Những nội dung hạn chế của pháp luật phong kiến đối với ngƣời phụ nữ

Một phần của tài liệu Lý thuyết về vô cơ phân tích và nhận biết các hợp chất vô cơ trong chương trình hoá THPT (Trang 68)

phụ nữ

Qua các điều luật về phụ nữ ta thấy rằng bên cạnh những nội dung tiến bộ còn có các điều luật lạc hậu bảo thủ theo tƣ tƣởng Nho giáo nhƣ:

Trong quan hệ hôn nhân phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi hơn cả. Trong khi họ chỉ đƣợc lấy một chồng và có nghĩa vụ chung thủy suốt đời thì nam giới đƣợc quyền “năm thê bảy thiếp”. Là vợ cả phụ nữ đã phải đối mặt với bao lễ giáo phong kiến lạc hậu trói buộc, áp bức họ, lại còn làm lẽ thì số phận thật là hẩm hiu, không những phải chịu những quy định mà vợ cả đã thực hiện mà còn sự quản giáo của vợ cả, sự điều tiếng của làng xóm.

Luật pháp chỉ quy định vợ để tang chồng mà không thấy nói đến chồng để tang vợ. Tác giả Insun Yu đã nhận xét: “Đạo Nho dƣới nhà Lê không đòi hỏi nhiều bổn phận đối với ngƣời đàn ông góa vợ: họ phải chịu một năm để tang vợ theo nghi lễ nho giáo nhƣng cũng nhƣ ở Trung Quốc, trên thực tế họ đƣợc tự do tái hôn trong thời kỳ để tang‟‟. Hành vi của ngƣời vợ trong thời gian để tang phải phù hợp với những chuẩn mực đạo đức Nho giáo. Khi chồng chết nếu ngƣời vợ không tỏ ra thƣơng tiếc chồng, không tổ chức tang lễ mà lại vui chơi, ăn mặc nhƣ thƣờng hoặc cải giá lấy chồng khác thì phạm tội bất nghĩa (điều 130, 318, 408). Bộ luật chỉ xác định những vấn đề chung, chỉ can thiệp vào đời sống vợ chồng khi có sự phán xét theo qu an niệm đạo đức Nho giáo và làm phƣơng hại đến lợi ích quốc gia

Việc thừa kế điền sản, ngƣời đàn ông vẫn quyết định và chiếm nhiều hơn phụ nữ. Chỉ có ở thời Lê Sơ phụ nữ đƣợc thừa kế nhiều tài sản còn các triều đại khác hầu nhƣ là không chú ý đến ngƣời phụ nữ.

Vợ đánh chồng bị xử tội rất nặng còn chồng đánh vợ thì xử nhẹ hơn đánh ngƣời thƣờng một bậc. Điều này phản ánh chế độ gia trƣởng còn phổ biến và đƣợc tôn sùng. Thật là bất bình đẳng khi ngƣời vợ phải chịu nhiều tội

hơn chồng trong khi hành vi phạm tội là nhƣ nhau. Qủa là xã hội phong liến đã quá nặng tƣ tƣởng “trọng nam khinh nữ‟‟ nên mới có những quy định chênh lệch nhƣ thế, cho dù phụ nữ có tài giỏi đâu thì cũng chỉ là “tiểu nhân‟‟ trong mắt nam giới. Trong quan hệ vợ chồng sự chung thủy chỉ đặt ra cho ngƣời vợ mà không đòi hỏi ngƣời chồng phải thực hiện vì ngƣời chồng có quyền đa thê. Phụ nữ mà có hành động lệch lạc khỏi chuẩn mực hoặc không chung thủy với chồng thì bị tội rất nặng và bị chồng ruồng bỏ, khinh rẻ. Sự điều chỉnh của bộ luật đối với những quan hệ qua lại giữa vợ và chồng là có giới hạn bởi lẽ Nho giáo và các phong tục, tập quán cũng đã đủ khắt khe, nghiêm nghặt, ràng buộc rất chi tiết buộc vợ chồng phải tuân theo. Bộ luật chỉ xác định những vấn đề chung, chỉ can thiệp vào đời sống vợ chồng khi có sự phán xét theo quan niệm đạo đức Nho giáo và làm phƣơng hại đến lợi ích quốc gia.

Về ly hôn, nhà làm luật đã quy định những điều kiên, “duyên cớ‟‟ ly hôn một cách tỷ mỷ. Nhìn chung , trong các duyên cớ ly hôn, quyền lợi phụ nữ không đƣợc nhà làm luật quan tâm đến, pháp luật vẫn giành ƣu thế cho ngƣời chồng, chồng có thể rẫy vợ ngoài sự kiểm soát của quan lại và nếu chồng không bỏ vợ sẽ bị trừng phạt.

Trong xã hội phong kiến ngƣời phụ nữ cúng có những lợi ích, nhu cầu chính đáng cho riêng mình nhƣ quyền bình đẳng, tự do và quyền con ngƣời. Họ luôn khao khát đƣợc tham gia những công việc mà mình làm đƣợc. Hầu hết phụ nữ đều có nhu cầu đƣợc đi học, đƣợc tự do quyết định hôn nhân của mình, đƣợc coi là một con ngƣời. Đó là những mong muốn hết sức đơn giản nhƣng thật là khó để thực hiện nó. Mãi mãi họ chỉ là tôi tớ, là ngƣời phục vụ cho gia trƣởng mà không biết đến khi nào có hạnh phúc nhỏ nhoi của mình.

Những điều luật hạn chế về ngƣời phụ nữ đều xuất phát từ tƣ tƣởng của Nho giáo trọng nam khinh nữ , duy trì và bảo vệ chế độ đa thê trong xã hội,

bảo vệ quyền gia trƣởng của ngƣời chồng trong quan hệ vợ chồng. Vì vậy mà pháp luật không đề cập đến những nhu cầu, lợi ích chính đáng của ngƣời phụ nữ nhƣ đòi quyền tự do, quyền bình đẳng, quyền con ngƣời. Trong thực tế có nhiều phụ nữ phong kiến đã đấu tranh đòi những quyền đó nhƣng đều không đạt kết quả gì bởi lẽ lúc đó tƣ tƣởng Nho giáo còn đang thống trị xã hội phong kiến.

Trên cơ sở tìm hiểu pháp luật phong kiến cũng nhƣ sự tiến bộ và hạn chế của luật pháp đối với ngƣời phụ nữ sẽ cung cấp nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay vì sự phát triển của phụ nữ.

KẾT LUẬN

Luật pháp Việt Nam ra đời cùng với quá trình hình thành và phát triển của nhà nƣớc, nhằm duy trì trật tự xã hội và bảo đảm quyền lợi của giai cấp thống trị.

Giai cấp thống trị phong kiến đã nhận thức đƣợc vị trí, vai trò của pháp luật vì vậy đã có ý thức xây dựng pháp luật làm công cụ để quản lý đất nƣớc và bảo vệ lợi ích của mình

Từ thời Đinh- Tiền Lê giai cấp thống trị đã có ý thức sử dụng pháp luật để cai trị đất nƣớc. Bắt đầu từ thời Lý, Việt Nam đã có bộ luật thành văn đầu tiên đó là Hình Thƣ. Qua các thời Trần luật pháp tiếp tục phát triển và đạt đƣợc những thành tựu nhất định vào thời Lê Sơ với sự ra đời của bộ luật Hồng Đức; thời Nguyễn với luật Gia Long.

Luật pháp thời phong kiến chủ yếu là luật hình. Tuy vậy nó cũng đã phản ánh nhiều nội dung, trong đó hình ảnh ngƣời phụ nữ ít nhiều đƣợc đề cập

Trong xã hội phong kiến một xã hội ảnh hƣởng sâu sắc và lâu dài của Nho giáo thì quan điểm về ngƣời phụ nữ rất khắt khe và khinh miệt họ. Điển hình nhất cho xã hội đó là tầng lớp thống trị và tầng lớp nhân dân lao động, hai tầng lớp này thể hiện đầy đủ toàn diện về vị trí, vai trò của ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến, tuy nhiên nhân dân lao động có cái nhìn khách quan, đúng đắn về phía phụ nữ nhiều hơn là tầng lớp thống trị.

Nhìn chung luật pháp phong kiến qua các triều đại đã bắt đầu khẳng định đƣợc vai trò của ngƣời phụ nữ trong xã hội nhƣ về kinh tế, hôn nhân và gia đình, thừa kế tài sản... Tuy nhiên đó chỉ là nét nổi bật nhất, tiến bộ nhất của luật pháp mà thôi. Về cơ bản thì qua luật pháp phong kiến đặc biệt là các bộ luật nổi tiếng nhƣ: Hồng Đức, Gia Long, ngƣời phụ nữ vẫn bị coi thƣờng,

khinh rẻ, phải chịu nhiều ràng buộc về lễ giáo, luật lệ, quyền lợi của bản thân họ còn rất hạn chế.

Một bộ luật mà thể hiện nhiều điều lệ tiến bộ nhất về ngƣời phụ nữ đó là bộ luật Hồng Đức thời Lê Sơ. Đây đƣợc coi là thành tựu to lớn về mặt pháp luật mà nhà Lê để lại cho nhà nƣớc ta và đƣợc pháp luật hiện đại kế thừa những giá tị mang tính nhân văn trong đó có nội dung bảo vệ ngƣời phụ nữ.

Nguyên nhân của những hạn chế về ngƣời phụ nữ đƣợc phản ánh trong luật pháp phong kiến là do sự thống trị của tƣ tƣởng Nho giáo: “trọng nam khinh nữ‟‟ đƣợc giai cấp phong kiến duy trì và thực hiện nhằm đề cao trật tự phong kiến, đề cao quyền Gia trƣởng và những hủ tục lạc hậu của xã hội phong kiến

Ngày nay , trong xã hội hiện đại, phụ nữ Việt Nam đã đƣợc tôn trọng, đề cao, bảo vệ về quyền và nghĩa vụ ở mọi lĩnh vực của đời sống. Để thực hiện mục tiêu giải phóng phụ nữ Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Đảng và Chính Phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dƣỡng, cân nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả lãnh đạo. Bản thân ngƣời phụ nữ phải cố gắng vƣơn lên. Đó là cuộc cách mạng đƣa đến bình đẳng cho phụ nữ”. Kế thừa truyền thống vẻ vang của dân tộc và sự nỗ lực của phụ nữ chúng ta tin tƣởng rằng trong tƣơng lai không xa phụ nữ Việt Nam sẽ đƣợc giải phóng và đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng đất nƣớc vì “Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh”.

Một phần của tài liệu Lý thuyết về vô cơ phân tích và nhận biết các hợp chất vô cơ trong chương trình hoá THPT (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)