ta thấy đáp viên có một số đặc điểm được thống kê sau đây :

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra thực tế 2014

Hình 4.1: Cơ cấu theo giới tính của đáp viên

Từ biểu đồ cho thấy đối tượng khảo sát tham gia trả lời bảng câu hỏi đa số là nữ (chiếm 65%) còn nam chiếm tỉ lệ thấp hơn là 35%.

Độ tuổi

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra thực tế 2014

Hình 4.2 : Cơ cấu theo độ tuổi của đáp viên

Theo kết quả khảo sát, tuổi của đáp viên nằm trong khoảng từ 30 đến 40 tuổi là 31,7% có tỉ trọng tương đối cao hơn so với các khoảng độ tuổi khác. Tỉ

29

lệ độ tuổi của đáp viên từ 40 đến 50 tuổi và từ 50 đến 60 tuổi bằng nhau đều chiếm 28,3% trong cơ cấu theo độ tuổi của đáp viên. Từ 18 đến 30 tuổi chiếm 5% và còn lại là trên 60 tuổi. Tuổi trung bình của đáp viên là 45,6 tuổi.

Trình độ học vấn

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra thực tế 2014

Hình 4.3: Cơ cấu theo trình độ học vấn của đáp viên

Theo cơ cấu thành phần trình độ học vấn của đáp viên, đa số đáp viên có trình độ học vấn là trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 60%. Trung học cơ sở là 28,3%. Cuối cùng là cao đẳng – đại học có tỷ lệ thấp nhất 11,7%. Bởi vì ở thị trấn Tam Bình có chợ Tam Bình nằm ở trung tâm thị trấn, đa số người dân ở đây đều hoạt động buôn bán kinh doanh.

Nghề nghiệp

Theo cơ cấu thành phần nghề nghiệp, đa số đáp viên là nội trợ chiếm tỉ trọng cao nhất 36,6%. Kế tiếp là kinh doanh buôn bán, chiếm 33,3% đáp viên trong tổng số mẫu khảo sát. Vì phạm vi nghiên cứu của đề tài là địa bàn thị trấn có vị trí gần chợ nên những người có nghề nghiệp là kinh doanh buôn bán tương đối cao, hơn nữa số đáp viên là nữ chiếm tỉ trọng cao hơn đáp viên nam nên cũng ảnh hưởng đến yếu tố nghề nghiệp nội trợ chiếm tỉ lệ cao nhất. Tỉ trọng của đáp viên là công chức và làm ruộng vườn là như nhau đều chiếm 11,7% trong cơ cấu, và còn lại là nghề nghiệp khác chiếm tỉ trọng thấp nhất là 6,6% như làm thuê, thợ may, sửa xe, …

30

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra thực tế

Hình 4.4: Cơ cấu nghề nghiệp của đáp viên Bảng 4.1: Mô tả thành viên trong hộ gia đình

Đvt: người

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra thực tế 2014

Về nhóm tuổi của thành viên trong gia đình thì đa số các hộ gia đình có nhóm tuổi của tất cả các thành viên là 18 tuổi trở lên, mỗi hộ gia đình ít nhất là 2 người thuộc nhóm tuổi đó. Vì vậy, sau khi phỏng vấn 60 hộ gia đình thì có đến 172 người thuộc nhóm tuổi từ 18 trở lên. Kế đó là nhóm tuổi từ 13 – 17 tuổi có 30 thành viên và cuối cùng là nhóm tuổi dưới 12 có 33 người.

Tiêu chí

SỐ THÀNH VIÊN Trẻ em <12

tuổi Thiếu niên 13 - <18

Người lớn >18 tuổi Trung bình 0,55 0,5 2,87 Nhỏ nhất 0 0 1 Lớn nhất 2 2 9 Tổng 33 30 172

31

Thu nhập trung bình của hộ gia đình

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra thực tế 2014

Hình 4.5: Cơ cấu theo tổng thu nhập hàng tháng của hộ gia đình

Trong cơ cấu tổng thu nhập trung bình hàng tháng, ta thấy tổng thu nhập trung bình của hộ gia đình dưới 5 triệu chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 73%) tiếp đến là tổng thu nhập trung bình từ 5 triệu đến dưới 10 triệu chiếm 17%, tổng thu nhập trung bình từ 10 triệu đến dưới 15 triệu chiếm tỷ trọng là 7%, còn lại là từ 15 triệu trở lên. Do tình hình phát triển kinh tế ở thị trấn Tam Bình còn chậm, chủ yếu thu nhập của người dân là buôn bán kinh doanh nhỏ lẻ nên đời sống người dân còn nhiều khó khăn, vì thế thu nhập trung bình của hộ gia đình còn tương đối thấp.

4.2 PHÂN TÍCH NHẬN THỨC CỦA ĐÁP VIÊN VỀ VẤN ĐỀ RÁC THẢI THẢI

4.2.1 Nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường và sự gia tăng rác thải do các vấn đề xã hội gây ra tăng rác thải do các vấn đề xã hội gây ra

Sự nhận thức và quan tâm của đáp viên về tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực đáp viên đang sinh sống do ảnh hưởng từ các vấn đề môi trường khác nhau và xảy ra ở mức độ thường xuyên, được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.2: Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra thực tế 2014

Vấn đề Tần số Tỉ lệ % Ô nhiễm không khí 16 26,7 Ô nhiễm nguồn nước 13 21,7 Thu gom và xử lý rác không hợp lý 9 15,0 Vấn đề thoát nước thải 22 36,6

32

Qua cuộc khảo sát, thì đa số đáp viên cho rằng vấn đề thoát nước thải ảnh hưởng thường xuyên đến khu vực mà người dân sinh sống hiện nay (chiếm 36,6%), việc nước thải bẩn đọng lại từ hoạt động trao đổi buôn bán của chợ Tam Bình đã ảnh hưởng không ít đến đời sống của người dân sống xung quanh đây.Tiếp theo là vấn đề ô nhiễm không khí chiếm 26,7% trong tổng số đánh giá của đáp viên về vấn đề ô nhiễm tại khu vực đáp viên sinh sống. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước chiếm 21,7% và còn lại là vấn đề thu gom và xử lý rác không hợp lý chiếm 15% được đáp viên đánh giá tương ứng là mức độ bình thường và không ảnh hưởng đến đời sống người dân.

4.2.2 Nguyên nhân gây ra sự gia tăng rác thải và ô nhiễm môi trường

Nguồn: Từ kết quả điều tra thực tế 2014

Hình 4.6: Nguyên nhân gây ra sự gia tăng rác thải và ô nhiễm môi trường Sự thiếu thức của con người là nguyên nhân gây ra gia tăng rác thải từ đó dẫn đến ô nhiễm môi trường, qua cuộc điều tra 60 hộ gia đình thì đã có 28 hộ (chiếm 46,7%) nhận thấy rằng nguyên nhân lớn nhất gây ra sự gia tăng rác thải là sự kém ý thức của con người, đây cũng là nguyên nhân dễ thấy nhất từ hoạt động sống của con người xung quanh mỗi chúng ta. Kế tiếp là phát triển kinh tế chiếm 31,7%, nền kinh tế càng ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu của người dân ngày càng cao, vì vậy lượng rác thải thải ra ngày một nhiều. Vấn đề gia tăng dân số chiếm 13,3% trong tổng số mẫu quan sát, còn lại là sự phân bố dân cư chiếm tỷ trọng 8,3% và không ảnh hưởng nhiều.

33

4.2.3 Mức độ ảnh hưởng của rác thải đến môi trường và cảnh quan ở địa phương

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra thực tế 2014

Hình 4.7: Mức độ ảnh hưởng của rác thải đến môi trường cảnh quan ở địa phương

Kết quả điều tra thực tế thuộc 4 khóm của thị trấn Tam Bình thì hầu hết cảnh quan môi trường xung quanh đây tốt, mức độ ảnh hưởng của rác thải không nhiều. Mức độ ô nhiễm trầm trọng chỉ chiếm 1,7% trong tổng số và nguyên nhân là do ở khu vực gần trường học lượng rác xả thải hằng ngày tương đối nhiều gây mất vẻ mĩ quan và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Mức độ sạch và vừa phải chiếm tỉ trọng khá cao lần lượt là 53,3% và 45%. Nhìn chung thì môi trường cảnh quan ở khu vực này được người dân đánh giá khá cao và tương đối tốt.

4.2.4 Nhận thức của người dân về lợi ích của rác thải

Rác thải là những vật thừa thải nó có nhiều tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người và nguy hại hơn nữa là ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh con người chúng ta. Hàng ngày lượng rác thải sinh hoạt do người dân thải ra rất lớn nếu không thu gom xử lý thì mức ảnh hưởng còn nguy hiểm hơn nữa. Bên cạnh đó, ngoài những nguy hại của rác thải nếu chúng ta biết tận dụng chúng thì chúng sẽ trở nên có ích. Qua cuộc phỏng vấn đã có nhiều ý kiến khác nhau về lợi ích của rác thải mà đáp viên đã biết đến được minh họa bằng hình dưới đây:

34

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra thực tế 2014

Hình 4.8 : Nhận thức của người dân về lợi ích của rác thải Làm phân bón cho cây trồng là lợi ích từ rác thải mà đáp viên thường xuyên biết đến ở thị trấn Tam Bình (chiếm 46,67%), kế tiếp là phế phẩm được tái chế và sử dụng (chiếm 35%). Nhìn chung thì người dân hiểu và biết được những lợi ích của rác thải, góp phần cải thiện được môi trường, hạn chế lượng rác thải phát sinh.

4.2.5 Nhận thức của người dân về tác hại của rác thải

Rác thải gây ra tác hại lớn nhất là mất vẻ mĩ quan, mất vệ sinh môi trường xung quanh chiếm 48,3% trong tổng số quan sát, tiếp theo là phát sinh dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe con người chiếm 28,3%. Còn lại 11,7% là làm thay đổi khí hậu và thể hiện con người thiếu nếp sống văn hóa văn minh có tỷ trọng bằng nhau đều do rác thải gây ra.

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra thực tế 2014

35

4.2.6 Đánh giá mức độ quan trọng của việc thu gom và xử lý rác thải tại khu vực mà đáp viên đang sinh sống tại khu vực mà đáp viên đang sinh sống

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra thực tế 2014

Hình 4.10: Nhận thức của người dân về mức độ quan trọng của việc thu gom và xử lý rác thải

Ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt không phải là một đề tài mới được nêu ra để gây sự chú ý cho xã hội, mà nó là một vấn đề cần được sự quan tâm của cả cộng đồng về tình trạng xả rác bừa bãi, ảnh hưởng không chỉ đến môi trường, làm mất vẻ mỹ quan đô thị mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Qua cuộc khảo sát nhận thức của người dân thì hầu hết nhận thức của người dân ở nơi đây rất tốt, 55% hộ gia đình cho rằng việc thu gom và xử lý rác thải là rất quan trọng, 45% còn lại là quan trọng. Cuộc sống của người dân thuộc địa bàn thị trấn Tam Bình có ý thức rất tốt do người dân ở đây hàng ngày tiếp xúc thường xuyên với các ngành nghề buôn bán kinh doanh nên thấy rõ thành phần và khối lượng của rác thải từ các hoạt động sản xuất buôn bán thải ra, vì thế người dân nhìn nhận và ý thức rất tốt về việc này.

4.2.7 Sự cần thiết của việc xử lý rác thải sinh hoạt

65%

35% Rất cần thiết

Cần Thiết

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra 2014

Hình 4.11: Nhận thức của người dân về mức độ cần thiết xử lý rác thải Hình trên chúng ta thấy và khẳng định được rằng nhận thức của người dân về việc xử lý rác thải là rất tốt. Mức độ cần thiết và rất cần thiết chiếm tỉ trọng rất cao, và không có người nào cho rằng việc xử lý rác thải là không cần thiết

36

hoặc hoàn toàn không cần thiết. Tỉ lệ về mức độ rất cần thiết chiếm 65% như cho thấy rằng những người dân sống ở đây hầu hết đều quan tâm và hiểu biết rất rõ về sự nguy hại của rác thải.

Bên cạnh việc hiểu biết về mức độ cần thiết xử lý rác thải của người dân ở địa bàn thị trấn Tam Bình thì người dân ở đây cũng đề xuất rõ việc loại bỏ và xử lý rác thải ở mỗi gia đình rất cụ thể. Để góp phần bảo vệ môi trường đô thị ở thị trấn thì có 57 trong tổng số 60 hộ gia đình tự đưa ra biện pháp xử lý là cần có xe lấy rác ở mỗi gia đình sau đó tập trung đến nơi có phương tiện xử lý (chiếm tỉ trọng 95%). 3 hộ gia đình còn lại đưa ra biện pháp cần đào hố rác tự hoại ở mỗi gia đình (chiếm 5% còn lại). Việc đưa ra biện pháp xử lý rác thải của người dân đã thể hiện phần nào ý thức và trách nhiệm của con người trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thị trấn Tam Bình.

4.3 HOẠT ĐỘNG THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI CỦA NGƯỜI DÂN DÂN

4.3.1 Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt của người dân

Bảng 4.3: Cách xử lý rác thải sinh hoạt của đáp viên

Cách xử lý rác sinh hoạt hàng ngày Tần số Tỷ lệ (%) Để trước nhà, công nhân vệ sinh đến thu

gom 14 23,3

Để vào thùng rác công cộng 46 76,7

Tổng 60 100

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra 2014

Qua khảo sát từ thực tế, các hộ gia đình khi sử dụng rác thải sinh hoạt thì có 76,7% người dân để trước nhà công nhân vệ sinh đến thu gom và 23,3% người dân chịu khó mang ra để vào thùng rác công cộng. Qua đó thấy được người dân có ý thức trong vấn đề bảo vệ môi trường và có cách xử lý hợp lý để hạn chế rác thải bốc mùi hôi, đồng thời giúp cho hợp tác xã thu gom rác một cách dễ dàng để bảo vệ đô thị đạt vẻ mỹ quan hơn.

4.3.2 Tình hình thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Tam Bình thị trấn Tam Bình

Tiền phí dịch vụ thu gom

Bảng 4.4: Tiền phí dịch vụ thu gom

Tiền phí thu gom Tần số Tỷ lệ % 10.000 VNĐ 59 98,3 40.000 VNĐ 1 1,7

37

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra thực tế 2014

Trong Luật bảo vệ môi trường năm 2005 có qui định về phí bảo vệ môi

Một phần của tài liệu đánh giá nhận thức của người dân đối với dịch vụ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn tam bình huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)