Cuối thế kỷ XII đầu thế kỷ XIII, nhà Lý bƣớc vào thời kỳ suy yếu, đời sống nhân dân khổ cực, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra, đất nƣớc lâm vào cảnh loạn lạc do những cuộc chiến tranh đẫm máu giữa các phe phái phong kiến. Trong cuộc chiến tranh đó, thế lực họ Trần dần dần phát triển và trở thành lực lƣợng mạnh nhất, khống chế đƣợc chính quyền trung ƣơng tập quyền. Ngày 10-1-1226 Triều Lý phải rời bỏ vũ đài chính trị để nhƣờng chỗ cho vƣơng triều Trần[13, 63-64].
Trên nền tảng vững chắc đã đƣợc xây dựng từ thời Lý, triều Trần tiếp tục công việc dựng nƣớc trƣớc hết là củng cố quốc gia thống nhất, tăng cƣờng lực lƣợng quốc phòng và phát triển kinh tế. Đây là thời kì phát triển rực rỡ của văn hóa dân tộc. Chữ nôm đƣợc sử dụng phổ biến trong sáng tác văn học, công việc biên soạn lịch sử đƣợc chú trọng, chế độ học hành và thi cử ngày
càng đƣợc thể chế hóa. Các ngành khoa học kĩ thuật, văn học nghệ thuật cũng có những thành tựu đáng kể. Đồng thời, thời Trần cũng là thời kì tổ chức bộ máy nhà nƣớc và pháp quyền đƣợc củng cố thêm một bƣớc, là thời kì có những chiến công vĩ đại trong ba cuộc kháng chiến chống xâm lƣợc Nguyên Mông bảo vệ độc lập dân tộc.
Sang thời Trần hoạt động pháp chế đƣợc tăng cƣờng.Theo Lịch triều hiến chƣơng loại chí, năm 1341 Trần Dụ Tông trao cho Nguyễn Trung Ngạn và Trƣơng Hán Siêu cùng soạn ra Hình thƣ gồm một quyển để ban hành. Cũng nhƣ bộ luật thời Lý, bộ luật thời Trần cũng bị quân xâm lƣợc nhà Minh cƣớp mất, hiện nay không còn nguyên bản để nghiên cứu, nhƣng nội dung của nó đƣợc phản ánh qua các bộ sử của nƣớc ta trƣớc đây.. Nhiều tƣ liệu cho thấy pháp luật thời Trần là sự tiếp nối của pháp luật thời Lý và có sự bổ sung thêm cho phù hợp với tình hình xã hội
Pháp luật thời Trần vẫn đảm bảo cho sự tồn tại của chế độ nô tỳ. Pháp luật quy định những kẻ “cƣờng đạo‟‟(trộm cắp lớn) thì một phần đền chín phần. Nếu không đền đƣợc thì bắt vợ con xung làm nô tỳ.
Năm 1315, Trần Minh Tông ra lệnh cho con, vợ chồng và gia nô trong nhà không đƣợc tố cáo lẫn nhau, nhằm bảo vệ chế độ phụ quyền theo tƣ tƣởng của Nho giáo.
Nối tiếp chế độ phong kiến Việt Nam sau nhà Trần là nhà Hồ. Nhà Hồ tồn tại từ năm 1400- 1407. Trong thời gian đó Hồ Qúy Ly đã thực hiện nhiều cải cách về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa- giáo dục nhằm tăng cƣờng quyền lực của nhà nƣớc và đối phó với nạn ngoại xâm. Nhƣng mặt khác những cải cách và chính sách của triều Hồ về khách quan đã làm cho vƣơng triều này mất khả năng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Minh [13, 66].
Nói về luật pháp triều Hồ nhiều tài liệu có nhắc đến Đại Ngu Quan Chế Hình Luật nhƣng chƣa rõ nội dung của hình luật ấy. Tuy nhiên Hồ Qúy Ly rất quan tâm đến pháp luật với mục đích để củng cố bộ máy nhà nƣớc.
Nhìn chung pháp luật triều Hồ chƣa đƣợc biết đến nhiều cho nên có những giả định cho rằng những luật định cho phụ nữ vẫn duy trì từ triều Lý đó là bảo vệ chế độ gia trƣởng, khinh thƣờng phụ nữ.