Pháp luật thời Lý với bộ luật Hình Thƣ là bộ luật đầu tiên của nƣớc ta nên còn chƣa đầy đủ và hoàn chỉnh. Những điều luật khá tiến bộ về phụ nữ xét cho cùng không phải vì quyền lợi của ngƣời phụ nữ mà nhằm duy trì trật tự xã hội. Tuy nhiên dƣới thời Lý phụ nữ cũng đƣợc bảo vệ một phần.
Có thể nói pháp luật có những nội dung tiến bộ nhất bảo vệ ngƣời phụ nữ là pháp luật thời Lê với bộ luật Hồng Đức.
Với tƣ duy tổng hợp, linh hoạt, các vua Lê đã làm đƣợc những việc rất khó đó là dung hợp khá hài hòa những giáo lý nhập ngoại của đạo nho với các nguyên tắc trọng tình, trọng đức, trọng phụ nữ của văn hóa bản địa. Khi nghiên cứu Quốc triều hình luật, nhiều học giả trong và ngoài nƣớc đều khá thống nhất với nhau nội dung là mặc dù chịu sự chi phối của triết lí Nho giáo và chịu ảnh hƣởng của các bộ luật cổ Trung Hoa thời nhà Đƣờng, nhà Minh nhƣng Quốc triều hình luật vẫn tỏa sáng nhƣ một điểm sáng của nền pháp cổ Việt Nam trong việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, nhờ đó mà phụ nữ Việt Nam thời Lê “đã có một địa vị xã hội rất cao không những so với phụ nữ Trung Quốc mà còn so với phụ nữ các nƣớc Tây phƣơng đƣơng thời‟‟. Có thể nói hồn Việt Nam nhân hậu thấm đƣợm trong nhiều chƣơng , điều của Quốc triều hình luật liên quan đến phụ nữ trẻ em đã góp phần làm nên và duy trì những giá trị trƣờng tồn của văn hóa pháp lý Việt Nam.
Ngay vào thế kỷ XV, khi mà Nho giáo đang ngày càng xâm nhập sâu vào đời sống chính trị- xã hội Việt Nam, địa vị pháp lý và địa vị xã hội thực tế của ngƣời phụ nữ vẫn đƣợc xác lập và bảo vệ bằng pháp luật dựa trên các quyền dân sự không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của họ. Đặc sắc nhất trong việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân gia đình là quy định của Quốc Triều hình luật về chế độ Điền sản của vợ và chồng. Trong bộ Quốc triều hình luật phụ nữ đƣợc quyền sở hữu Điền sản gần nhƣ bình đẳng với nam giới, đƣợc bảo vệ để chống lại sự quấy nhiễu của quan lại. Cũng liên quan đến Điền sản, Quốc Triều hình luật dành nhiều điều quy định rất chi tiết về việc chia tài sản cho các con bao gồm cả con trai và con gái- một trong những nét đặc trƣng bình đẳng, tiến bộ nhất của luật cổ Việt Nam so với pháp luật đồng đại của các nƣớc khác. Trong việc giữ hƣơng hỏa thờ
cúng tổ tiên- một bổn phận và quyền lợi thiêng liêng trong gia đình, họ tộc truyền thống của ngƣời Việt, mặc dù con trai, cháu nội đƣợc quyền ƣu tiên nhƣng nếu không có con trai hay cháu nội thì con gái và cháu ngoại có thể đƣợc giao quyền ấy (các điều 388, 389, 391, 395, 397).
Nhờ có tài sản đƣợc thừa kế, tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân, nên cũng giống nhƣ ngƣời đàn ông, phụ nữ Việt Nam đã kết hôn vẫn có thể tham gia các hoạt động kinh tế làm ra của cải cho gia đình, đồng thời họ vẫn đƣợc đảm bảo có tài sản riêng để duy trì đời sống của mình và con cái sau khi chồng chết hoặc ly hôn, nhờ vậy mà địa vị của họ trong gia đình và xã hội đƣợc nâng cao.
Trong lĩnh vực hình sự , các vua Lê dành cho phụ nữ chính sách nhân đạo dặc biệt nhƣ phụ nữ phạm tội không bi áp dụng trƣợng hình, không phải đeo xiềng, có quyền li dị chồng.
Tính tiến bộ của Quốc triều hình luật còn đƣợc thể hiện ở trong các chế định về giao dịch dân sự mà ngƣời phụ nữ tham gia. Quy định của bộ luật: khi bán tài sản phải có đủ chữ kí của cả vợ và chồng. Vợ có quyền có tài sản riêng.
Bộ luật giành hẳn chƣơng Thông Gian để quy định về việc xử lý nghiêm khắc những hành vi xâm hại tình dục, nhân phẩm, tiết hạnh của phụ nữ.
Chƣơng Hộ Hôn của Quốc triều hình luật đã thể hiện nghệ thuật kết hợp tài tình giữa pháp luật và phong tục, tập quán truyền thống Việt Nam. Nhiều điều luật đƣợc đƣa ra nhằm bảo vệ ngƣời phụ nữ trƣớc khi bƣớc vào cuộc hôn nhân. Điều này thể hiện qua các điều luật, 308 320,322 của bộ luật đồng thời Quốc triều hình luật cũng quy định những hình phạt áp dụng với những kẻ bội tín trong hôn ƣớc với phụ nữ. Trong thực tế thời phong kiến ngƣời phụ nữ hiếm khi đƣợc quyền bỏ chồng, quyền từ chối hôn lễ. Lần đầu
tiên trong lịch sử phụ nữ đƣợc những quyền nhƣ thế, đây là điểm sáng của bộ Quốc triều hình luật.
Những điểm tiến bộ của bộ luật Đức phản ánh truyền truyền thống nhân đạo, tƣ tƣởng lấy dân làm gốc, tôn trọng phụ nữ của dân tộc Việt Nam.
Bộ luật Gia Long cũng thể hiện sự nhân đạo với phụ nữ: Nhƣ phụ nữ mang thai mà phạm tội không đƣợc tra khảo phải chờ sinh nở xong mới đƣợc tra xét; quan lại mắc tội mƣu phản nhƣng thê thiếp và con gái thì đƣợc tha; xâm phạm đến trinh tiết của ngƣời phụ nữ thanh khiết xử tội chém; cƣỡng hiếp bé gái dƣới 12 tuổi cùng xử chém ngay, con gái cũng đƣợc thừa kế điền sản. Tuy nhiên do hoàn cảnh lịch sử lúc đó nên tính nhân đạo với phụ nữ còn hạn chế hơn so với bộ luật Hồng Đức. Luật Hồng Đức công nhận cho ngƣời phụ nữ một địa vị khá hơn trong gia đình, ngƣời vợ có tài sản riêng, ngƣời đàn bà góa có một số quyền lợi dối với tài sản của gia đình. Luật Gia Long tuyệt nhiên không có quy định đó
Cùng là những quy phạm tiến bộ cho ngƣời phụ nữ nhƣng pháp luật ở mỗi triều đại lại thể hiện ở từng mức độ khác nhau. Sự tiến bộ đó do nhận thức của giai cấp thống trị quyết định và luật pháp là công cụ để thực hiện điều đó. Có thể nói triều Lê là triều đại mà ở đó thân phận con ngƣời nói chung và ngƣời phụ nữ nói riêng đƣợc đề cao và bảo vệ nhiều nhất.
Sự khác nhau về mức độ tiến bộ của luật pháp giành cho ngƣời phụ nữ ở bộ Luật Hồng Đức và Gia Long là vì nhà nƣớc phong kiến ở thế kỷ XV đang ở thời kỳ hƣng thịnh, chế độ phong kiến lúc đó còn phù hợp với yêu cầu của lịch sử, giai cấp phong kiến lúc đó còn có vai trò tích cực đối với đời sống dân tộc; còn xã hội phong kiến ở thế kỷ XIX đang ở giai đoạn suy vong, giai cấp phong kiến không bảo vệ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, không đếm xỉa đến nguyện vọng của nhân dân.