Luật pháp thời Lý

Một phần của tài liệu Lý thuyết về vô cơ phân tích và nhận biết các hợp chất vô cơ trong chương trình hoá THPT (Trang 31)

Ngay sau khi lên làm vua, năm 1010 Lý Thái Tổ quyết định rời đô từ Hoa Lƣ về Đại La, đổi tên là thành Thăng Long. Việc dời đô về Thăng Long phản ánh yêu cầu phát triển mới của quốc gia độc lập, chứng tỏ khả năng, lòng tin và quyết tâm của cả dân tộc giữ vững nền độc lập. Năm 1054, nhà Lý đổi tên nƣớc là Đại Việt, thể hiện niềm tự tôn và ý thức bình đẳng sâu sắc của dân tộc ta đối với các dân tộc xung quanh[13, 53-54].

Bộ máy nhà nƣớc thời Lý đƣợc thiết lập từ trung ƣơng đến địa phƣơng và tập trung quyền lực vào tay triều đình đứng đầu là Vua, bên dƣới có hệ thống các quan văn, võ. Quân đội đƣợc tổ chức thành các đội với vũ khí tinh nhuệ và lực lƣợng hùng mạnh đảm đƣơng nhiệm vụ bảo vệ đất nƣớc.

Nhà Lý đã tiến hành hàng loạt các biện pháp nhằm phát triển kinh tế, văn hóa của đất nƣớc, thi hành nhiều chính sách nhằm củng cố quyền lực của nhà nƣớc tập quyền, bảo đảm quyền lợi của giai cấp thống trị và còn chăm lo đến đời sống của nhân dân. Dƣới thời Lý kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thƣơng nghiệp có sự phát triển mạnh mẽ. Nhà nƣớc chăm lo mở mang việc học hành thể hiện ở việc dựng văn miếu và mở Quốc Tử Giám năm 1076. Ngô Sĩ Liên và Phan Huy Chú đã nhận xét: “xã hội thời Lý thấm đƣợm tinh thần bác ái và pháp luật0 rất rộng lƣợng, khoan dung‟‟[ 13, 55-57].

Cùng với sự phát triển của chế độ trung ƣơng tập quyền, đến thời Lý hoạt động lập pháp của nhà nƣớc đã bắt đầu phát triển. Năm 1042 Lý Thái

Tông sai quan trung thƣ “san định luật lệ, châm chƣớc những điều thời thế thông dụng, xếp thành môn loại, biên rõ điều mục làm thành quyển Hình Thƣ của một triều đại để cho ngƣời xem dễ biết. Sách làm xong, chiếu ban cho thi hành, dân đều lấy làm tiện‟‟. Hình Thƣ bị quân xâm lƣợc nhà Minh cƣớp mất, đến nay không còn để lại gì.Theo Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chƣơng loại chú, Hình Thƣ có ba quyển. Đó là bộ luật thành văn đầu tiên của nƣớc ta, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử pháp quyền Việt Nam, chứng tỏ bộ máy nhà nƣớc trung ƣơng tập quyền đã có tính chất tƣơng đối ổn định và đã đƣợc xây dựng với thiết chế tƣơng đối hoàn bị của nó[13, 68-69].

Ở bộ luật Hình Thƣ, nhà Lý đã đề ra các điều luật về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội trong đó có nội dung đề cập đến ngƣời phụ nữ.

Về hôn nhân và gia đình chắc chắn là trong xã hội thời Lý tình trạng đa thê và gia trƣởng còn phổ biến. Về mặt pháp luật hôn nhân đa thê vẫn đƣợc pháp luật thừa nhận. Xuất phát từ tƣ tƣởng phân biệt đẳng cấp, pháp luật cấm sự kết hôn giữa gia nô và con gái bách tính. Tuy nhiên luật pháp cũng ngăn cấm những hiện tƣợng không lành mạnh trong xã hội về quan hệ hôn nhân. Những quan hệ bất chính giữa nam và nữ đƣợc pháp luật nghiêm cấm. Tháng 9 năm 1042 nhà Lý quy định: “ kẻ nào đêm vào nhà ngƣời ta gian dâm với vợ cả, vợ lẽ ngƣời ta, cho đánh chết ngay lúc bấy giờ cũng không phải tội‟‟[8, 400].

Ngày Giáp tuất năm1128 ra chiếu Con gái dân không đƣợc bắt chƣớc cách trang sức ở trong cung. Tầng lớp nô tỳ không đƣợc lấy con gái của dân, không đƣợc xăm mình nhƣ cấm quân, ngƣời nào phạm thì bị sung công.

Mùa xuân, tháng giêng dƣới triều vua Thần Tông Hoàng Đế xuống chiếu cho con con gái các quan không đƣợc lấy chồng trƣớc, đợi sau khi chọn sung vào hậu cung ngƣời nào không trúng tuyển mới đƣợc lấy chồng.

Lê Văn Hƣu nói: “ trời sinh ra dân mà đặt Vua để chăn dắt, không phải để cung phụng riêng cho Vua. Lòng cha mẹ ai chả muốn con cái có gia thất, thánh nhân thể lòng ấy còn sợ kẻ sất phu, sất phụ không đƣợc có nơi có chốn‟‟.

Cho nên Kinh Thi tả sự ấy trong thơ “Đào yêu‟‟ và thơ “Siếu Hữu Mai‟‟ để khen việc lấy chồng kịp thì và chê việc lỡ thì vậy. Thần tông xuống chiếu cho con gái các quan phải đợi xong việc tuyển ngƣời vào cung, thế là để cung phụng riêng cho mình, đâu phải là lòng làm cha mẹ của dân[8, 467].

Pháp luật thời Lý mặc dù còn chƣa đầy đủ nhƣng qua các điều luật giành cho phụ nữ ta thấy đƣợc đây là thời kỳ đã tiếp thu và ảnh hƣởng của nho giáo nên phụ nữ không đƣợc coi trọng. Mọi quyền hành nằm trong tay ngƣời chồng, ngƣời cha, ngƣời con. Dù là con gái nhà quan hay con dân thƣờng thì cũng bị ràng buộc bởi lễ giáo phong kiến khắt khe. Phụ nữ sinh ra thuộc sở hữu của đàn ông, không có quyền lợi gì.

Một phần của tài liệu Lý thuyết về vô cơ phân tích và nhận biết các hợp chất vô cơ trong chương trình hoá THPT (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)