Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu đánh giá nhận thức của người dân đối với dịch vụ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn tam bình huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 27)

2.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Gồm các tài liệu, số liệu có các nội dung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thông tin về mô hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt được cung cấp bởi Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Tam Bình. Thêm vào đó đề tài còn sử dụng các số liệu được thu thập từ các trang web, sách báo chuyên ngành và các nghiên cứu về việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ở hộ gia đình.

2.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp của đề tài tài được thu thập qua các bước sau:

Bước 1: Xác định đối tượng khảo sát

Số liệu sơ cấp của đề tài được thu thập từ việc phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình có sử dụng dịch vụ thu gom rác thải ở khu vực thị trấn Tam Bình, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

Bước 2: Phương pháp chọn mẫu

Việc chọn mẫu được tiến hành bằng cách phân nhóm không theo tỷ lệ, cụ thể là số quan sát mẫu sẽ được chia đều cho từng nhóm.

Trong đó, việc thu thập được tiến hành trên 60 hộ được chia làm 4 nhóm theo 4 khóm thuộc khu vực thị trấn được thể hiện ở bảng 2.2

16

Bảng 2.2 : Phân bố mẫu trong vùng khảo sát tại thị trấn Tam Bình, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

Khóm Số lượng Tỉ lệ (%) Vị trí

1 16 26,7 Dọc theo khu hành chánh huyện Tam Bình

2 10 16,7 Dọc theo nghĩa trang

3 17 28,3 Ngã rẽ dưới dốc cầu Mỹ Phú 1 4 17 28,3 Dọc theo tuyến Bệnh Viện Tam

Bình Tổng

cộng

60 100

Nguồn: tác giả tự tổng hợp, 2014

Bước 3: Lựa chọn cách đặt câu hỏi và phương thức phỏng vấn

Cách đặt câu hỏi:

Các câu hỏi trong bảng được đưa ra có dạng câu hỏi đóng, câu hỏi mở và câu hỏi tổng hợp.

Bảng câu hỏi bao gồm 5 phần:

Phần 1: Điều tra thông tin về hộ gia đình bao gồm các câu hỏi về giới tính, tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, số người trong gia đình, thu thập của hộ gia đình.

Phần 2: Khảo sát về sự hiểu biết của người dân về vấn đề rác thải, nguyên nhân gây ra gia tăng rác thải, lợi ích, tác hại của rác thải ….

Phần 3: Tìm hiểu về hoạt động thu gom rác thải của hộ gia đình bao gồm nơi để rác hàng ngày của hộ, việc tham gia dịch vụ thu gom của địa phương, tiền phí dịch vụ hàng tháng, số lần thu gom rác, thời gian thu gom, phương tiện thu gom, thái độ của nhân viên và hiện trường sau khi thu gom, đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ.

Phần 4: Khảo sát về việc người dân có nhận được thông tin tuyên truyền không và kênh thông tin mà người dân nhận được về dịch vụ thu gom rác thải, kênh thông tin đem đến cho người dân hiệu quả nhất.

Phần 5: Đánh giá nhận thức của người dân về lợi ích đem lại từ dịch vụ thu gom xử lý rác thải gồm mức độ quan trọng của việc thu gom và xử lý rác thải, mức độ ảnh hưởng của việc thu gom rác thải đến gia đình người dân, và lợi ích tốt nhất đem lại từ dịch vụ này.

Phương thức phỏng vấn

Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp từng hộ gia đình. Nhờ sự giúp đỡ của cán bộ địa phương, để làm tăng thêm tính chất quan trọng của đề tài và hạn chế về khả năng từ chối trả lời của đáp viên.

17

Bước 4: Phỏng vấn thử

Khảo sát thử một số đối tượng để điều chỉnh những thiếu sót mắc phải trong bảng câu hỏi, từ đó có thể hoàn thiện bảng câu hỏi hơn.

Bước 5: Hoàn thiện bảng phỏng vấn và tiến hành điều tra

Từ bảng câu hỏi hoàn thiện tiến hành khảo sát các đối tượng đã được xác định, phỏng vấn và giải đáp các thắc mắc của đáp viên.

Một phần của tài liệu đánh giá nhận thức của người dân đối với dịch vụ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn tam bình huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)