7. Kết cấu của luận văn
2.3. Một vài kiến nghị về hoàn thiện tổ chức của Bộ máy Nhà nƣớc
Với những tư tưởng đổi mới trong Hiến pháp 1992 mà tổ chức và hoạt động của nhà nước ta vừa qua đã có bước tiến đáng kể song vẫn còn hạn chế như nhận định của Đảng ta: “Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của nhiều cơ quan còn chồng chéo; cơ chế vận hành và nhiều mối quan hệ còn bất hợp lý” [2].
Để khắc phục được hạn chế trên và thực hiện nghiêm chỉnh Điều 2 Hiến pháp 1992 sửa đổi thì Nhà nước ta phải tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của mình theo hướng tiếp thu và vận dụng tư tưởng phân quyền rõ hơn và mạnh hơn nữa. Có vậy mới có thể thực hiện được sự phân công, phân nhiệm rõ ràng và sự phối kết hợp với nhau song lại kiềm chế, kiểm soát lẫn nhau trong hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Theo tinh thần Hiến pháp 1992 sửa đổi, Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao không chỉ đảm nhiệm tốt các phần việc được phân công mà còn phải tiến tới chỗ tự kiểm tra, chế ngự lẫn nhau và phối kết hợp chặt chẽ với nhau, nhờ đó tạo nên sự thống nhất quyền lực và hiệu quả hoạt động cao của Nhà nước.
Để tìm ra những giải pháp phù hợp cho việc cải cách Nhà nước ta theo hướng “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Điều 2 Hiến pháp 1992 sửa đổi), với mong muốn góp phần vào công cuộc đó, tôi xin nêu lên một số kiến nghị nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta hiện nay.