Về cơ quan tư pháp

Một phần của tài liệu Học thuyết tam quyền phân lập với việc hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Trang 98)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Về cơ quan tư pháp

Hệ thống các cơ quan tư pháp hiện nay gồm có Toà án nhân dân, Toà án quân sự các cấp, Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp. Tổ chức như vậy là chưa hợp lý do tạo nên sự chồng chéo, trùng lặp giữa các cơ quan truy tố, xét xử dân sự và quân sự; đồng thời, việc dàn trải các kiểm sát viên, các thẩm phán dân sự và quân sự cũng tạo nên sự khan hiếm cán bộ tư pháp. Giải pháp cho vấn đề này là sát nhập Tòa án quân sự vào Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát quân sự vào Viện kiểm sát nhân dân. Các vụ án dân sự cũng như quân sự sẽ được xét xử theo những trình tự khác nhau tùy theo những quy định khác nhau của pháp luật, nhưng đều được tiến hành bởi một cơ quan thống nhất.

Đối với Toà án nhân dân:

Hiến pháp cũng như Luật tổ chức Tòa án nhân dân đều quy định công tác xét xử được tiến hành độc lập, chỉ tuân theo luật; và đây cũng là nhiệm vụ quan trọng nhất của ngành Tòa án để xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền. Nhưng thực tế hiện nay sự độc lập này vẫn chưa cao, cụ thể là vẫn còn hiện tượng thỉnh thị án, duyệt án; chế độ tuyển chọn Thẩm phán là bổ nhiệm nhưng trước đó lại phải qua Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán do Chủ tịch

hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cùng cấp làm Chủ tịch; nhiệm kỳ Thẩm phán chỉ có 5 năm... Những quy định này phần nào đã làm giảm đi tính độc lập của Thẩm phán cũng như của cơ quan xét xử. Từ đó, tôi xin đề ra một số kiến nghị như sau:

Một là: Các Tòa án sơ thẩm không thể tiếp tục phụ thuộc vào lãnh thổ

hành chính như hiện nay, Tòa án cần độc lập với chính quyền địa phương; các Thẩm phán, dù là ở cấp cơ sở cũng cần được do trung ương bổ nhiệm. Như vậy sẽ chỉ có một Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán duy nhất, do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm chủ tịch. Quy định này giúp hệ thống xét xử được độc lập về tổ chức đối với các cơ quan hành chính địa phương; đồng thời tạo ra sự đồng bộ trong đội ngũ Thẩm phán, do chỉ có một mặt bằng đánh giá thống nhất trong cả nước.

Hai là: Các cấp Tòa án hoạt động không phụ thuộc nhau mà chỉ quan

hệ với nhau bằng quan hệ tố tụng: Tòa sơ thẩm bị kháng cáo thì Tòa phúc thẩm xét xử, Tòa phúc thẩm bị kháng cáo thì Tòa giám đốc thẩm xét xử. Quy định này đảm bảo sự phân công, phân nhiệm ngay trong bản thân ngành Tòa án, tăng cường tính độc lập của từng Tòa án, tránh hiện tượng thỉnh thị án, duyệt án.

Ba là: Nên kéo dài nhiệm kỳ của các Thẩm phán từ 5 năm như hiện nay

lên thành 7 năm, với những Thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao có thể kéo dài nhiệm kỳ lên tới 12 năm giống như quy định ở Nga. Bên cạnh đó cũng phải đảm bảo chế độ lương bổng, phụ cấp của các Thẩm phán, để hành pháp không thể lấy đây làm sức ép lên cơ quan xét xử, cũng như không khiến các Thẩm phán vì có cuộc sống khó khăn mà dễ bị mua chuộc.

Bốn là: Phải không ngừng tăng cường hoạt động bồi dưỡng chuyên

thực sự là những con người có đủ cả tài cả đức, đảm bảo giữ vững sự nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo xét xử đúng người đúng tội.

Đối với Viện kiểm sát nhân dân:

Các cơ quan kiểm sát có hai chức năng chính là thực hiện quyền công tố nhà nước và giám sát các hoạt động tư pháp. Nhưng do thực tế hiện nay ở hầu hết các nước trên thế giới đều không có cơ quan nào nắm giữ những chức năng như vậy, nên tôi xin mạnh dạn đưa ra kiến nghị tách Viện kiểm sát nhân dân hiện nay thành hai cơ quan riêng: Viện Công tố thực hiện chức năng công tố nhà nước, nằm dưới sự điều hành, quản lý của Chính phủ; và Uỷ Ban giám sát Tư pháp trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao. Đây cũng là một đòi hỏi của sự phân công, phân nhiệm rõ ràng trong bộ máy nhà nước, nhằm đảm bảo cho sự nghiêm minh của pháp luật, vì lợi ích của nhân dân.

Thực tế hiện nay cho thấy hoạt động điều tra để khởi tố các vụ án hình sự chủ yếu do các cơ quan điều tra của Chính phủ đảm nhiệm: cơ quan điều tra Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ... Bởi vậy, việc tách Điều tra viên và Công tố viên ra thành hai cơ quan độc lập với nhau là hoàn toàn bất hợp lý: Công tố viên sẽ khó nắm bắt tình hình thực tế vụ việc, và Điều tra viên không nhận được chỉ đạo cụ thể để tiến hành tác nghiệp... Bởi vậy, việc thành lập Viện công tố thuộc Chính phủ, thống nhất chỉ đạo các hoạt động điều tra, khởi tố các vụ án hình sự là hoàn toàn hợp lý. Viện công tố vẫn sẽ hoạt động theo chế độ thủ trưởng như Viện kiểm sát nhân dân hiện nay, với Viện trưởng do Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn.

Còn Uỷ Ban giám sát Tư pháp trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao, có thể do chính Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm Chủ nhiệm. Có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các hoạt động trong lĩnh vực tư pháp, từ điều tra, khởi tố tới xét xử. Có thể coi Uỷ Ban này gần giống như Tòa phá án của Pháp: "Tòa này không xét nội dung vụ kiện mà chỉ đảm bảo sự tôn

trọng việc áp dụng luật lệ tố tụng một cách chính xác. Tòa án này có quyền hủy bỏ các bản án xét xử không đúng thủ tục và giao hồ sơ cho một Tòa án cùng cấp để xử lại" [33, tr.212].

Uỷ Ban giám sát Tư pháp này nên hoạt động theo chế độ thủ trưởng. Các thanh tra của Uỷ Ban có thể là các Thẩm phán, các Công tố viên có nhiều kinh nghiệm, được lựa chọn bởi Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán và do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm. Nhiệm kỳ của các thanh tra này có thể là 7 hoặc 12 năm giống nhiệm kỳ của các Thẩm phán.

Tóm lại, hoạt động tư pháp hiện nay cần phải đẩy mạnh hơn nữa tính độc lập của mình; xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp có đủ đức đủ tài, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, thực sự là "Người canh giữ tự do cá nhân, bảo đảm sự tôn trọng nguyên tắc... theo những điều kiện do luật định" [33, tr.212].

Như vậy, có thể thấy sự phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan nhà nước: Quốc hội - nắm quyền lập pháp và giám sát chung, Chủ tịch nước và Chính phủ nắm quyền hành pháp, Tòa án nhân dân nắm quyền tư pháp là một đòi hỏi tất yếu. Đòi hỏi cải cách bộ máy nhà nước hiện nay là củng cố vai trò là cơ quan quyền lực cao nhất của Quốc hội, tăng cường quyền lực cho cơ quan hành pháp, bảo đảm sự độc lập của cơ quan tư pháp; đồng thời, cần mở rộng dân chủ, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trong cả ba lĩnh vực: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Bên cạnh đòi hỏi phải phân công, phân nhiệm một cách rạch ròi thì giữa các nhánh cơ quan vẫn cần có mối liên hệ mật thiết, đảm bảo sự thống nhất của quyền lực nhà nước, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. Điều này được thể hiện qua quyền giám sát của Quốc hội; các cơ quan khác có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội; qua việc hành pháp tham gia bổ nhiệm các chức vụ tư pháp; cũng như tư pháp có quyền xét xử các cá nhân hành pháp.

Sự phân tách các lĩnh vực hoạt động trong sự thống nhất của quyền lực nhà nước là nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền, đảm bảo mọi cơ quan nhà nước đều đứng dưới pháp luật, không nằm ngoài hay nằm trên pháp luật, đảm bảo cho quyền lực do nhân dân ủy thác không thể bị lạm dụng mà dẫn đến tình trạng chuyên quyền, độc tài.

Tiểu kết chƣơng 2

Qua trên ta thấy, từ Hiến pháp 1946 đến Hiến pháp 1992, mặc dù vẫn tuân thủ nguyên tắc “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, song trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta vẫn thể hiện tư tưởng phân quyền ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, sự thể hiện ấy không nhất quán mà có những bước thăng trầm tùy theo từng giai đoạn phát triển của Nhà nước.

Trong Hiến pháp 1946 tư tưởng này thể hiện tương đối rõ qua sự phân chia chức năng, thẩm quyền và mối quan hệ theo hướng kiềm chế, kiểm soát và hợp tác với nhau giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Đến Hiến pháp 1959, do ảnh hưởng của tinh thần tập trung quyền lực vào cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân nên mặc dù vẫn có sự phân chia chức năng, thẩm quyền giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp, song chỉ lập pháp mới có thể kiềm chế, ngăn cản hành pháp và tư pháp hai cơ quan sau không có hình thức nào để ngăn cản lập pháp ngoài việc có thể bắt giam và truy tố đại biểu Quốc hội khi có sự đồng ý của Quốc hội hoặc của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội.

Ở Hiến pháp 1980, sự phân quyền mờ nhạt đến mức gần như bị phủ nhận hoàn toàn vì lập pháp và hành pháp gần như nhập lại với nhau, các chức năng thường trực của lập pháp và nguyên thủ quốc gia nhập làm một, sự kiêm nhiệm nhiều hơn, mức độ độc lập của hành pháp, tư pháp trước lập pháp thấp hơn mà sự phụ thuộc lại cao hơn trước.

Sự thể hiện tư tưởng phân quyền rõ rệt và rộng rãi nhất là hiện tại, trong Hiến pháp 1992. Đó là bước tiến mới trong nhận thức và đánh giá của chúng ta về tư tưởng này theo xu hướng thừa nhận những giá trị dân chủ tiến bộ và nhân đạo của nó cũng như sự tất yếu phải vận dụng nó vào việc tổ chức bộ máy nhà nước. Bằng chứng của điều này không chỉ thể hiện qua các quy

định của Hiến pháp như đã phân tích mà qua cả thực tiễn hoạt động của Nhà nước ta những năm gần đây.

Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà nước ta thì cần phải áp dụng tư tưởng phân quyền một cách rõ rệt hơn và điều đó cũng phù hợp với xu thế chung của thời đại, xu thế phát triển của lịch sử vì khi công việc của nhà nước ngày càng nặng nề, đa dạng và phức tạp thì càng cần có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan và các chức vụ nhà nước. Có vậy nhà nước mới đủ khả năng tổ chức và quản lý một xã hội văn minh, dân chủ, đảm nhiệm được vai trò là nhà hoạch định chiến lược và bảo vệ lợi ích chung, vừa bảo đảm lợi ích của quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa, vừa đủ khả năng cung cấp dịch vụ công đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của cả xã hội.

KẾT LUẬN

Qua nội dung hai chương của luận văn, ta thấy mặc dù còn có những điểm hạn chế song về cơ bản, tư tưởng phân quyền là một trong những tư tưởng dân chủ, tiến bộ và nhân đạo trong lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước, nó ra đời để chống lại sự tập quyền chuyên chế nên hoàn toàn đối lập với tư tưởng đó và có những điểm hợp lý có thể sử dụng để tổ chức một nhà nước dân chủ và khoa học. Nó gắn liền với tư tưởng nhà nước phân quyền vì tất cả các tác giả của nó đều đòi hỏi mọi cơ quan, nhân viên nhà nước và mọi công dân phải tôn trọng và thực hiện các đạo luật do cơ quan lập pháp hợp pháp ban hành. Phân quyền là để bảo đảm cho mọi hoạt động của nhà nước đều dựa trên cơ sở và bị ràng buộc bởi pháp luật, không một tổ chức, cá nhân nào có thể đứng trên hoặc hoàn toàn thoát khỏi sự ràng buộc đó. Vì thế, tư tưởng phân quyền, nhà nước phân quyền và các tư tưởng dân chủ khác là những thành tựu to lớn của tư duy chính trị - pháp lý tiến bộ, trở thành tài sản tinh thần đáng trân trọng và có giá trị phổ biến của cả loài người. Chúng giúp cho các nhà nước dân chủ thực hiện được sứ mệnh của mình là tổ chức và quản lý xã hội theo hướng đạt tới mục tiêu cao cả là vì tự do, hạnh phúc của mọi người dân trong nước và cho cả loài người.

Tư tưởng phân quyền là kết quả tất yếu của sự phát triển tư tưởng chính trị của nhân loại trong quá trình trăn trở để tìm kiếm cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước theo hướng bảo đảm tự do, dân chủ cho công dân. Nó nảy sinh từ thực tiễn tổ chức nhà nước Athenes, La Mã cổ đại rồi được các nhà tư tưởng như Aristote, Locke, Montesquieu khái quát thành nội dung tư tưởng phân quyền về mặt lý thuyết, từ những ý tưởng đơn giản cho đến tương đối hoàn thiện. Sau Montesquieu, Rousseau, Cant và một số học giả khác cũng đề cập đến tư tưởng này nhưng không ai trình bày một cách

đầy đủ, toàn diện và có hệ thống như ông. Vì thế, Montesquieu xứng đáng được coi là tác giả xuất sắc nhất của tư tưởng phân quyền.

Từ phương diện lý thuyết, tư tưởng phân quyền trở lại phục vụ thực tiễn tổ chức nhà nước qua sự áp dụng nó tương đối rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, khi chuyển từ lý thuyết sang phương diện pháp lý và thực tiễn tổ chức nhà nước, do hạn chế của nó là không thể áp dụng một cách triệt để nên sự phân quyền đã có những biến dạng nhất định.

Từ thực tiễn tổ chức nhà nước ta thấy, phân quyền thể hiện ở sự phân chia chức năng, thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước và sự phân chia về mặt tổ chức, con người thực hiện các chức năng, thẩm quyền ấy. Theo đó, chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp được trao cho các cơ quan nhà nước với các nhân viên khác nhau thực hiện. Nhưng tất cả các hoạt động của nhà nước đều do con người thực hiện nhân danh quyền lực nhà nước mà con người vốn ham mê quyền lực, ai có quyền thường cũng muốn níu giữ và không ngừng tăng thêm quyền lực đó nên dế lạm quyền. Vì thế, ngoài sự tự kiềm chế của bản thân mỗi người nắm quyền lực nhà nước thì phải có các “máy hãm” từ bên ngoài là pháp luật, nhân dân, các nhân viên và cơ quan nhà nước khác.

Muốn cho nhà nước hoạt động có hiệu quả và bảo vệ được công dân khỏi sự xâm hại từ phía quyền lực nhà nước thì ngoài sự kiểm tra của các chủ thể khác còn phải xây dựng một cơ chế tự kiểm tra của chính nhà nước, tức là sự kiểm tra lẫn nhau giữa ba nhánh quyền lực và sự tự kiểm tra trong bản thân mỗi nhánh đó. Toàn bộ cơ chế ấy phải được pháp luật hóa, được quy định cụ thể trong pháp luật mà trước hết là Hiến pháp và được thực hiện theo pháp luật. Cũng từ thực tiễn tổ chức nhà nước, ta thấy tư tưởng phân quyền không thể được áp dụng một cách triệt để tức là các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp phải hoàn toàn cô lập, không có mối liên hệ nào với nhau ngoài sự ngăn cản, kiềm chế nhau mà phải có sự biến dạng khi áp dụng. Đó là mặc dù các cơ quan

trên có chức năng, thẩm quyền khác nhau, có thể độc lập với nhau ở một mức

Một phần của tài liệu Học thuyết tam quyền phân lập với việc hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)