Nhà nguyễn xác lập sự thống trị của mình từ năm 1802 khi Nguyễn Ánh chính thức lên ngôi Vua, lấy hiệu là Gia Long, Đặt kinh đô ở Phú Xuân. Tuy nhiên trong quá trình chống lại nhà Tây Sơn, giành lại những vùng đất đai đã bị mất trƣớc đây, nhà Nguyễn đã từng bƣớc xác lập chính quyền mới và mở rộng phạm vi cho đến khi chiếm đƣợc toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Sau khi lên ngôi Gia Long và các vua tiếp theo đã xác lập ở nƣớc ta chế độ quân chủ chuyên chế, tăng cƣờng bộ máy đàn áp và các công cụ thống trị, thi hành hàng loạt các biện pháp nhằm củng cố, bảo vệ quyền lợi của giai cấp địa chủ phong kiến.
Về kinh tế, quá trình chiếm đoạt và tập trung ruộng đất vào tay địa chủ, bần cùng hóa nông dân diễn ra mạnh mẽ nên nông nghiệp ngày càng xa sút, mất mùa xảy ra thƣờng xuyên.
Về công thƣơng nghiệp các vua nhà Nguyễn thi hành chính sách kìm hãm sự phát triển của công nghiệp tƣ nhân, thủ công nghiệp và thƣơng nghiệp, nhất là từ thời Tự Đức trở đi.
Về xã hội, quá trình phân hóa giai cấp diễn ra với tốc độ nhanh chóng, mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên sâu sắc.
Triều Nguyễn ngay từ khi xác lập đã bộc lộ sự đối lập với lợi ích của dân tộc và nhân dân, không tạo ra đƣợc một cơ sở xã hội vững vàng. Các chính sách, biện pháp của nhà Nguyễn mang tính chất tiêu cực không tạo nên đƣợc nền tảng cơ sở cho sự phát triển xã hội. Và chính đó là một trong những nguyên nhân căn bản làm suy yếu sức đề kháng của dân tộc trƣớc sức tấn công của thế giới phƣơng tây, dẫn đến thảm họa từ giữa thế kỷ XIX, nền độc lập dân tộc từng bƣớc bị chà đạp và nƣớc ta biến thành thuộc địa của chủ nghĩa tƣ bản Pháp.
Để củng cố nhà nƣớc quân chủ chuyên chế, nhà Nguyễn đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng pháp luật. Sản phẩm tiêu biểu của hoạt động lập pháp là bộ Hoàng Việt Luật Lệ ban hành năm 1815 thƣờng gọi là bộ luật Gia Long. Bộ luật Gia Long gồm 398 điều, chia làm 22 quyển. Các điều khoản luật đƣợc chia làm 6 loại tƣơng đƣơng với việc phân chia công việc nhà nƣớc do 6 bộ phụ trách. Phần Danh Lệ (45 điều); Lại luật (27 điều); Hộ luật (66 điều); Lễ Luật (26 điều); Binh luật (58 điều); Công Luật (10 điều). Phần cuối bộ luật có Tỷ Dẫn Luật Điều quy định về việc so sánh các trƣờng hợp phạm pháp và những trƣờng hợp chƣa đƣợc quy định mà tƣơng tự trong luật để sử dụng hình phạt [16, 128-131].
Bộ luật Gia Long đƣợc thi hành trong suốt các triều vua Nguyễn tiếp theo và đƣợc bổ sung nhiều điều khoản mới.
Tại quyển 20 (Hình luật) điều 12 viết về mục đàn bà phạm tội, ghi rõ về cách thụ lí và xử án rất phân minh mà cũng khá nhân đạo đối với nữ phạm nhân, luật viết:
“Phàm đàn bà phạm tội, trừ tội gian dâm và tội chết mới bị giam cầm cố, còn những tội khác thì trách phạt rồi giao cho chồng y quản cố. Ngƣời không có chồng thì trách phạt và cũng giao cho thân thuộc có chế độ tang phục, lân lí bảo quản. Tùy nha môn cho phép, chớ không đƣợc đồng loạt giam cấm. Ai trái bị phạt 40 roi.
Phụ nữ mang thai phạm tội nếu bị tra khảo thì y sự bảo quản nói trên, chờ sau khi sinh nở một trăm ngày mới tra xét. Nếu chƣa sinh nở mà tra xét làm cho xảy thai thì quan lại giảm tội thƣờng nhân đánh lộn ba bậc. Làm cho họ chết thì phạt 200 trƣợng, đồ 3 năm. Hạn sinh chƣa mãn mà tra xét đƣa đến chết thì giảm một bực tội [18, 28].
Nếu phụ nữ đang mang thai phạm tử tội thì cho phép mụ bà vào nơi giam cấm chăm sóc, cũng cho phép sau khi sinh nở 100 ngày mới hành hình.
Chƣa sinh mà hành hình thì kẻ thi hành án bị phạt 80 trƣợng. Sinh nở hạn chƣa mãn mà hành hình, bị phạt 70 trƣợng, quá hạn mà không hành hình thì phạt 60 trƣợng.
Pháp quan lầm lẫn khi xử phạt giảm ba bực. Đàn bà mang thai không nên tra khảo và tra khảo làm sẩy thai thì bị phạt 70 trƣợng, làm chết phạt 70 trƣợng, đồ 1,5 năm. Hạn sinh nở chƣa hết mà bị tra khảo đến chết phạt 60 trƣợng, đồ 1 năm. Phạm tử tội án xử không nên phạt mà phạt, chƣa sinh mà đem hành hình thì phạt 50 roi. Chƣa mãn hạn mà hành quyết thì phạt 40 roi, quá hạn mà không hành quyết phạt 30 roi [18,28].
Những quy định trên hết sức khoan dung đối với ngƣời phụ nữ đặc biệt là ngƣời phụ nữ mang thai. Nhà làm luật đƣa ra hình thức xử phạt nhẹ đối với phụ nữ và nghiêm khắc trừng trị những kẻ không thi hành đúng luật pháp để ảnh hƣơng đến ngƣời phụ nữ. Có thể nói đây là quan điểm tiến bộ của bộ luật Gia Long nói riêng và luật pháp thời Nguyễn nói chung về ngƣời phụ nữ mà lịch sử ghi nhận.
Con trai từ 15 trở xuống và mẹ của chánh phạm, con gái, thê thiếp, chị em, bao nhiêu thê thiếp ấy đem phát cho làm nô lệ trong các nhà bực đại công thần. Của cải của chánh phạm, cho vào kho quan. Nếu con gái, chị em hứa gả mà chƣa định ngày, chồng tƣơng lai là con cháu nuôi của chánh phạm đã đi hỏi vợ mà chƣa cƣới, đều không buộc tội. Có nghĩa là nếu chánh phạm có âm mƣu làm phản thì xử tội riêng ông ta mà thôi. Còn mẹ của chánh phạm, con gái, thê thiếp, chị em thê thiếp, không có sự hiểu biết đều đƣợc tha nhƣng bị đi làm nô tì trong nhà công thần [18,30].
Phàm kẻ phản nghịch xét trong bản án về sự liên can lƣu đày với phạm nhân thì vợ con cùng bị lƣu đày theo y, cho nên có vợ, có con thì cùng bị lƣu đày, không có con thì miễn lƣu đày.
Luật pháp ra hình phạt nặng nề đối với kẻ phản nghịch vì tha cho chúng sẽ làm ảnh hƣởng đến lợi ích quốc gia. Tuy nhiên đối với mẹ, vợ, tỳ thiếp của kẻ phản nghịch thì đƣợc tha tội chết. Luật pháp đã có sự công minh và khoan nhƣợng với ngƣời phụ nữ hơn .
Phạm gian dâm, tức điều 322 của Tổng Mục
- Phạm kẻ hòa gian bị phạt 80 trƣợng, có chồng phạt 90 trƣợng, điêu gian phạt 100 trƣợng. Cƣỡng gian treo cổ, chƣa thành, phạt trăm trƣợng, lưu
ba ngàn dặm.
- Gian dâm con gái 12 tuổi trở xuống, dù hòa đồng cũng buộc tội theo chỗ cƣỡng. Còn hòa gian, điêu gian thì trai gái cùng tội. Gian làm nữ rách trầy, giao cho gian phu nuôi dƣỡng, gian phụ tùng phu gả bán, ngƣời chồng muốn giữ lại cho phép. Nếu gả bán cho gian phu thì gian phu và ngƣời chồng này, một ngƣời xử phạt 80 trƣợng, ngƣời đàn bà bắt li dị trả về gia tộc, đồ cƣới cho vào kho quan.
- Bị cƣỡng hiếp, ngƣời phụ nữ không bị tội
- Nếu lập mƣu đến nhà ngƣời khác để thông gian thì mỗi ngƣời giảm một bậc tội so với hòa, điêu. Nếu gian phụ có mang (mà gian phu có bằng cớ mà gian phụ thì không) thì ngƣời đàn bà đó bị tội.
Giải thích: Hòa gian là nam nữ đồng ý làm chuyện gian dâm riêng. Điêu gian là gian phu chuốt lời dụ dỗ điêu ngoa, dẫn gian phụ đến nơi khác để thông gian nhau. Hòa gian thì gian phu, gian phụ đều bị phạt 80 trƣợng, nếu phụ nữ có chồng phạt 90 trƣợng. Còn điêu gian, không kể có chồng hay không đều xử trăm trƣợng. Phàm dâm đàn bà, con gái ngƣời ta thì làm hƣ hại khuê môn của ngƣời.
Còn nhƣ phụ nữ vốn giữ bề thanh khiết, bị cƣỡng hiếp làm hoen ố trinh tiết ngƣời ta, chuyện ấy hết sức nặng, nếu đã thực hiện xong thì bị treo cổ,
chƣa thực hiện xong thì phạt trăm trượnglưu ba ngàn dặm. Gian dù chƣa thực hiện nhƣng tội cƣỡng hiếp là nặng.
Bé gái 12 tuổi trở xuống, tình chƣa phát, vốn không có lòng dâm, lại dễ bị lừa cho nên trong trƣờng hợp này hòa gian cùng đồng xử là cƣỡng gian. Đã thành gian thì treo cổ, chƣa thành gian thì phạt trăm trượng lưu ba ngàn dặm.
Cƣỡng gian là phụ nữ bị sức mạnh không thể chống cự nổi là chuyện bất đắc dĩ chứ không phải có lòng dâm cho nên phụ nữ không tội. Nếu cùng ngƣời nói chuyện gian dâm và dung chứa trong đêm để thông gian thì tội sẽ giảm một bậc so với kẻ phạm hòa giạn, điêu gian. Việc gian dâm bại lộ đổi thành chuyện đồng ý riêng để thoát tội dâm ô với ngƣời khác thì giảm hai bậc so với tội hòa, điêu, cƣỡng.
Gian tình là chuyện mê muội không chứng tích làm bằng, dễ trở thành vu cáo, cho nên bắt gian ắt phải tại nơi gian, bắt không tại trận thì việc không bằng cớ, và chỉ nối mƣu, cùng mƣu thông gian thì nói mà không bằng cớ, cho nên theo đó mà luận. Nếu phụ nữ nhận gian dâm mà mang thai, thì gian phụ ấy có bằng cớ, gian phu thì không. Truy cứu gian phụ ắt phải bỏ chỗ thƣơng ghét, cho nên chỉ bắt tội gian phụ ở chỗ hòa gian, chờ sinh nở xong mới quyết đƣợc, sinh ra nam nữ cũng bị trách rầy buộc nuôi dƣỡng [18,126-129.]
Gian dâm, thông gian là những hành động hủy hoại danh dự, phẩm hạnh của ngƣời phụ nữ và chính kẻ gây ra hành động đó. Vì thể ai mắc phải đều phải xử phạt theo pháp luật một cách thích đáng đặc biệt là đối với bé gái 12 tuổi và ngƣời phụ nữ có phẩm hạnh. Nhà Nguyễn đã phân định tội danh rất rõ ràng nhƣ tội thông gian, tội cƣỡng hiếp... mục đích bảo vệ những giá trị đạo đức và một phần nhân phẩm cho ngƣời phụ nữ và bé gái trong trƣờng hợp bị hại của nhà Nguyễn.
ĐIỀU LỆ
1) Phàm quan chức và quân dân gian với vợ quan chức thì gian phu, gian phụ đều bị treo cổ. Nếu quan chức gian với vợ của quân dân thì cắt chức, phạt trăm trƣợng ngay gian phu, bị đóng gông một tháng, phạt trăm trƣợng. Còn nhƣ quân dân cùng gian nhau thì gian phu, gian phụ đều bị đóng gông ,một tháng, phạt trăm trƣợng. Còn nô tỳ gian nhau, không chia một hay nhiều chủ và thiếp, nô tỳ của quân dân, quân dân quan viên, cùng nhau gian phu, gian phụ đều bị phạt trăm trƣợng.
2) Án luận gian giữa lƣơng nhân phụ nữ cần xét theo lệ Quang côn là thủ thì bị chém ngay, cùng đồng gian thì xử treo cổ. Nếu luận gian đã phạm, gian phu là thủ thì phát ra biên giới xa, là tùng đồng gian thì phạt trăm trƣợng, lưu ba ngàn dặm. Nhƣ đàn bà, con gái phạm gian xong hối hận, tự cải tạo lại có bằng chứng xác thực, vẫn buộc tội theo luật về lƣơng nhân phụ nữ.
3) Cƣỡng gian bé gái dƣới 12 tuổi, nhân đó đƣa đến chết và dụ dỗ bé gái dƣới 10 tuồi thì chiếu theo lệ Quang côn chém ngay. Còn cƣỡng gian 12 tuổi trở xuống, 10 tuổi trở lên thì chờ chém, hòa gian thì vẫn chiếu hòa đồng, cƣỡng mà luận tội, phạt treo cổ.
4) Cƣỡng gian phụ nữ ngoài hành động cƣỡng bằng tay chân nếu chƣa cầm hung khí làm bị thƣơng đã thành hay chƣa, vẫn chiếu luật định mà xử, còn nhân cƣỡng gian cầm vũ khí gây thƣơng tích cho ngƣời đàn bà ấy, chống cự khi bị bắt, gây thƣơng tích cho ngƣời bên cạnh, đã thành gian thì xử chém, chƣa thành gian thì treo cổ.
5) Phàm điều gian mƣu gian chƣa thành, ngƣời đàn bà ấy tố cáo cho thân tộc biết, báo về xóm làng, tức thời bẩm trình lên quan địa phƣơng tra xét, nhƣ quả có bằng chứng, cân nhắc việc nặng nhẹ bắt đóng gông phạt trƣợng, trách rầy trình báo lên thƣợng ti tồn án. Nhƣ gia đình ngƣời ấy đã báo cho ban bảo vệ xóm làng biết, nhƣng ở đây không bẩm lên quan, khi bẩm quan không
tra xét đến nơi đến chốn, khiến ngƣời đàn bà ấy ôm phẫn uất tự tử thì chiếu lệ lí trƣởng không báo trộm cắp xử ban, bảo vệ xóm làng, phạt 80 trƣợng, quan địa phƣơng chiếu lệ nghị xử lí trƣởng.
6) Phàm cƣỡng gian giết chết phụ nữ, vẫn y lệ xử chém ngay. Ngoại trừ việc trƣớc có hòa gian, sau nhân chuyện khác cự tuyệt khiến ngƣời bị cƣỡng phải chết, đều chiếu luật gốc về mƣu cố mà trị tội [18,130-131].
DUNG TÚNG THÊ THIẾP PHẠM GIAN tức điều 333 tổng mục
- Phàm dung túng thê thiếp thông gian cùng ngƣời thì ngƣời chồng, gian phu đều bị phạt 90 trƣợng. Còn ép buộc thê thiếp và con gái thông gian cùng ngƣời khác thì ngƣời chồng, cha nuôi ấy bị phạt trăm trƣợng, gian phu bị phạt 80 trƣợng, phụ nữ không bị tội, li dị cho về cha mẹ.
- Nếu dung túng ép buộc con gái mình và thê thiếp của con cháu mình thông gian với ngƣời thì tội cũng nhƣ vậy. Nếu dùng của mua thôi bán thôi (mua bán chế độ tang phục), nhân đó hòa đồng cƣới thiếp ngƣời thì ngƣời chồng, ngƣời vợ ấy và ngƣời mua thôi đều bị phạt trăm trƣợng, phụ nữ bắt li dị, trả về cho cha mẹ, tài lễ cho vào kho quan. Nếu ngƣời mua thôi cùng phụ nữ dùng mƣu ép buộc ngƣời chồng bỏ mình mà ngƣời chồng không có tình thì không bị tội. Ngƣời thôi mua và ngƣời đàn bà ấy đều bị phạt 60 trƣợng, đồ
1 năm, tội khác của ngƣời đàn bà có thể chuộc, giao về cho chồng bà ấy, theo chỗ gả bán thiếp thì giảm một bậc, ngƣời mƣu hợp giảm một bực so với phạm nhân [18,132-133] .
Thê thiếp, con gái là những ngƣời thân thiết trong gia đình của mình, nếu ngƣời chồng, ngƣời cha mà dung túng, xúi giục họ phạm gian là hành động vô đạo đức. Những ngƣời nhƣ thế không những không biết giữ gìn gia đình mà còn làm rối loạn xã hội, thì phải xử tội thật nặng để làm gƣơng cho kẻ khác.
THÂN THUỘC TƢƠNG GIAN
- Nếu gian với thiếp của ông, vợ của cháu chị em cô, chú bác với con gái của anh chị em thì gian phu bị chém ngay
- Phàm gian với ngƣời thân đồng tông, tang phục vợ và của ngƣời không để tang thì mỗi ngƣời bị phạt trăm trƣợng. Cƣỡng thì gian phu bị chém. Gian với tỳ ma trở lên và vợ hàng thân thuộc của tỳ ma trở lên. Nếu con gái của ngƣời chồng trƣớc cùng mẹ khác cha, chị em gái, mỗi ngƣời bị phạt trăm trƣợng, đồ 3 năm, cƣỡng thì gian phu bị chém. Nếu gian với vợ con em, vợ của anh em và chị em gái của mẹ, chị em gái của cha, cô cùng ông ngoại của chú bác, cùng cố tổ ngoại thì gian phu, gian phụ bị treo cổ. Cƣỡng gian hàng tiểu công chị em gái, cháu cùng ông nội, cháu gái đã xuất giá giáng phụ thì chém. Nếu gian với vợ của thân sinh thì buộc tội treo hàng tân tì ma, nặng nhẹ so sánh, luận tội theo chị em gái.
- Phạm hạng gian vừa nói là thân thuộc. Gian với thiếp giảm một bực so với thê. Cƣỡng thì bị treo cổ [còn phụ nữ bị tội hay không và chƣa thành, gian mƣu dung túng... các việc ấy đều có phép rõ trong luật về phạm gian].
Giải thích:
- Phàm đồng tộc thân sơ, dù không có chế độ để tang, nhƣng danh phận tôn ti, trƣờng ấu vẫn còn, nó khác với ngƣời thƣờng gian với hàng không để tang của vợ và hàng thân ấy thì nam nữ mỗi ngƣời bị phạt trăm trƣợng. Chỉ nối đồng tông thì hàng thân thuộc bên ngoại không có chế độ để tang. Nếu gian với hàng ty ma trở lên và vợ của hàng thân ấy, nhƣ con gái của đời chồng trƣớc, chị em cùng mẹ khác cha thì nam nữ bị phạt trăm trƣợng. Cƣỡng thì gian phu bị chém. Nói ti ma trở lên thì ngƣời thân của Tiểu Công và Đại công đều bao gồm trong ấy. Con gái của đời chồng trƣớc, cùng mẹ khác cha, chị em gái tuy không để tang nhƣng vẫn nặng. Cho nên chỉ ra hai hạng đặc